Kỳ lạ nhiều doanh nghiệp “chết yểu” sở hữu nghìn tỷ cổ phiếu VPBank
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thông báo về cuộc chuyển
nhượng quyền sở hữu cổ phiếu của Ngân hàng VPBank ngày 27/3/2018, tổng số cổ phiếu chuyển nhượng này lên tới gần 100 triệu
(99.945.946) cổ phiếu, lớn nhất trong lịch sử giao dịch chuyển nhượng từ khi VPB
chính thức lên sàn tháng 8/2017.
Nếu tính giá 26/03/2018 ở mức 64,300 đồng/CP, giá trị thương vụ này dự kiến đạt trên 6,400 tỷ đồng, được giới chơi chứng khoán đặc biệt quan tâm bởi có quá nhiều uẩn khúc khi tất cả những cái tên thể nhân và pháp nhân tham gia vào thương vụ đều khá xa lạ với thị trường và ngay chính các thông tin mà VPB công khai từ khi chào sàn đến nay.
STT |
Bên chuyển quyền sở hữu |
Bên nhận chuyển quyền sở hữu |
Số lượng cổ phiếu VPB chuyển nhượng |
1 |
Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng |
Đỗ Thị Mai |
47.549.265 |
2 |
Bùi Bích Hạnh |
2.450.735 |
|
3 |
Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên |
Trần Thị Hương |
23.199.527 |
4 |
Đặng Thị Thanh Tâm |
26.746.419 |
|
Tổng cộng |
99.945946 |
Theo thông báo này, Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng (Công ty Quang Đăng) chuyển nhượng cho bà Đỗ Thị Mai 47,54 triệu cổ phần và bà Bùi Bích Hạnh 2,45 triệu cổ phần. Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên (Công ty Lưu Khuyên) chuyển nhượng cho bà Trần Thị Hương 23,2 triệu cổ phần và bà Đặng Thị Thanh Tâm 26,74 triệu cổ phần.
Trước đó, những thông tin về hai cái tên cổ đông lớn sở hữu gần 100 triệu cổ phiếu VPB là công ty Quang Đăng và công ty Lưu Khuyên hoàn toàn "dấu mình". Vậy 2 pháp nhân "bí ẩn" này được thành lập từ khi nào, với sô vốn bao nhiêu là ẩn số vớ nhiều nhà đầu tư.
Qua tìm hiểu được biết, Công ty Quang Đăng có địa chỉ tại phòng
2, tầng 8, tòa nhà Licogi 13, số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, mã số
doanh nghiệp là: 0107929764, thành lập ngày 20/07/2017, có người đại diện pháp luật là bà Đỗ Thị Mai
với 2 thành viên sáng lập với số vốn điều lệ đăng ký là: 500.150.000.000 đồng
và sở hữu như sau:
Cổ đông của Công ty Quang Đăng |
Công ty Lưu Khuyên có mã số doanh nghiệp là: 0107930858, thành lập ngày 21/7/2017 có địa chỉ ở phòng 1 tầng 8, tòa nhà Licogi 13, số 164 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội và chỉ thành lập sau Công ty Quang Đăng 1 ngày, người đại diện pháp luật ban đầu là ông Phạm Huy Trung Hiếu và có 2 thành viên sáng lập, với số vốn điều lệ đăng ký là: 499.598.000.000 đồng với cơ cấu thành viên sáng lập như sau:
Cổ đông của công ty Lưu Khuyên |
Sau đó, ngày 10/8/2017, bà Trần Thị Hương bất ngờ thay thế ông Phạm Huy Trung Hiếu trở thành người đại diện theo pháp luật của Công ty Lưu Khuyên và thay thế ông Hiếu trở thành thành viên góp vốn đúng bằng số vốn mà ông Hiếu đã đăng ký góp vốn trước đó tại Lưu Khuyên.
Cổ đâu sau thay đổi của công ty Lưu Khuyên |
Như vậy, tính đến thời điểm thực hiện giao dịch chuyển nhượng
“khủng” như trên thì cả 2 pháp nhân là Công ty Quang Đăng và Công ty Lưu Khuyên
mới thành lập được trong thời gian khoảng 8 tháng.
Lãi "khủng" nhưng vẫn giải thể
Từ khi VPB niêm yết chính thức (8/8/2017) cho tới cuối tháng 3/2018 khi thương vụ nghìn tỷ diễn ra thì giới đầu tư và dân chơi chứng khoán mới choáng ngợp bởi 2 cái tên công ty Quang Đăng và công ty Lưu Khuyên sự liều lĩnh. Và nhiều nhà đầu tư này cũng đặt ra dấu hỏi lớn, gần 100 triệu cổ phiếu VPB bị Công ty Quang Đăng và Công ty Lưu Khuyên thâu tóm từ khi nào bởi cả 2 pháp nhân này mới thành lập chỉ trong một thời gian quá ngắn, chỉ trước thời điểm VPB chính thức lên sàn 3 tuần lễ.
Xét ở thời điểm tháng 7/2017, Công ty Quang Đăng và Lưu Khuyên chỉ vừa mới được thành lập trước khi mã VPB được VPBank niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vài ngày và trong Bản cáo bạch của VPBank chưa thấy xuất hiện tên 2 cổ đông lớn này.
Vậy, nếu ngay sau ngày VPBank niêm yết ngày 8/8/2017 mà hai đại
gia này có thể kịp giao dịch nắm giữ số cổ phiếu khủng nêu trên với mức giá
chào sàn khoảng 39.000VNĐ, thì giá trị đầu tư của họ sẽ rơi vào khoảng 3.900 tỷ
để mua được gần 100 triệu cổ phiếu, còn nếu mua sau đó thì giá trị còn cao hơn
nhiều.
Trong trường hợp, cả hai công ty này mua được số lượng cổ phiếu trên với giá: 39.000 đồng/CP thì đây vẫn có thể coi là thương vụ kinh doanh kỳ lạ bởi 2 doanh nghiệp này vừa được thành lập, quá non trẻ sao lại có thể dám mạo hiểm mang toàn bộ vốn điều lệ mỗi công ty khoảng 500 tỷ (cả 2 công ty là khoảng gần: 1.000 tỷ) để đầu tư tất tay vào 1 mã chứng khoán VPB và còn kỳ lạ hơn nữa làm cách nào hai công ty này có đủ tài chính khoảng gần 3.000 tỷ để đầu tư cổ phiếu khi doanh nghiệp vừa được thành lập. Phải chăng họ có được niềm tin chắc chắn rằng cổ phiếu VPBank sẽ có lãi lớn trong vòng vài tháng để đầu tư tất tay?
Bí ẩn chưa dừng lại, sau gần 7 tháng sau khi thành lập, cả hai công ty đều đồng loạt ra quyết định giải thể: Công ty Quang Đăng có quyết định của Hội đồng thành viên giải thể từ ngày: 6/2/2018 (đóng mã số thuế vào 2/3/2018) và Công ty Lưu Khuyên cũng có quyết định của Hội đồng thành viên giải thể vào ngày 5/2/2018 (đóng mã số thuế vào 2/3/2018) với cùng lý do: “Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục duy trì hoạt động của Công ty”. Tại sao 2 pháp nhân này kinh doanh lãi lớn tới vậy mà lại giải thể với lý do kỳ lạ như vậy?
Lúc này giới đầu tư mới thực sự hoang mang với nghi vấn Công ty Quang Đăng, Công ty Lưu Khuyên liệu có phải là tấm bình phong hay doanh nghiệp sân sau được chuẩn bị bởi một kịch bản hoàn hảo cho một phi vụ được chuẩn bị trước.
Trên sàn chứng khoán, sau hàng loạt thông tin tích cực về kết quả kinh doanh năm 2017, giá cổ phiếu VPB đã tăng rất mạnh tới 67% so với ngày đầu lên sàn. Đóng cửa phiên 28/3, VPB giao dịch ở mức giá 64.300 đồng/CP. Với thị giá này, 2 công ty nêu trên đã “thu về” khoảng 6.400 tỷ đồng sau thương vụ sang tay “chớp nhoáng” gần 100 triệu cổ phiếu VPB, nếu tính giá mua là 39.000 đồng/CP, thì hai công ty này "đút túi" 2.500 tỷ đồng.
Lộ diện thêm đại gia nghìn tỷ sở hữu VPB
Cuối tháng 3/2018, cổ đông và giới chơi chứng khoán chưa hết choáng váng về thương vụ khủng thì lại xuất một thương vụ nghìn tỷ, mà công ty sở hữu nghìn tỷ cổ phiếu VPB cũng theo kịch bản cũ “chết yểu”.
Căn cứ công văn số 1011/UBCK-PTTT ngày 07/02/2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán VPB, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu hơn 22.7 triệu (22.700.000) cổ phiếu VPB từ Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Trang Thành sang cho một cá nhân là ông Trần Quốc Anh Thuyên.
Giao dịch được thực hiện trong ngày 11/04/2018. Ước tính tại giá đóng cửa cổ phiếu VPB chốt phiên ngày 11/4 là 66,100 đồng/CP, giá trị thương vụ nói trên đạt khoảng 1,500 tỷ đồng.
Được biết, ông Trần Quốc Anh Thuyên là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Trang Thành (Công ty Trang Thành) có địa chỉ tại tầng 16 Daeha Business Centre, số 360 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, thành lập vào 25/07/2017, và đã giải thể và đóng mã số thuế 20/3/2018.
Công ty Trang Thành cũng “chết yểu” như Công ty Quang Đăng và Công ty Lưu Khuyên khiến nhà đầu tư khó hiểu tại sao những công ty này chỉ mới hoạt động thời gian rất ngắn và sau khi chuyển nhượng song cổ phiếu tại VPB là doanh nghiệp lập tức đóng mã số thuế và ngừng hoạt động.
Những điều bí ẩn trong các thương vụ giao dịch VPB khủng khiến nhà
đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi có hay không việc các công ty này được thành lập
với mục đích “làm giá” cho cổ phiếu VPB khi cổ phiếu này chào sàn, bởi cả ba
doanh nghiệp này cùng thành lập và cùng “chết yểu”. Thật kỳ lạ! Bởi ba công ty này được thành lập cùng một thời điểm và "chết yểu" cũng cùng một thời điểm không cách xa nhau là bao.
Việc đóng thuế trong các phi vụ giao dịch "khủng" này ra sao sau khi ba pháp nhân công ty Quang Đăng, công ty Lưu Khuyên, công ty Trang Thành đã giải thể, đóng mã số thuế và vì sao họ phải làm thủ tục giải thể trước khi thực hiện giao dịch số lượng cổ phiếu và giá trị khủng như vậy? Thân thế của những cá nhân xuất hiện trong thương vụ này ra sao?
Hoanhap.vn sẽ tiếp tục thông tin!
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.