Từ năm 1975 đến nay, 40.000 người chết vì bom mìn sót lại
Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ô nhiễm bom mìn và chịu hậu quả nặng nề nhất thế giới sau chiến tranh. Ước tính số bom mìn còn sót sau chiến tranh khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu hécta, chiếm 18,8% tổng diện tích của cả nước. Rải rác tại các tỉnh thành và đặc biệt miền Trung còn có vô số bom mìn, vật liệu chưa nổ.
Căn cứ số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, trong vòng 10 năm từ 1961 – 1971, quân đội Mỹ và đồng minh đã rải xuống khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, trong đó có 46 triệu lít chất da cam gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Hậu quả mà đát nước ta gánh chịu vô cùng nặng nề, hơn 1,6 triệu người sinh sống đã bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau bởi chất độc dioxin.
Theo thống kê từ Bộ Lao động - thương binh và xã hội, từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Riêng tại các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi, đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.
Ảnh Internet
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, thời gian qua đã xử lý khoảng 260 tấn chất độc CS, hơn 182 tấn đạn chứa chất độc CS, 15 tấn chất độc các loại, 443m3 đất chứa chất độc CS trong diện tích 6.150m2; khoanh vùng chống lan tỏa cho 18 điểm.
Trao đổi trên Tuổi trẻ về kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2021 - 2025, đại tá Nguyễn Hạnh Phúc - phó tổng giám đốc Trung tâm Hành động quốc gia bom mìn Việt Nam (VNMAC) cho biết: Sắp tới chương trình 504 đẩy mạnh hoạt động của Nhóm đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (MAPG) nhằm vận động tài trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế; Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo trang thiết bị phục vụ rà phá và xử lý bom mìn vật nổ.; Đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, phương pháp, hình thức hỗ trợ đối với nạn nhân bom mìn và đầu tư cơ sở khám chữa bệnh ban đầu; Mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ nạn nhân bom mìn đều tiếp cận được chính sách và nhận được sự hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng.
Để giảm thiểu, hạn chế tác động hạn chế thấp nhất tác động, hậu quả của bom mìn sót lại sau chiến tranh, theo dự kiến Việt Nam cần huy động viện trợ nước ngoài khoảng 3.450 tỉ đồng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.