Phủ Lý (Hà Nam): Thu hồi đất theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”?
2017-05-18 10:44:52
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sau khi có quyết định thu hồi đất, Ban giải phóng mặt bằng TP. Phủ Lý đã có văn bản kiểm kê tài sản, hoa màu, cây trồng, vật nuôi từ năm 2010. Nhưng đến nay những hộ dân thầu đất làm trang trại sống tại phường Lê Hồng Phong (TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vẫn chưa được nhận tiền đền bù. Không những thế, tháng 12/2016 UBND TP. Phủ Lý lại ra văn bản “lạ” ép dân kiểm kê lại tài sản, khiến các hộ dân vô cùng bức xúc.
Thu hồi đất suốt 7 năm vẫn không chịu đền bù…
Mới đây tòa soạn Tạp chí Hoanhap.vn nhận được đơn thư phản ánh của 3 hộ dân sinh sống tại phường Lê Hồng Phong (TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), về việc TP. Phủ Lý thu hồi đất trang trại của họ đã 7 năm nay mà vẫn không đền bù, hỗ trợ ...
Trong đơn gửi tới Hoanhap.vn, các hộ dân trình bày: “Chúng tôi là Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Tuyến là những hộ dân sinh sống trên địa bàn phường Lê Hồng Phong (TP. Phủ Lý). Vào năm 2002 chúng tôi có ký hợp đồng thầu đất ruộng nông nghiệp vùng trũng với UBND Phường Lê Hồng Phong để sản xuất đa canh, phát triển kinh tế tại địa phương theo mô hình vườn ao chuồng.
Đơn trình bày của các hộ dân gửi Hoanhap.vn |
Trong đơn gửi tới Hoanhap.vn, các hộ dân trình bày: “Chúng tôi là Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Tuyến là những hộ dân sinh sống trên địa bàn phường Lê Hồng Phong (TP. Phủ Lý). Vào năm 2002 chúng tôi có ký hợp đồng thầu đất ruộng nông nghiệp vùng trũng với UBND Phường Lê Hồng Phong để sản xuất đa canh, phát triển kinh tế tại địa phương theo mô hình vườn ao chuồng.
Đến tháng 12/2009, chúng tôi được UBND phường Lê Hồng Phong mời lên nghe thông báo quy hoạch và phổ biến quy trình kiểm kê tài sản trong khu trang trại đa canh để triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), để thực hiện dự án mở rộng cụm công nghiệp Tây Nam Thành phố. Trong đó có quyết định thu hồi đất số 1132/QĐ-UBND ngày 16/09/2009 của UBND tỉnh Hà Nam, giao đất cho Ban quản lý các khu công nghiệp Tây Nam. Ban GPMB TP. Phủ Lý bắt đầu kiểm đếm tài sản từ đầu tháng 1/2010 cho đến cuối tháng 1/2010 hoàn tất.”
“Khi bắt đầu triển khai dự án chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, không có hộ dân nào phản đối và nhất trí ký vào biên bản kiểm đếm. Sau đó Ban GPMB gửi cho chúng tôi biên bản kiểm đếm được photo để rà soát lại số liệu và yêu cầu chúng tôi không được phép đầu tư trồng thêm, không cơi nới hoặc xây mới gì nữa. Không hiểu lý do vì sao cho đến nay đã 7 năm trôi qua chúng tôi vẫn không nhận được tiền bồi thường”, ông Anh nói.
Hợp đồng thuê đất của người dân với UBND phường Lê Hồng Phong |
“Khi bắt đầu triển khai dự án chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, không có hộ dân nào phản đối và nhất trí ký vào biên bản kiểm đếm. Sau đó Ban GPMB gửi cho chúng tôi biên bản kiểm đếm được photo để rà soát lại số liệu và yêu cầu chúng tôi không được phép đầu tư trồng thêm, không cơi nới hoặc xây mới gì nữa. Không hiểu lý do vì sao cho đến nay đã 7 năm trôi qua chúng tôi vẫn không nhận được tiền bồi thường”, ông Anh nói.
Tương tự rơi vào hoàn cảnh như ông Anh, còn có hai trường hợp của ông Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Tuyến cũng thầu lại hơn 1ha đất nông nghiệp từ chính quyền địa phương.
Than thở với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Quang nói: “Từ khi Ban GPMB TP. Phủ Lý kiểm đếm tài sản xong, không thấy đền bù và cũng không cho phép đầu tư trang trại chăn nuôi nữa làm chúng tôi vô cùng lo lắng. Bao nhiêu công sức tiền của đổ vào xây dựng trang trại hết, giờ nhìn các công trình hạ tầng, tường kè bị bỏ hoang hư hỏng chúng tôi thấy xót xa lắm”.
Được biết, trước đó các hộ dân đã đầu tư vào trang trại rất nhiều công sức và số tiền vốn lên đến hàng tỷ đồng nhưng vì thu hồi đất theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” của UBND TP. Phủ Lý đã đẩy những hộ dân này vào tình cảnh có nguy cơ mất trắng. Hơn thế nữa, mặc cho tài sản đã kiểm đếm từ 7 năm nay, song các hộ này vẫn chưa nhận được một đồng nào tiền bồi thường, hỗ trợ từ Ban GPMB TP. Phủ Lý.
Loay hoay kiểm đếm tài sản rồi ra văn bản “lạ”ép dân?
Mặc dù đã có quyết định thu hồi đất và văn bản kiểm kê tài sản của các hộ dân từ năm 2010, nhưng đến nay Ban GPMB TP. Phủ Lý vẫn không thực hiện việc chi trả bồi thường. Không những thế, tháng 12/2016 UBND TP. Phủ Lý còn ra quyết định số 3320/QĐ-UBND, “ép” dân kiểm đếm tài sản và ra văn bản tính giá bồi thường quá bèo đối với các hộ dân.
“Khi UBND TP.Phủ Lý có quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 về việc bắt buộc kiểm đếm lại tài sản, hoa màu, nhưng sau đó gia đình ông không đồng ý vì trước đó đã có văn bản kiểm đếm của Ban GPMB vào tháng 1/2010. Ngày 04/05/2017, hội đồng bồi thường GPMB thành phố có thông báo tính giá bồi thường tài sản, hoa màu và các công trình khác chỉ với mức bồi thường 987.659.726 đồng. Nhưng tôi không đồng ý, vì từ năm 2002 đến năm 2010 gia đình vay ngân hàng và người thân hơn 3 tỷ đồng đầu tư vào trang trại có diện tích hơn 3ha. Giờ với mức đền bù bèo bọt như vậy thì lấy tiền đâu ra mà trả ngân hàng… trả cho người thân và công nhân đang làm việc trong trang trại”, ông Nguyễn Văn Anh bức xúc nói.
Trang trại của các hộ dân trong diện bị thu hồi nhưng vẫn chưa được nhận tiền đền bù? |
“Khi UBND TP.Phủ Lý có quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 về việc bắt buộc kiểm đếm lại tài sản, hoa màu, nhưng sau đó gia đình ông không đồng ý vì trước đó đã có văn bản kiểm đếm của Ban GPMB vào tháng 1/2010. Ngày 04/05/2017, hội đồng bồi thường GPMB thành phố có thông báo tính giá bồi thường tài sản, hoa màu và các công trình khác chỉ với mức bồi thường 987.659.726 đồng. Nhưng tôi không đồng ý, vì từ năm 2002 đến năm 2010 gia đình vay ngân hàng và người thân hơn 3 tỷ đồng đầu tư vào trang trại có diện tích hơn 3ha. Giờ với mức đền bù bèo bọt như vậy thì lấy tiền đâu ra mà trả ngân hàng… trả cho người thân và công nhân đang làm việc trong trang trại”, ông Nguyễn Văn Anh bức xúc nói.
Văn bản “lạ” ép dân kiểm đếm tài sản bắt buộc của UBND TP.Phủ Lý |
“Trong cách tính giá bồi thường bên phía hội đồng bồi thường GPMB thành phố có nhiều khuất tất. Trong văn bản kiểm kê tài sản vào năm 2010 có nhiều hạng mục được kiểm đếm nhưng nhiều hạng mục không được đền bù như: (Sân tường bao, sân cho vịt ăn, sân và các công tạo lập xây lấp đắp bờ và các công trình phụ khác..). Nếu mà áp dụng theo cách tính đền bù như vậy thì quá thiệt thòi cho 3 hộ dân chúng tôi quá…”, ông Nguyễn Văn Quang tiếp lời thay cho ông Anh.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài việc ban GPMB TP. Phủ Lý chậm đền bù cho người dân, UBND TP. Phủ Lý còn ban hành văn bản lạ lùng để “ép buộc” người dân phải kiểm kê lại tài sản. Theo đó, các hộ dân đặt ra câu hỏi: Liệu việc ra văn bản “lạ” của UBND TP. Phủ Lý có đúng với các quy định hiện hành mà pháp luật ban hành?.
Mặt khác, căn cứ theo hồ sơ cho thấy, trong hợp đồng số 01/HĐ-UBND của UBND phường Lê Hồng Phong với ông Nguyễn Văn Anh đã đồng ý cho thầu đất thì năm 2013 mới hết hạn hợp đồng. Năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam đã có quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân, về phía Ban GPMB thành phố có nhiệm vụ kiểm kê, kiểm đếm tài sản thực hiện bồi thường đối với các hộ dân kể từ khi có quyết định trên. Tuy nhiên Ban GPMB lại chọn thời điểm khi hết thời hạn hợp đồng mới thực hiện. Vậy trong vụ việc này, hội đồng Ban GPMB TP. Phủ Lý có thỏa thuận ngầm với “nhóm lợi ích” nào để trục lợi tiền đền bù, cũng như làm giảm giá trị tài tài sản của các hộ dân.?
Hoanhap.vn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Nguyễn Long