Lệ Thanh vững “phên giậu”, ấm biên cương

2023-01-19 11:40:34 0 Bình luận
Chiều cuối năm, trên vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia, giữa nhà rông làng Mook Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, già làng Siu Deo nắm chặt tay thượng tá Bùi Quốc Chính, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lệ Thanh, nói: “Nhà mình nuôi được con heo, để dành được ghè rượu ngon, nhất định Tết này bộ đội phải về chung vui với làng mình đấy”.

Gần dân, sát dân, lo cho dân

Đồn Biên phòng Quốc tế Lệ Thanh đứng chân trên địa bàn xã biên giới xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc 16,2 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, cán bộ, chiến sĩ nơi đây đã vượt lên gian khó với tình yêu biên giới thiêng liêng.

Thượng tá Nguyễn Đức Hùng, Chính trị viên Đồn Lệ Thanh tâm sự: “Với phương châm xuyên suốt “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới, cán bộ, chiến sĩ còn có nhiệm vụ chính trị rất cơ bản là chăm lo, giúp nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số”. Đặc biệt, Ia Dom là xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với với 2.213 hộ dân, trong đó, dân tộc Jrai, Ba Na chiếm gần 40%. Đời sống của bà con tuy đã có tiến bộ song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, ý thức tự vươn lên dựng xây cuộc sống mới còn hạn chế, phương thức canh tác sản xuất còn xưa cũ là những vấn đề được cán bộ, chiến sĩ đưa vào chương trình trọng tâm, xuyên suốt giúp dân trong nhiều năm qua.

Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (ảnh Đức Thụy).

Thượng úy Rơ Châm Tuynh, Đội trưởng Đội vận động quần chúng dẫn chúng tôi đến thăm cháu Trần Đại Vỹ, đây là một trong hai trường hợp được đồn nhận làm con nuôi mới thật sự thấu hiểu được tình cảm đặc biệt của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lệ Thanh dành cho “đứa con đặc biệt” của đồn.

Đầu năm 2018, đồn nhận cháu Vỹ làm con nuôi. Từ một cậu bé hơn 10 tuổi nhút nhát, khó gần, mặc cảm, giờ cháu đã trở thành cậu trai rắn rỏi, hay nói, hay cười, chăm học, vâng lời các chú bộ đội. Cơ duyên gắn kết Vỹ với đồn đến từ những lần anh em chiến sĩ đi tuần tra địa bàn. Khi ấy, đang học lớp 3 thì cha mẹ ly hôn, mẹ đi lấy chồng mới nơi xa. Cậu bé Vỹ ở với bà ngoại nhưng bà của cháu là hộ rất nghèo. Vì vậy, anh em đưa Vỹ về đồn với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ cháu thêm vững bước trong cuộc sống. Hôm chúng tôi đến thăm, bà ngoại của Trần Đại Vỹ cứ ôm riết lấy cháu và nắm chặt tay thượng úy Tuynh, thượng tá Hùng, bà khóc thành tiếng: “Gia đình ghi ơn bộ đội”. Còn cháu Vỹ cũng ôm chặt lấy bà ngoại rơm rớm nước mắt: “Con biết ơn các bố bộ đội nhiều lắm”. Hiện nay, cháu được bố trí một phòng riêng tại Tổ công tác địa bàn, nuôi cháu ăn, sinh hoạt với bộ đội, cung cấp các nhu cầu thiết yếu bảo đảm sinh hoạt, học tập.

Tại các làng Bi, làng Mook Treel, làng Mook Đen… ngoài bà con dân tộc bản địa người Jrai còn có bà con từ các miền quê phía Bắc vào định cư trên vùng biên giới này. Thời gian đầu, gần 90% là hộ nghèo. Nhà cửa, đường sá đi lại tại khu vực này rất khó khăn, giao thông chia cắt. Được sự quan tâm của chính quyền, nhất là sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Lệ Thanh, đời sống người dân từng bước ổn định. Ông Rơ Châm Phiê, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom tâm sự: “Được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng giúp đỡ làm ăn kinh tế, cải tạo vườn tạp, chăn nuôi gia súc, tăng gia sản xuất, cuộc sống của bà con trong xã đã khá hơn trước rất nhiều, chỉ có bộ đội biên phòng mới có “cái bụng” tốt như vậy thôi”.

Theo thượng tá Bùi Quốc Chính, thấu hiểu những vất vả, thiếu thốn của bà con, cán bộ, chiến sĩ Đồn Lệ Thanh thực hiện tốt phương châm “Ba bám, bốn cùng”, phân công Tổ công tác vận động quần chúng, Đội Trinh sát, Đội Phòng chống ma túy và tội phạm thường xuyên trực tại địa bàn thôn, đến từng hộ dân để vận động, hướng dẫn, giúp đỡ bà con mọi việc. Từ dựng nhà, sửa nhà, thu hoạch lúa, mì, cà phê, cải tạo vườn tạp đến trồng rau, hỗ trợ chăn nuôi bò, gà, phát dọn cỏ điều, làm tường rào, dọn vệ sinh môi trường…đều được cán bộ, chiến sĩ tận tình, giúp dân chu đáo, hiệu quả.

Đảng ủy, Ban Chỉ huy đơn vị chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu tình hình thực tiễn để cụ thể hóa bằng những mô hình, việc làm phù hợp giúp dân. Ngoài 2 chương trình được triển khai gồm: “Mái ấm cho đồng bào nơi biên giới”, “Bò giống cho người nghèo”, đơn vị đã triển khai một số mô hình như: “Bếp ăn tình thương”, “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”, “Quân dân y kết hợp” góp phần chung sức cùng địa phương trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình “Bếp ăn tình thương” được triển khai từ năm 2012 đến nay được ghi nhận, đánh giá cao. Từ nguồn đóng góp tự nguyện của cán bộ, chiến sỹ, đơn vị đã hỗ trợ bữa ăn miễn phí hằng ngày cho 14 -16 học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều dấu ấn, công trình do bàn tay người lính biên phòng thực hiện càng tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Xây chắc “thế trận lòng dân”

Thượng tá Nguyễn Đức Hùng, Chính trị viên Đồn Lệ Thanh tâm sự: “Người dân chính là thành lũy vững chắc nhất. Vì vậy, cán bộ, chiến sỹ biên phòng phải phát huy sức mạnh Nhân dân, xây dựng cho được “thế trận lòng dân” vững chắc. Muốn làm được điều đó, đơn vị luôn xác định phải sát dân, gần dân và phải có thật nhiều việc làm hiệu quả giúp dân”. 

Đồn duy trì đội công tác thường xuyên đến từng nhà dân vận động với phương châm 3 bám, 4 cùng là: “Bám dân, bám địa bàn, bám chủ trương; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc thiểu số”. Có những thôn xa đồn hàng chục cây số, anh em đi xe máy băng rừng, lội suối nhưng tuần nào cũng vậy, tổ công tác không khi nào vắng mặt. Kết quả đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong lao động sản xuất, chấp hành quy chế biên giới, luôn tin tưởng và cùng làm theo bộ đội biên phòng.

Lãnh đạo Đồn Biên phòng Lệ Thanh tặng quà cho người dân đón Xuân Quý Mão.

Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom Nguyễn Thị Khánh Hòa cho biết, cán bộ, chiến sĩ Đồn Lệ Thanh luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình địa bàn và tích cực tham mưu cho địa phương kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đơn vị còn thực hiện tốt chính sách đối với quân nhân là con em dân tộc thiểu số. Hàng năm, xã có 18 - 25 thanh niên con em các dân tộc nhập ngũ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Được giáo dục, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, một số đồng chí được tạo nguồn, phát triển Đảng trong thời gian tại ngũ và trở thành những hạt nhân nòng cốt trong các phong trào, hoạt động khi xuất ngũ trở về địa phương.  ​

Đại tá Trần Tiến Hải, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai cho biết, do làm tốt công tác dân vận, người dân trên địa bàn biên giới hăng hái, tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên, tổ tự quản an ninh trật tự thôn làng và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Khi được người dân tiếp sức, giúp đỡ, ủng hộ, mọi việc sẽ thuận lợi, thành công.

Đêm cuối năm. Trong men rượu cần nơi biên giới, Chủ tịch UBND xã Ia Dom Rơ Châm Tiu vít cần rượu thật sâu mời chúng tôi cùng uống. Xong, ông nắm chặt lấy tay Đồn trưởng Chính, Chính trị viên Hùng, nói: “Cán bộ à, người dân Ia Dom với bộ đội biên phòng như anh em một nhà thôi, “cái bụng” của bộ đội tốt lắm, luôn mang lại niềm vui cho dân làng mình đó”.

Xuân Quý Mão đã về. Những người lính Đồn Biên phòng Lệ Thanh vẫn âm thầm thả bước tuần tra, lặng lẽ mang niềm vui, cuộc sống mới đến với buôn làng. Đi dọc đường biên, ca từ quen thuộc bài hát “Chiều biên giới” vọng vào vách núi: “Chiều biên giới em ơi, có nơi nào xanh hơn, như đầu sông đầu suối, như đầu mây đầu gió, như tình yêu đôi ta…” như dệt nên bức tranh xuân tươi đẹp, những mùa xuân đẹp nhất, mùa xuân của hạnh phúc, ấm no./.     

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13
Đang tải...