Sư thầy hồi sinh hàng trăm xe lăn cũ tặng người khuyết tật

2022-05-11 10:00:07 0 Bình luận

Sư thầy Thích Đức Minh, tu hành tại Đạo tràng An Viên, quận 12, TP.HCM. Suốt 7 ăm qua, ngoài tiếng gõ mõ, tiếng chuông chùa, nơi đây còn vang vọng cả tiếng máy khoan, tiếng gõ búa khi sư thầy Đức Minh và các phật tử tái chế xe lăn.

Sư thầy cho biết, năm 2015, thầy từng có dịp ghé thăm  các bệnh viện, nơi có nhiều đang điều trị phục hồi chức năng. Nhận thấy các bệnh nhân ở đó phải mượn xe lăn của bệnh viện để di chuyển, sau khi về nhà chỉ có thể nằm yên một chỗ vì không có xe, thấy thương nên thầy đã nghĩ tới việc tặng xe lăn cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Xe lăn cũ được sư thầy cùng các phật tử thu gom, tái chế (Ảnh: PLO)

Để có thể tái chế  chiếc xe, thầy phải tự mày mò, tìm hiểu về cấu trúc, phụ tùng lắp ráp, có những hôm phải lặn lội hàng chục cây số để săn lùng khắp các bãi phế liệu, chợ đồ cũ,... để tìm mua một chiếc xe cũ còn sử dụng tốt. Trung bình chi phí mua cũ kèm phụ tùng tái chế một chiếc xe lăn giao động từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Điều đặc biệt, thầy Đức Minh không nhất thiết sửa chữa, hồi sinh hàng loạt xe lăn với đầy đủ các bộ phận, chức năng như xe mới. Bởi trong quá trình tìm hiểu, thầy biết với mỗi dạng khuyết tật, người sử dụng sẽ cần một chiếc xe khác nhau.

Những chiếc xe lăn được sư thầy tái chế (Ảnh: Dân trí)

Ví dụ, người bị tai nạn chấn tổn thương tủy sống, liệt hai chân thì cần xe có chỗ gác tay tháo lắp được để họ gỡ ra, chống hai tay nhích mông từ giường hoặc ghế ngồi sang và ngược lại. Người mất một chân thì chiếc xe không cần phải có đủ 2 bên gác chân. Có người sẽ cần chiếc xe có thể ngả lưng hay có sẵn bộ vệ sinh bên dưới…

Trước khi táu chế xe để gửi tặng, thầy Đức Minh luôn hỏi chiều cao, cân nặng, tình trạng khuyết tật của người nhận để làm xe phù hợp. Sau gần 10 năm gắn bó với người khuyết tật, sư thầy tự nhận bản thân đã trở thành một "chuyên gia" chế xe, hiểu được từng người khuyết tật muốn một chiếc xe như thế nào.

Một trong những người khuyết tật được sư thầy tặng xe 

Sư thầy đã cũng dò hỏi được những mối bán xe cũ ở Nhật, giá về đến Việt Nam khoảng 400 nghìn đồng/chiếc. Tùy mức độ hư hỏng mà cần tốn thêm phụ tùng, trung bình mỗi chiếc hoàn thiện có giá khoảng 700 nghìn đồng. Nếu mua mới thì phải mất hơn 2 triệu đồng cho một chiếc xe.

Hiện tại, mỗi tháng thầy Đức Minh hồi sinh từ 30 -100 chiếc xe cũ tặng cho người yếu thế khắp cả nước. Kinh phí để duy trì hoạt động này là từ việc vận động nhà hảo tâm, phật tử, tổ chức những buổi tiệc chay để gây quỹ…

Không chỉ vậy, sư thầy Đức Minh còn dùng Đạo tràng của mình làm nơi tá túc cho những người khuyết tật ở xa đi khám chữa bệnh, hỗ trợ cả chi phí điều trị cho họ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25

Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 29 HĐND thành phố

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 29, kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND TP.Hải Phòng khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã thông qua 16 Nghị quyết .
2025-07-25 22:39:48

Cả TP.Hải Phòng bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công với cách mạng.

Trân trọng những công lao to lớn của những thương, bệnh binh, liệt sĩ đã cống hiến xương máu vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, cả TP.Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, gửi đến họ và thân nhân, gia đình người có công tấm lòng biết ơn sâu sắc.
2025-07-25 22:13:44
Đang tải...