Tại sao Blockchain được coi là một cuộc cách mạng?
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.
Vâỵ tại sao mọi người lại nói Blockchain là cuộc cách mạng?
Theo ông Nguyễn Bá Khang – Người sáng lập và điều hành Newcater – 1 chuyên gia về blockchain cho biết:
Blockchain sẽ là cuộc cách mạng bởi vì nó là công nghệ nền tảng, giống như internet, Blockchain sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Do hoạt động ngang hàng và phi tập trung, nên các nút trong mạng lưới blockchain phải tìm được cơ chế tính toán tin cậy và đồng thuận với nhau, chính vì lẽ đó blockchain có khả năng xoá bỏ các khâu trung gian, bao gồm cả các công ty, ngân hàng và tổ chức nhà nước.
Ví dụ như các hợp đồng thông minh tự thực thi các điều khoản cam kết và làm giảm vai trò của toà án, tiền tệ mã hoá đóng vai trò là trung gian thanh toán và trao đổi giá trị sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiền tệ pháp định do nhà nước phát hành.
Hoạt động gọi vốn cộng đồng bằng việc phát hành các đồng tiền số mới (ICO) sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Các ưu điểm khác của blockchain như tính minh bạch, ẩn danh, và không thể sửa đổi sẽ giúp ích trong việc tra cứu nguồn gốc, xác nhận tài sản và quyền sở hữu trí tuệ, bỏ phiếu, cho vay ngang hàng...vv
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công nghệ này, một người nhập có thể chia sẻ thông tin cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được xây dựng. Ví dụ khi hàng hóa được chuyển từ hải quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên tham gia mạng blockchain đều có thể theo dõi tình trạng hàng hóa và biết cụ thể thời gian đến.
Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu.
Trong lĩnh vực tài chính, với blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc...
Ông Khang cũng chia sẻ tại Việt Nam do công nghệ Blockchain còn ở buổi bình minh nên các công ty phát triển công nghệ vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là trong việc phát triển các ứng dụng phân tán (Dapps). Ngoài ra các doanh nghiệp còn có cơ hội lớn trong lĩnh vực đạo tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ cũng như hoạt động gia công phần mềm cho đối tác nước ngoài.
Các lập trình viên thì có nhiều cơ hội tăng lương, cải thiện công việc và thu nhập nếu am hiểu công nghệ này. Với nhà đầu tư, tôi nghĩ họ đã trải qua một thời kỳ bong bóng và bị mất tiền vào các dự án ma, nên tạm thời họ đang mất niềm tin, cần đợi thị trường hồi phục.
Nhưng vấn đề khó khăn là tỉ lệ am hiểu công nghệ của người dân vẫn thấp, và vẫn có rất nhiều dự án lợi dụng danh nghĩa công nghệ Blockchain để lôi kéo nhà đầu tư hoạt động theo mô hình kim tự tháp, mô hình ponzi để trục lợi rồi bỏ chạy, gây ảnh hưởng xấu đến các startup phát triển công nghệ chân chính. Trong khi khuân khổ pháp lý hiện tại của Việt Nam còn chưa rõ ràng, dẫn đến ngay cả các công ty chân chính như chúng tôi, cũng phải qua Singapore để đăng ký hoạt động, làm phát sinh rất nhiều khó khăn, chi phí.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.