Những mỹ phẩm "kinh điển" của phụ nữ Việt trong thập niên 80-90

2016-03-13 19:40:43 0 Bình luận
Với phụ nữ ngày nay, thật đơn giản để mua mỹ phẩm tại bất cứ siêu thị hay cửa hàng nào. Tuy nhiên, vài chục năm trước, việc làm đẹp không dễ dàng như vậy.
Những mỹ nhân Sài Gòn xưa.

Thế giới mỹ phẩm thập niên 80-90 của thế kỷ trước vô cùng khiêm tốn và các món đồ làm đẹp “kinh điển” thời kỳ đó đã trở thành kỷ niệm không thể nào quên với nhiều người.

Xà bông Cô Ba


Sản phẩm này gắn liền với tên tuổi doanh nhân Trương Văn Bền. Ông là người sáng lập thương hiệu mỹ phẩm thuần Việt đầu tiên vào năm 1932 khi thị trường và công nghệ sản xuất đều do Pháp nắm giữ. 

Hình ảnh “Cô Ba” chính là người vợ mà ông thương yêu hết mực với nét đẹp cổ điển của phụ nữ Việt: tóc đen dài búi cao, khuôn mặt phúc hậu, chuỗi vòng nổi bật trên nền áo dài truyền thống.


Cho đến những năm 1990, xà bông Cô Ba vẫn chiếm lĩnh thị trường xà bông trên mọi miền đất nước. Trải qua không ít thăng trầm, ngày nay, những bánh xà bông thơm với màu xanh ngọc giản dị đã không còn được ưa chuộng như xưa. 

Tuy nhiên, với nhiều người Việt Nam, đây vẫn là sản phẩm gợi nhắc những hoài niệm xưa cũ.

Son gió


Thời bao cấp, các sản phẩm trang điểm không phong phú như bây giờ. Điển hình là son, các cô gái chỉ có một lựa phổ biến nhất là son gió từ Thái Lan hoặc Trung Quốc với vỏ nhựa màu cam hoặc xanh lá lẫn sọc đen. 

Đúng như tên gọi, sản phẩm phải tiếp xúc với gió mới lên màu. Các cô gái dùng chúng để thoa lên môi và kết hợp làm má hồng.

Nhược điểm của son gió là không thể điều chỉnh được độ đậm nhạt vì chúng không có màu ngay khi thoa. Chính vì thế, việc lỡ tay tô son quá đà đã khiến không ít cô gái lâm vào cảnh dở khóc, dở cười. 


Hiện nay, son gió vẫn được ưa chuộng nhưng bao bì, thiết kế đã hiện đại hơn xưa nhờ sự góp mặt của các thương hiệu từ Mỹ, Hàn Quốc.

Kem sâm


Nếu như son chỉ có một loại thì kem nền cũng không hơn. Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, phụ nữ thường trang điểm bằng sản phẩm nền duy nhất là kem sâm. 

Loại kem này mang lại làn da trắng mịn tức thời và hiệu ứng ráo mịn suốt nhiều giờ liền nên người dùng có thể thoa mà không cần đến phấn phủ. 

Dù có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng kem sâm có điểm chung là chất kem đặc màu vàng nhạt, đựng trong hộp nhựa cứng bằng lòng bàn tay.

Một số phụ nữ còn dùng chúng như kem dưỡng ban ngày, có thể coi kem sâm là “BB cream thời bao cấp”. Hiện nay, sản phẩm này được bán với giá chỉ vài ngàn đồng và vẫn được nhiều người yêu thích.

Phấn Bông lúa, Con én


Cũng có xuất xứ Thái Lan, Trung Quốc, đây là hai loại phấn phủ mà phái đẹp những năm 70, 80 ước ao sở hữu. Phấn Bông lúa có vỏ nhựa nắp xoay màu trắng với họa tiết in nổi màu vàng. Trong khi đó, bao bì của phấn Con én cao cấp hơn một chút với hộp có nắp gập màu đỏ đun khá chắc chắn và gương soi bên trong.

Các sản phẩm phấn phủ này đặc biệt bám rất lâu nếu kết hợp cùng kem sâm. Tuy nhiên, do tông màu hạn chế nên chúng khiến gương mặt người dùng trắng hơn hẳn da thật. 

Hiện nay, bạn vẫn có thể tìm mua phấn Bông lúa, phấn Con én với giá khoảng 20.000-25.000VND dù chúng không còn phổ biến trên thị trường.

Sáp nẻ Nga


Cách đây vài chục năm, dưỡng da là khái niệm vô cùng xa lạ. Không có sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt, tinh chất…, phụ nữ lúc đó chỉ sử dụng loại sáp đặc đựng trong hộp thiếc của Nga để chữa nẻ vào mùa Đông khô hanh. Đây được xem là món quà vô cùng quý giá, thậm chí phải nhờ những người Việt học tập, làm việc tại Nga mua giúp./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Bộ đội biên phòng Quảng Bình đang bám sát các địa bàn phòng, chống bão lũ

Bộ đội biên phòng tỉnh luôn chú trọng triển khai hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Với tinh thần người lính mang quân hàm xanh đồng hành cùng nhân dân vượt qua những thời điểm nguy nan nhất, điểm tựa vững chắc của đồng bào trong thiên tai.
2024-09-21 10:00:00
Đang tải...