Kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ qua lời kể của cựu chiến binh 96 tuổi

2024-03-22 08:59:34 0 Bình luận
Sáng 21/3, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của báo.

Kỷ niệm sâu sắc của người lính Điện Biên Phủ năm xưa

Vào những ngày này 70 năm về trước, bộ đội ta vừa hoàn thành thắng lợi đợt 1 cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vốn được thực dân Pháp và giới quân sự phương Tây coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, với mưu đồ nghiền nát quân đội Việt Minh non trẻ. 

Chỉ trong 5 ngày đầu tiên, chúng ta đã tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, hạ gục đồi Độc Lập, bức hàng Bản Kéo, làm chủ hoàn toàn phân khu phía bắc của tập đoàn cứ điểm. Bộ đội ta bắt đầu đào 100 km chiến hào, tạo nên chiếc thòng lọng siết cổ “con nhím” Điện Biên Phủ.

Trong bầu không khí nhớ về những ngày hào hùng đó, trung tướng Đặng Quân Thụy (96 tuổi), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nguyên cán bộ tác chiến Bộ Tổng tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ, chia sẻ đây là chiến thắng đặc biệt của toàn dân tộc.

Kỷ niệm về chiến thắng Điện Biên Phủ qua lời kể của cựu chiến binh 96 tuổi- Ảnh 2.

Trung tướng Đặng Quân Thụy (ngồi giữa)

Là người vinh dự được tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ở hai đầu đất nước, trung tướng Đặng Quân Thụy có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng có lẽ 56 ngày đêm ở chiến dịch Điện Biên Phủ là dấu ấn sâu sắc nhất.

"Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi trong 56 ngày đêm đó là nhận được lệnh thay đổi thời gian tấn công của Bộ chỉ huy. Chúng ta đã quyết đánh sớm nhưng do tình hình lại thay đổi. Thời điểm đó, tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ không chỉ dùng bộ binh mà là pháo binh nên cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Hàng vạn quân đang chuẩn bị đánh địch nhưng đột ngột dừng lại nên có sự xáo trộn trong tổ chức, bố trí lực lượng. Tuy nhiên, chúng tôi lúc đó có suy nghĩ phải chấp hành mệnh lệnh từ cấp trên, chắc chắn lãnh đạo đã bảo lui lại thì mình phải tin tưởng, chắc có điều gì cần chuẩn bị kỹ hơn", trung tướng Thụy nhớ lại.

Ông Thụy cho biết thêm, khi có lệnh hoãn tấn công, bộ đội ta phải kéo pháo ra, việc này thực sự rất khó khăn vì "đưa pháo vào trận địa đã khó, kéo pháo ra càng khó gấp bội". Khó không chỉ vì đường đi, khó còn vì tư tưởng.

"Đường đi của pháo không phải là đường đi của một người mà là cả đoàn quân, lần đầu tiên ta đưa pháo vào sát trận địa nhưng lại đưa ra nên rất phức tạp. Ngoài ra, đường đi cũng không bằng phẳng, là đường mòn do quân ta tự làm ra, pháo rất dễ bị lật. Trên đường cũng không có đèn điện, chúng ta đi bằng đèn của ô tô nhưng nhiều khi không được bật đèn pha, thậm chí tắt đèn vì dễ bị địch phát hiện", trung tướng Thụy nói và cho biết vấn đề tư tưởng cũng được giải quyết ngay sau đó.

Câu chuyện thay đổi thời gian nổ súng tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ mà trung tướng Đặng Quân Thụy kể cũng nằm trong hồi ức cố đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Ngày hôm đó (tức ngày 26.1.1954), tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình, đó là quyết định thay đổi phương châm tác chiến: từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc".

Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của Báo Nhân Dân

Tham dự sự kiện có Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, cùng hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu; đại diện các đơn vị quân đội, các cơ quan thông tấn, báo chí…

Sự kiện còn có sự hiện diện của hai nhân chứng lịch sử: Trung tướng Đặng Quân Thụy, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ tác chiến Bộ Tổng tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ và Thiếu tướng Nguyễn Tụ, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ Phòng Quân y Đại đoàn 316, đại đoàn đánh vào cánh phía đông đồi A1. Đây là hai trong ba vị tướng từng là chiến sĩ Điện Biên năm xưa còn lại hiện nay.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu về Chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: Báo Nhân Dân

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cho biết, đây là một đợt thông tin quy mô, toàn diện, phong phú nhất và kéo dài nhất trên báo chí cho tới thời điểm hiện nay do những người làm báo Đảng thực hiện về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau nhiều tháng chuẩn bị công phu, bắt đầu từ ngày 13/3/2024, Báo Nhân Dân triển khai chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ (tại địa chỉ https://dienbienphu.nhandan.vn) với những cách làm đặc biệt trong đó điểm nhấn quan trọng là Nhật ký diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày đêm, từ trận mở màn 13/3/1954 đến ngày kết thúc thắng lợi 7/5/1954.

Nhật ký bao gồm tất cả các diễn biến từng ngày tại mặt trận Điện Biên Phủ và trên các mặt trận, địa phương khác trong cả nước liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ; cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và dư luận quốc tế về trận chiến ở Điện Biên Phủ.

Cùng với Nhật ký diễn tiến chiến dịch, phần Thông tin toàn cảnh bao gồm các chuyên mục: Tư liệu, dư luận quốc tế, Điện Biên hôm nay, hỏi đáp về chiến dịch Điện Biên Phủ, multimedia đăng tải các đoạn phim truyền hình với nhiều hình ảnh quý do Truyền hình Nhân Dân thực hiện. 

Đến thời điểm hiện tại, đã có hàng trăm bài viết của các chuyên gia được đăng tải trên chuyên trang đặc biệt này, cách trình bày nội dung rất sáng tạo và cao cấp, mang lại trải nghiệm độc đáo cho người xem.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao quà lưu niệm tặng Trung tướng Đặng Quân Thụy, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ tác chiến Bộ Tổng tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ và Thiếu tướng Nguyễn Tụ, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ Phòng Quân y Đại đoàn 316.

Ông Lê Quốc Minh cũng cho biết, thời gian tới đây, phần Diễn tiến chiến dịch sẽ tiếp tục được bổ sung các phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Nga với hy vọng đưa những thông tin chính thống về Chiến thắng Điện Biên Phủ đến với bạn bè quốc tế, nhất là độc giả trẻ.

Song song với Nhân Dân điện tử, trên các ấn phẩm Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Thời nay, Truyền hình Nhân Dân sẽ có các tuyến bài phóng sự, bình luận, tin tức, phân tích, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử, giới thiệu bài viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật về Điện Biên Phủ xưa và nay với cách thể hiện tổng quan rất mới và đặc biệt thú vị.

Đánh giá đây là sáng kiến đột phá trong công tác tuyên truyền, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới đây, Báo Nhân Dân sẽ có nhiều bài viết sinh động, phong phú về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm về trước; từ đó giúp đồng bào, cán bộ chiến sĩ, bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về ý chí, khát vọng của nhân dân Việt Nam; góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, với quân đội; xây đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Còn theo Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu trang 56 ngày đêm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là sự kiện giúp nhân dân cả nước và thế giới hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm về trước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...