Những người thầy áo lính dạy chữ cho trẻ em nghèo biên giới

2023-11-19 06:05:00 0 Bình luận
Điểm trường tiểu học Tuyên Bình, nơi có một lớp học tình thương do cán bộ,  Đồn Biên phòng (ĐBP) Tuyên Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An)  đang trực tiếp phụ trách đứng lớp giảng dạy.

Ảnh: Minh Luận

Hơn 10 năm qua, tiếng ê a tập đọc của các em nhỏ tại lớp học tình thương nơi đây lại vang lên từ 18 giờ đến 20 giờ mỗi ngày. Nhìn những gương mặt rám nắng của các em, có thể thấy rõ sự khó khăn trong cuộc sống. Đa số các em tại lớp học tình thương đều là con em của các gia đình gốc Việt, di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống. Không giấy tờ, không nhà cửa ruộng vườn, không nghề nghiệp ổn định và cùng chung một số phận, một hoàn cảnh nghèo khó, thiếu trước hụt sau. Cũng vì lẽ đó mà con đường đến trường tìm con chữ của bọn trẻ nơi đây trở nên khó khăn, xa vời.

Thấu hiểu được hoàn cảnh các em, Đồn Biên phòng Tuyên Bình đã tham mưu với Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập lớp học tình thương như ngày hôm nay. Và từ đây, những người thầy giáo “quân hàm xanh” nơi đây đã bén duyên với công việc “gieo con chữ” trên vùng biên giới còn nhiều khó khăn này.

Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh trên lớp 

Trước khi đến lớp học tình thương, chúng tôi được dịp theo chân “Thầy” Nguyễn Đình Thông – Đại úy, Đội trưởng vận động quần chúng, đồn Biên phòng Tuyên Bình đến thăm hỏi, tiếp xúc với gia đình em Võ Thị My, là học sinh lớp học tình thương, đang sinh sống tại khu dân cư thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Ảnh: Minh Luận

Đây là nơi gia đình em My cũng như nhiều hộ gia đình khác từ biển Hồ bên Campuchia di cư tự do về đây sinh sống. Không giấy tờ, không nhà cửa, ruộng vườn, không nghề nghiệp ổn định. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các gia đình đã được hỗ trợ nơi ở tại khu dân cư này. Hàng ngày, việc mưu sinh của các gia đình nơi đây chủ yếu là thả lưới đánh cá ven các con kênh, rạch, đan lát lục bình, làm thuê, hay bán vé số dạo... Hầu như tất cả mọi việc bằng sức lao động chân tay, họ đều có thể làm để trang trải cho cuộc sống tạm ngày qua ngày.

Niềm nở đón chúng tôi trong căn nhà mái lợp tôn, gác lại việc bếp núc chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình, chị Cao Thị Phước, mẹ bé My niềm nở: Thấy thầy của bé và các chú đến nhà chơi, nhà không gì tiếp đãi thiệt ngại quá. Chúng tôi trò chuyện với gia đình, thăm hỏi đôi lời. Được biết, chị hiện đang bị bệnh tim, phải ở nhà, không thể làm việc nặng, chồng chị không nghề nghiệp, ai thuê gì làm nấy. Gia đình có 6 người con, My là con út trong gia đình, hoàn cảnh khó khăn, chật vật luôn bủa vây.

Cách đó vài căn nhà là gia đình chị Ngô Thị Ánh, chị có 2 con là em Nguyễn Văn Tư và em Nguyễn Văn Sáng hiện đang theo học tại lớp học tình thương, hàng ngày cả 2 vợ chồng chị bơi ghe dọc theo các các sông, kênh rạch để cắt lục bình, kiếm tiền trang trải cuộc sống, nuôi gia đình. Với chị, các con được đi học để biết cái chữ là niềm mơ ước, chị chia sẻ: Từ khi về đây sinh sống, đã được các chú bộ đội đến tuyên truyền, vận động cho con em đi học để biết cái chữ cái nghĩa, sau này lớn lên ra đời làm việc để không bị thua thiệt với người ta, bản thân nhận thấy việc biết chữ rất quan trọng. Cảm ơn các chú rất nhiều vì đã dạy cho con em cái chữ, còn tặng nhiều đồ dùng học tập cho các cháu.

Các gia đình người gốc Việt di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống nơi đây, tất cả họ đều có chung một hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó, cha mẹ phải lo cơm áo gạo tiền hàng ngày nuôi sống gia đình, đa số ở họ đều không biết chữ. Trải qua sự nghèo khó, hơn nửa đời người mưu sinh vất vả khi không biết chữ, được sự tuyên truyền của cán bộ đồn Biên phòng Tuyên Bình, họ thấu hiểu hơn ai hết cái chữ cái nghĩa nó quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, với bọn trẻ.

Trở lại lớp học tình thương, thấy chúng tôi, bọn trẻ nhanh nhẹn khoanh tay: “Con chào Thầy, chào chú ạ”. Chúng tôi đứng phía cuối lớp học, bên ngoài, không gian yên ắng của một vùng quê biên giới bao trùm, dường như nhường chỗ cho tiếng đánh vần ê a của bọn trẻ, tiếng gõ bảng hướng dẫn phát âm của người thầy mặc áo lính trên bục. Thoáng chốc, người thầy ấy lại xuống cầm tay bọn trẻ nắn nót viết từng con chữ.

Trò chuyện với chúng tôi khi vừa kết thúc tiết dạy, “Thầy” Nguyễn Đình Thông lau vội giọt mồ hôi trên trán, chia sẻ: Thời gian không giảng dạy ở lớp, chúng em thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, cùng với đồng chí đồng đội tuần tra kiểm soát, bảo vệ biên giới. Khi đến thời gian đứng lớp, chúng em luôn đảm bảo duy trì xuyên suốt các buổi học của bọn trẻ.

Khi được hỏi về sự khó khăn khi phải vừa thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, vừa duy trì lớp học tình thương, dạy chữ cho các em, “thầy” Nguyễn Đình Thông nhìn chúng tôi nở nụ cười tươi, nhẹ nhàng: Nhìn thấy hoàn cảnh các em như vậy, thấy các em biết đọc biết viết từng ngày, không gì là hạnh phúc bằng. Không chỉ riêng bản thân, mà tất cả ai trong trường hợp như mình đều sẽ muốn “gieo con chữ” cho các em. Chỉ mong sao chúng tôi có thể dạy kiến thức và các kỹ năng sống cho các em được nhiều hơn nữa, để các em được như bao bạn bè cùng trang lứa.

Lớp học tình thương nơi đây được đồn Biên phòng Tuyên Bình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An quản lý, cắt cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đứng lớp giảng dạy từ năm 2013. Hiện có 4 thầy giáo “quân hàm xanh” tham gia giảng dạy cho 2 lớp với 36 em học sinh, các em được học 2 môn chính là Tiếng Việt và Toán theo kiến thức chương trình chính quy từ lớp 1 đến lớp 5.

Bên cạnh đó, thời gian qua, đơn vị cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đã thường xuyên thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ, động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Nhiều chương trình được tổ chức vào các dịp lễ, tết, mang đến cho các em học sinh lớp học tình thương nơi đây nhiều phần quà nhằm tạo niềm vui, động lực học tập cho các em, chia sẻ phần nào việc học của các em với các gia đình.

Chia tay “Thầy” Nguyễn Đình Thông khi kết thúc buổi học. Đêm trăng tròn mùa thu, gió mát vờn nhẹ lao xao trên những tán cây dọc hai bên đường biên giới, nụ cười nhẹ nhàng của người thầy giáo “quân hàm xanh” ấy đan xen với hình ảnh lớp học tình thương hiện rõ trong tâm trí chúng tôi. Cảm ơn các anh, những người chiến sĩ “quân hàm xanh” với những đôi chân không mỏi, cảm ơn vì những điều tốt đẹp mà các anh đã mang lại, ngày mang súng và đêm cầm phấn, gieo tâm mình trên những trang vở các em.                                                                                          

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...