Phá dỡ công trình sai phạm: Mối nguy rình rập tại các đô thị

2016-03-29 14:39:37 0 Bình luận
Việc tháo dỡ, cắt ngọn công trình sai phạm tại các khu đô thị không đơn giản là chỉ dùng phương tiện khoan cắt đơn thuần mà đòi hỏi phải có những phương án tháo dỡ hết sức khắt khe.


Công trình phá dỡ nằm sát nhà dân đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, mức độ an toàn của các hộ dân.

Vụ phá dỡ gây sập cả toà nhà cao 5 tầng tại khu tập thể thuộc Nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 1998 khiến cho 6 người thiệt mạng đã cho thấy nhiều bài học đắt giá, Tuy nhiên, tại các đô thị lớn hiện nay, việc phá dỡ các công trình sai phạm vẫn diễn ra một cách tự phát, thậm chí không có phương án tháo dỡ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như đời sống nhiều hộ dân xung quanh.

Lời cảnh báo từ phía chuyên gia

Chia sẻ về những nguy hại, phức tạp của việc phá dỡ các công trình sai phạm nơi đô thị, Th.s Nguyễn Lương Bình (Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng) đã có bài phân tích chi tiết đăng tải trên Báo Xây dựng.

Theo đánh giá của Th.s Nguyễn Lương Bình, tại Việt Nam, nhà cao tầng chủ yếu áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, gần đây đã sử dụng kết hợp thêm kết cấu sàn và dầm chuyển dự ứng lực. Phần lớn nhà cao tầng cũng nằm lẫn trong các khu dân cư, xung quanh là nhà thấp tầng hoặc trong khu nhà cao tầng.

Do vậy, việc thực hiện phá dỡ phần công trình vi phạm là rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt những phần vi phạm thuộc về phần ngầm thì không thể phá dỡ vì sẽ loại bỏ gần như toàn bộ công trình cả ở phần chìm lẫn phần nổi nếu đã thi công xong một phần hoặc toàn bộ phần thân công trình...

Với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, các nút khung, các nút liên kết giữa cột vách và dầm nối ở các vách cứng hay lõi cứng là những vị trí tập trung nội lực lớn, khi phá dỡ sẽ xảy ra hư hỏng cục bộ. Vì thế, biện pháp thi công giám sát cần hết sức chặt chẽ và nhà thầu thi công phá dỡ phải có đủ năng lực… Đặc biệt, cần đảm bảo an toàn lao động và môi trường đối với các nhà cao tầng ngay sát khu dân cư phía dưới.

Các chuyên gia cũng cho rằng, phá dỡ nhà là công việc khó khăn hơn xây mới rất nhiều. Tất cả tác động tới công trình đều bất lợi, ảnh hưởng kết cấu của bộ phận lân cận, toàn bộ ngôi nhà. Do vậy, tháo dỡ như thế nào, thì nhà chuyên môn, các bên liên quan phải thẩm định kỹ và chịu trách nhiệm trước việc làm này.


Việc tháo dỡ phần sai phạm tại 8B Lê Trực do không có phương án phá dỡ đã gây nứt gãy nhiều căn hộ phía dưới.

Biết nguy hiểm nhưng vẫn làm

Thực tế cho thấy, đã có không ít câu chuyện đau lòng do phá dỡ công trình sai phạm tại các khu đô thị mà không được tính toán kỹ lưỡng. Vụ phá dỡ gây sập toà nhà 5 tầng tại Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá năm 1998 là câu chuyện cũ, nhưng lại được nhắc đến nhiều trong những ngày qua khi việc phá dỡ Toà nhà số 8B Lê Trực được đông đảo dư luận biết đến và quan tâm. Đây là toà nhà có phần công trình xây dựng sai phép so với giấy phép xây dựng và buộc phải tháo dỡ theo quy định. Tuy nhiên, theo biên bản làm việc ngày 04/3/2016 giữa UBND quận Ba Đình, Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội, UBND phường Điện Biên và các bên liên quan họp về việc kiểm tra tiến độ thực hiện tháo dỡ phần công trình sai phép tại số 8B Lê Trực. UBND quận Ba Đình đã giao UBND phường Điện Biên chủ trì phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND của UBND Quận. Theo đó, lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn lập, thẩm tra phương án phá dỡ phải đảm bảo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vậy nhưng, khi chưa đưa ra được phương án phá dỡ, ngày 06/3/2016, UBND phường Điện Biên đã tổ chức cho cưỡng chế phá dỡ toà nhà số 8B Lê Trực.

Cũng theo biên bản làm việc ngày 17/3/2016 giữa UBND phường Điện Biên và các bên liên quan, nội dung văn bản có nêu rõ: Yêu cầu đơn vị phá dỡ là Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Hải Anh Phát phải hoàn thiện phương án, biện pháp phá dỡ chi tiết kèm theo đúng quy định gửi cho phòng Quản lý Đô thị quận Ba Đình chậm nhất vào ngày 21/3/2016.

Như vậy có thể khẳng định, sau khi tiến hành phá dỡ tính đến ngày 17/3, phía UBND phường Điện Biên vẫn chưa có được phương án phá dỡ.

Việc làm tắc trách này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như môi trường của người dân sống xung quanh công trình. Theo khảo sát của PV Báo Xây dựng, việc phá dỡ toà nhà 8B Lê Trực nhưng không có phương án đã khiến cho phần còn lại của công trình bị ảnh hưởng, các vách, trần thạch cao và tường nhà một số căn hộ tại tầng 10,11,12 đã xuất hiện nhiều vết nứt nghiêm trọng.

Đời sống của người dân xung quanh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự ô nhiễm của khói bụi, tiếng ồn và phế liệu công trình. Một người dân sống tại đây cho biết, mới đây, một chiếc taxi đi ngang qua đã bị văng vỡ kính do phế liệu rơi xuống từ công trình bị tháo dỡ.

Mức độ nghiêm trọng của sự việc cũng khiến cho hàng chục hộ dân, khách hàng kéo đến Bộ Xây dựng kêu cứu vào ngày 18/3. Sau khi đối thoại, lắng nghe những ý kiến từ phía người dân, ông Phạm Gia Yên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã chuyển đơn khiếu nại của công dân tới UBND Thành phố và đề nghị phía thành phố cho kiểm tra, xử lý và trả lời công dân theo quy định.

Trước cảnh báo của các chuyên gia, hệ luỵ đáng tiếc rất dễ có thể xảy ra nếu chính quyền địa phương cứ nhất quyết “làm liều”. Việc nún nứt, khói bụi, phế liệu từ việc tháo dỡ công trình do không có phương án phá dỡ đang tạo những mầm mống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn tính mạng người dân. Các nhà quản lý, lực lượng chức năng cần sớm bàn bạc, đưa ra phương án xử lý hợp tình để khách hàng, các hộ dân nhanh chóng có được cuộc sống ổn định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...