Thương binh có được hưởng thêm trợ cấp mất sức lao động?
- Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho thương binh và cựu chiến binh tại Việt Nam hiện nay
- Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Ý nghĩa và tác động đối với xã hội Việt Nam hiện đại
- Lãnh đạo Hiệp hội VAIDE đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Thương binh Trường Sơn Tây Nguyên
Bạn đọc hỏi: Tôi là thương binh đồng thời là người mất sức lao động. Trước đây, do chế độ thương binh của tôi có mức hưởng cao hơn chế độ mất sức nên tôi vẫn hưởng chế độ thương binh. Theo quy định mới của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì tôi có được hưởng thêm chế độ mất sức nữa không?
Hoà Nhập trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết trường hợp một người thuộc đồng thời hai đối tượng thương binh và người mất sức lao động:
“Điều 44. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Đối với hồ sơ thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này.
b) Đối với hồ sơ thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động mà không có hồ sơ lưu ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc hồ sơ lưu không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bản sao toàn bộ hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động; kiểm tra đối chiếu, nếu đủ căn cứ thì trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này.
3. Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Trường hợp bản sao hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động không thể hiện rõ tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật thì Sở Lao động – Thương binh và có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.”
Theo quy định nêu trên, pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì có quy định về trường hợp người đang hưởng chế độ mất sức lao động mà thuộc cả đối tượng thương binh chưa được hưởng chế độ thương binh thì nay giải quyết thêm chế độ thương binh.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.