Thành công với ý tưởng biến rác thành tiền của người đàn ông khuyết tật
Anh Lê Việt Cường cầm trên tay sản phẩm của những người khuyết tật
Những sản phẩm không "khuyết tật"
Sinh ra là một người bình thường như bao người khác, một lần ốm khi mới 9 tháng tuổi đã biến anh Lê Việt Cường sinh năm 1976 trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) trở thành người khuyết tật vận động.
Thấu hiểu hơn ai hết về những khó khăn, mặc cảm của những người khuyết tật đang gặp phải, đầu năm 2017 anh thành lập hợp tác xã Vụn Art với mong muốn tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật khác.
Sau 3 năm đi vào hoạt động, hiện nay hợp tác xã của anh Lê Việt Cường đang tạo công ăn việc làm cho 18 người khuyết tật với thu nhập từ 1,5 đến 6,5 triệu đồng/tháng và đang tiến hành dạy nghề cho nhiều hội viên khác.
Bị khuyết tật vận động nhưng không chịu đầu hàng số phận, anh Lê Việt Cường đã thành công với ý tưởng biến vải vụn thành tranh, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người khuyết tật khác.
Những sản phẩm không "khuyết tật"
Sinh ra là một người bình thường như bao người khác, một lần ốm khi mới 9 tháng tuổi đã biến anh Lê Việt Cường sinh năm 1976 trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) trở thành người khuyết tật vận động.
Thấu hiểu hơn ai hết về những khó khăn, mặc cảm của những người khuyết tật đang gặp phải, đầu năm 2017 anh thành lập hợp tác xã Vụn Art với mong muốn tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật khác.
Sau 3 năm đi vào hoạt động, hiện nay hợp tác xã của anh Lê Việt Cường đang tạo công ăn việc làm cho 18 người khuyết tật với thu nhập từ 1,5 đến 6,5 triệu đồng/tháng và đang tiến hành dạy nghề cho nhiều hội viên khác.
Dù nắng hay mưa, 1 tuần 3 ngày anh đến Vụn Art để chia sẻ và giúp đỡ những người khuyết tật khác
Anh Lê Việt Cường cho biết: "Ở đây, các sản phẩm đều được làm thủ công từ đôi bàn tay của những người thợ đặc biệt. Là những người khuyết tật nhưng những sản phẩm của chúng tôi tạo ra không hề "khuyết tật" hơn nữa, việc thu gom những mảnh vải vụn còn góp phần bảo vệ môi trường.
Mỗi tháng, tại hợp tác xã của anh xuất ra thị trường hàng trăm bức tranh. Hơn nữa mô hình hợp tác xã còn là điểm tham quan du lịch, sáng tạo lý tưởng dành cho các bạn trẻ vào những ngày cuối tuần.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Để có được thành công ban đầu như ngày hôm nay, anh Lê Việt cường cũng trải qua không ít những khó khăn. Trước đây bản thân anh cũng gặp không ít khó khăn khi đi xin việc, nên anh thấu hiểu được điều, nếu không có việc làm người khuyết tật sẽ tự cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trải qua 10 cuộc phẫu thuật, anh có thể tự bước những bước đi khó khăn, nhưng dù nắng hay mưa anh đều đến với hợp tác xã Vụn Art 3 ngày/tuần để cùng làm việc, trò chuyện và giúp đỡ những người khuyết tật khác.
"Lúc mới thành lập, những khó khăn nối tiếp khó khăn đến với Vụn Art như nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, việc đào tạo, dạy nghề cho những xã viên. Thay vì mở lớp giảng dạy ồ ạt, những xã viên ở đây được chỉ dạy tận tình,, thiếu kỹ năng gì thì tôi thuê thầy về bổ sung kỹ năng ấy" - anh Lê Việt Cường cho biết thêm.
Nhiều người khuyết tật sau khi đến vơi Vụn Art đã có thu nhập và sống tự tin hơn
Theo anh, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật quan trọng nhất là tìm được nghề phù hợp với từng dạng khuyết tật, ngoài ra sự quan tâm và những chính sách của nhà nước cũng góp phần không nhỉ giúp người khuyết tật vươn lên.
Để làm nên một bức tranh, cần phải chọn vải, lọc lại, là phẳng rồi ép, sau đó dán vào bìa. Anh Cường chia tất cả công việc thành những công đoạn nhỏ, tìm công việc phù hợp với khả năng của từng người để họ làm.
"Theo tôi, người khuyết tật có thể thành công, ngoài sự nỗ lực của bản thân cùng rất cần sự quan tâm, chia sẻ và động việc từ các cấp chính quyền và toàn xã hội. Cái tên Vụn Art cũng được tôi lấy ý tưởng là những mảnh vụn ghép lại sẽ thành những thứ có giá trị" - anh Lê Việt Cường nói.
Là một người khuyết tật vận động, chị Bùi Thu Dung trú tại Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội làm việc tại Vụn Art từ những ngày bắt đầu thành lập, đến nay chị đã có thể tự mình sản xuất ra những bức tranh và có thu nhập ổn định hàng tháng.
Chị Bùi Thu Dung chia sẻ: "Trước đây tôi rất mặc cảm với bản thân, không dám đi ra người đường. Từ khi đến đây làm, tôi được giao lưu với mọi người, được học tập và làm việc, hơn nữa là có tiền để trang trải cho cuộc sống. Mọi người ở đây đều chan hòa và giúp đỡ nhau cùng vươn lên".
Không chỉ có chị Dung, mà tại Vụn Art hàng chục người khuyết tật được anh Lê Việt Cường tạo công ăn việc làm, trở thành người có ích cho xã hội.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ vì người khuyết tật, ngày 27 - 28 tháng 11 vừa qua, anh Lê Việt Cường vinh dự là 1 trong 400 cá nhân tiêu biểu được Bộ LĐ-TB&XH xét tặng Bằng khen về điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực an sinh xã hội và tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng tại Lễ tuyên dương "Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng".
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.