Tăng trưởng tín dụng ỳ ạch ở “vựa lúa gạo và thủy sản”

2023-10-29 16:44:00 0 Bình luận
Là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái, nhiều năm qua, tỉnh An Giang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Khi các “điểm nghẽn chính” về giao thông, nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách được tháo gỡ, doanh nghiệp càng có cơ hội cùng tỉnh bứt phá vươn lên. 

Quyết phục hồi tăng trưởng

Trước bối cảnh trong và ngoài nước tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhiều quốc gia vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì xu hướng tăng lãi suất; giá dầu tăng cao, xung đột, thiên tai, biến đổi khí hậu… tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa và dòng vốn đầu tư toàn cầu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phó giám đốc NHNN chi nhánh An Giang, Trần Minh Chánh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Trọng Triết

 

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng, sáng ngày 27/10 NHNN chi nhánh tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp lần 4 năm 2023. Tại hội nghị các doanh nghiệp đã cùng nhau bàn và tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm tiếp tục đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn vay dễ dàng và hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Với quan điểm “chính quyền kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành”, nhờ vậy mà kinh tế An Giang tiếp tục phục hồi ấn tượng khi 9 tháng của năm 2023, tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) ước tăng 7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,79%); tổng mức doanh thu bán buôn, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 144.770 tỷ đồng, tăng 15,41%; ước tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt gần 1,04 tỷ USD, tăng 3,02%; đón 7,9 triệu lượt khách du lịch, tăng 18% so cùng kỳ…

Toàn tỉnh hiện có hơn 7.500 doanh nghiệp và 6.000 đơn vị trực thuộc đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 285.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp thành lập tiếp tục tăng cho thấy niềm tin của doanh nghiệp đối với tỉnh.

Theo Phó giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Thành Huân cho biết, thị trường 9 tháng năm 2023 biến động không ngừng do nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới tăng/giảm bất thường. Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp (gạo và rau quả) tiếp tục thể hiện vai trò “trụ đỡ” nền kinh tế khi kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng khả quan. Trong đó, mạnh nhất phải kể đến là mặt hàng gạo, do nhu cầu tiêu dùng và an ninh lương thực nên các quốc gia trên thế giới đã gia tăng nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó, mặt hàng thủy sản có sự chuyển biến tốt, tạo được bức tranh tươi sáng dù vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 9 tháng qua tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ và đạt kịch bản. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 1.037 triệu USD, tăng trên 3% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 889 triệu USD, tăng 3,24% so cùng kỳ và đạt gần 76% kế hoạch năm (1,1 tỷ USD). Thị trường gạo chiếm tỷ trọng cao nhất là châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Singapore…), châu Phi (Ghana…), châu Âu (Pháp, Đức, Bồ Đào Nha…), châu Mỹ (Hoa Kỳ, Brazil…) và châu Đại Dương. Thị trường xuất khẩu rau quả đông lạnh Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Đức, Canada, Thụy Điển… Hàng may mặc (quần áo, túi xách) thị trường chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Bỉ, Trung Quốc…

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt trên 1,78 tỷ USD, giảm 7% so cùng kỳ. Trong đó, xuất, nhập khẩu đăng ký tại An Giang trên 719 triệu USD, giảm 8% so cùng kỳ.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh Trọng Triết

Tăng trưởng tín dụng ỳ ạch

Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đến cuối tháng 9 năm 2023, đạt 105.938 tỷ đồng, tăng 3,78% so với cuối năm 2022, với 1.444 hồ sơ khách hàng pháp nhân và 298.426 hồ sơ khách hàng thể nhân đang có quan hệ vay vốn ngân hàng. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 26.300 tỷ đồng, chiếm 24,83% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh, so với cuối năm 2022, tăng 6,88%.

Về dư nợ cho vay chương trình tín dụng ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định số 55 của Chính phủ) đạt 66.367 tỷ đồng, tăng 3,25% so với cuối năm 2022, chiếm 62,65% tổng dư nợ toàn địa bàn. Trong đó, cho vay phục vụ sản xuất, thu mua xuất khẩu lúa gạo đạt 15.862 tỷ đồng, tăng 1,69% so với cuối năm 2022; cho vay nuôi trồng, thu mua và chế biến thủy sản xuất khẩu đạt 13.695 tỷ đồng, tăng 4,98% so với cuối năm 2022.

Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ của Agribank An Giang là 183 tỷ đồng, với doanh số cho vay từ đầu chương trình là 790 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg là 15,71 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 95 khách hàng, doanh số cho vay từ đầu chương trình là 2.554 tỷ đồng.  Tín dụng hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ với tổng dư nợ là 32 tỷ đồng, với tổng số hộ vay là 236 khách hàng, doanh số cho vay từ đầu chương trình là 94 tỷ đồng. Cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn là 43.594 tỷ đồng, tăng 3,17% so với năm 2022, với 183.863 lượt khách hàng.

Đáng chú ý các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 20 doanh nghiệp và 97 cá nhân với lũy kế dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 1.090 tỷ đồng, dư nợ lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 21,6 tỷ đồng. Chi nhánh các NHTM trên địa bàn đã thực hiện giải ngân hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp với tổng doanh số cho vay từ đầu chương trình là 1.241 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 395 tỷ đồng cho 09 khách hàng, số tiền hỗ trợ lãi suất  7,78 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chính sách phục hồi tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết 11 và Nghị quyết 43 của Chính phủ thông qua tín dụng chính sách do chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện đến ngày 30/9/2023, dư nợ các chương trình đạt: (1) Dư nợ cho vay HSSV mua máy tính là 4,91 tỷ đồng, tương đương 400 hộ; (2) Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 100/2015/NQ-CP ngày 20/10/2015 là 57,03 tỷ đồng, tương đương290 hộ; (3) Dư nợ cho vay các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là 0,63 tỷ đồng, tương đương 11 hộ; (4) Dư nợ cho vay vùng đồng bào DTTS và miền núi là 7,82 tỷ đồng, tương đương 145 hộ; (5) Dư nợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất là 0,04 tỷ đồng, tương đương 01 doanh nghiệp.

Hiện nay tỉnh vẫn còn đang thiếu vốn xét trên bình diện nguồn vốn huy động trên địa bàn đến cuối tháng 9 năm 2023 là 66.591 tỷ đồng, tăng 5,62% so cuối năm 2022, mới chỉ đáp ứng khoảng 62,86% dư nợ cho vay trên địa bàn, phần chêch lệch thiếu, các chi nhánh NHTM điều hòa từ Hội sở chính để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn đối với người dân, doanh nghiệp tại địa phương, đảm bảo cung ứng kịp thời nguồn vốn trên cơ sở các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi và nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân. 

Đại diện các doanh nghiệp nêu ý kiến. Ảnh Trọng Triết

Tại hội nghị kết nối một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủy sản hiện rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào... Một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo xin được phép không nêu tên cho biết, hiện các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đang phải vay vốn theo hình thức thế chấp bằng các bất động sản là chủ yếu. Việc vay vốn bằng thế chấp tài sản đang khiến các doanh nghiệp tư nhân chỉ được vay với số tiền rất hạn chế, trong khi việc thu mua lúa gạo, thủy sản và trái cây lại rất khẩn trương vì đây là một mặt hàng nông sản có tính thời vụ cao. Các doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn bảo đảm thu mua và điều tiết kế hoạch dẫn tới tình trạng bị ép giá do khối lượng lớn lúa gạo, thủy sản và trái cây tập trung thu hoạch vào chính vụ được bán ra trong thời gian rất ngắn.

Đến nay, chúng tôi vẫn không thấy sự thay đổi của điều kiện chính sách sản phẩm cấp tín dụng, chỉ duy nhất một phương án có tài sản đảm bảo là bất động sản bổ sung thì tăng hạn mức, thật sự là không phù hợp với một doanh nghiệp hoạt động vay vốn sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài bởi hình thức cho vay này.

Đề nghị ngân hàng có chính sách cấp tín dụng theo từng ngành hàng, đặc biệt là ngành nông sản xuất khẩu trong đó có lúa gạo, thủy sản, trái cây hay cho các doanh nghiệp đầu ngành và có tính bền vững về lãi suất, room tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo (hàng hóa), để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, đề nghị xem xét triển khai áp dụng các sản phẩm vay vốn, dựa vào phương án sản xuất kinh doanh gồm: Hợp đồng, quyền phải thu, dòng tiền, hàng hoá, để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động về vốn.

Tôi cũng đề xuất xem xét cho vay dựa trên uy tín của doanh nghiệp, người mua và bảo hiểm tiền phải thu. Các tổ chức tín dụng ưu tiên cấp hạn mức, mở rộng hạn mức, giải ngân cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản ngay từ thời điểm đầu vụ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...