Ông Sáu Dân trăn trở lo cho đất nước

2022-11-18 15:13:52 0 Bình luận
Cuối tháng 11 này, kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - mà nhiều người vẫn quen gọi với cái tên thân tình là Ông Sáu Dân – sẽ được tổ chức tại huyện Vũng Liêm quê ông tỉnh Vĩnh Long.

Nhân dân tỉnh An Giang luôn ghi nhớ công ơ của Ông Sáu Dân nên đã lập bàn thờ cúng giỗ Ông hàng năm

Đây là nơi ông có nhiều tình cảm sâu đậm suốt hai thời kì kháng chiến tại miền Tây Nam Bộ, như lời tự sự của ông: “Từ năm lên 7 – 8 tuổi, tôi đã theo cha nuôi đi gặt mướn cho các điền chủ vùng Nam sông Hậu. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi có nhiều năm hoạt động ở đây…”. Thật không kể hết sự đóng góp của người dân đồng bằng qua các thời kì. Trong chiến tranh, ở xa Trung ương, từ con người cho đến cơ sở hậu cần đều phải lo tại chỗ, có lúc còn phải xoay xở, chi viện cho cả miền Đông. Sau ngày đất nước thống nhất, khi kinh tế đã đi xuống đến tận cùng do cơ chế thì Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lo cái ăn cho cả nước. Đến thời kì Đổi mới, nơi đây còn làm ra gạo xuất khẩu dù năm nào một số tỉnh đầu nguồn cũng chịu cảnh ngập lụt.

Thế nhưng trăn trở của ông là miền Tây Nam Bộ vẫn chưa được đầu tư tương xứng với những gì đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Đường sá đi lại khó khăn, học sinh vùng xa đi học vất vả, đau yếu thì thuốc thang, đi bệnh viện là cả vấn đề. Đó là những gì tận mắt chứng kiến mà ông nói là sau khi từ giả các chức vụ, ông muốn đi sâu vào những việc trong cương vị trước đây mình không đủ thời gian để làm. Tất nhiên đó không phải là suy nghĩ xuất phát từ những gắn bó riêng với người dân ở ĐBSCL, cũng không chỉ đơn thuần là một câu chuyện ơn nghĩa đạo lí mà là một bài toán kinh tế cần xem xét ở mức độ cả nước vì 13 tỉnh, thành đồng bằng miền Tây Nam Bộ với dân số gần 18 triệu người đã gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế xưa nay.

Qua những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, chúng ta thấy rằng ĐBSCL có bốn cái nhất, đó là: (1) Lương thực kể cả xuất khẩu gạo lớn nhất; (2) Thủy hải sản có diện tích nuôi trồng khai thác cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu lớn nhất; (3) Vườn cây ăn trái, đủ cả bốn mùa lớn nhất; (4) Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp đa dạng, có khả năng đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn lớn nhất.

Thế nhưng điểm yếu là hạ tầng kinh tế - xã hội và đào tạo nguồn nhân lực thấp nhất. Đó không chỉ là những gì Ông Sáu Dân nhìn thấy mà các cơ quan xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể đều nắm vững, nhưng nhìn chung vẫn rất chậm có kế hoạch triển khai nhằm khắc phục tình trạng này. Tất nhiên có nhiều cách lí giải cho sự chậm trễ này, từ cách xác định những công trình ưu tiên và hiệu quả đến có quá nhiều ngành và địa phương đang khát vốn đầu tư. Cũng may và thật đáng mừng là nhiều công trình về hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng kế hoạch từ thời ông Kiệt điều hành Chính phủ, gần đây đã được đầu tư thực hiện dù có phần chậm trễ.

Nhìn về tương lai phát triển ĐBSCL, có lần ông Võ Văn Kiệt đã nêu ra một số vấn đề mà theo ông cần có 3 khâu tập trung đột phá:

Một là, phát triển toàn bộ hệ thống giao thông ĐBSCL, mà tập trung chủ yếu là đường bộ. Đây là một điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội và rút ngắn khoảng cách vùng này với trung tâm lớn TP Hồ Chí Minh. Phải làm sao từ thành phố này đến Cần Thơ không quá 2 tiếng đồng hồ, từ Cần Thơ đến Cà Mau không quá 2 tiếng và ngược lại.

Hai là, một hệ thống thủy lợi an toàn cho sản xuất và đời sống của hơn 17 triệu dân đồng bằng.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực ngang tầm với yêu cầu phát triển của ĐBSCL.

Tất cả đến nay vẫn còn là ước mơ mà chỉ có thể làm được nếu có kế hoạch đầu tư thỏa đáng và đầu tư bù lại cho những năm trước đây. Ngoài ra, việc huy động mọi nguồn lực tự thân của đồng bằng và với cơ chế thích hợp của vùng kinh tế trọng điểm thì trong khoảng thời gian không xa sẽ đưa miền Tây Nam Bộ phát triển bền vững.

Có người ví von ngày nay nông dân Nam Bộ đã có thể thỏa mãn với ước mơ được ngồi trên những chiếc máy bay tân tiến, ngắm nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay qua việc đầu tư quy hoạch các sân bay trong vùng và phân bổ đều trong khu vực, dưới tầm mắt mình là những chiếc cần hiện đại, những xa lộ thẳng tấp. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn cả là người dân miền Tây Nam Bộ vẫn còn nghèo, nhất là ở các vùng nông thôn. Theo Wikipedia, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này thuộc loại thấp nhất cả nước với mức 54 triệu đồng trong khi cả nước là 64 triệu đồng/người/năm. Đây cũng là một trong những nỗi trăn trở của Ông Sáu Dân cho đến ngày Ông từ giã chúng ta.    

 Tượng đài cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Những mốc son và đóng góp của cố Thủ tướng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những quyết sách quyết liệt và táo bạo như: thi công đường điện cao thế Bắc Nam 500KV, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy lọc dầu Dung Quốc, đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, chương trình khai thác Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...

Đặc biệt, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có công đóng góp quan trọng trong công cuộc khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên, biến vùng đất phèn, hoang hóa thành vựa lúa chính của vùng ĐBSCL với sản lượng 5 triệu tấn/năm. Năm 1997, ông đã phát lệnh xây dựng công trình kênh T5 dài 37km, nằm trên địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, là nơi khởi đầu công trình thoát lũ ra biển Tây, đánh thức tiềm năng vùng Tứ giác Long Xuyên. Tại kỳ họp thứ 14 năm 2009, HĐND tỉnh An Giang đã chính thức đặt kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt. Công viên mang tên ông được xây dựng ngay đầu kênh với tượng đài, văn bia ghi lại công lao để các thế hệ tri ân, tưởng nhớ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...