Tin tức miền Tây 30/3: Cần Thơ vay gần 5.000 tỷ đồng làm 3 dự án giao thông

2023-03-30 18:39:07 0 Bình luận
Các dự án bao gồm xây dựng cầu vượt tại 5 nút giao thông trọng điểm; Đường Trần Hoàng Na nối dài và đường Hẻm 91...

Cần Thơ đề xuất vay ADB gần 5.000 tỷ đồng làm 3 dự án giao thông

UBND TP Cần Thơ vừa có buổi làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Một nút giao trong nội ô quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Sở GTVT Cần Thơ đề xuất 3 dự án giao thông thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu thực hiện bằng hình thức vay vốn ODA của ADB, với tổng mức đầu tư khoảng 4.900 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, đại diện ADB bày tỏ sự quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực như: biến đổi khí hậu, xử lý nước thải và giao thông. Trong đó, vấn đề về giao thông đô thị, ADB cho biết đã làm việc sơ bộ với Sở GTVT thấy có thể đề xuất tài trợ, đề nghị phía Cần Thơ cung cấp thêm thông tin chi tiết để ADB có định hướng tài trợ cụ thể. ADB đã đồng ý cung cấp nguồn vốn vay cho 3 dự án lớn quan trọng tại TP Cần Thơ.

Cụ thể, ADB đã đồng ý cung cấp nguồn vốn vay cho "Dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP Cần Thơ thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu" bao gồm các công trình như: Xây dựng cầu vượt tại 5 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố; Đường Trần Hoàng Na nối dài (đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến Quốc lộ 91B); Đường Hẻm 91 (đoạn từ Đường tỉnh 918 đến Đường tỉnh 923).

Tổng mức đầu tư của 3 dự án trên khoảng 4.900 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD). Trong đó, vốn vay ADB khoảng 3.200 tỷ đồng, vốn đối ứng của thành phố khoảng 1.700 tỷ. Trong giai đoạn 2023-2025 sẽ làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư để tiến hành xây lắp vào giai đoạn trung hạn 2025-2030.

Kiên quyết xử lý nhà thầu chậm tiến độ dự án luồng cho tải trọng lớn vào sông Hậu

Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang tại buổi kiểm tra hiện trường dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu - giai đoạn 2.

Thi công dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu - giai đoạn 2. Ảnh: Báo Giao Thông.

Theo đó, đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Ban QLDA Hàng hải (chủ đầu tư) khẩn trương làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh để xác định chính xác chi phí GPMB và thống nhất tiến độ công tác GPMB, hoàn thành bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu trong tháng 3/2023.

"Ban QLDA Hàng hải báo cáo Bộ GTVT tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện dự án trong trường hợp không nhận đủ mặt bằng thi công theo tiến độ nêu trên", Thông báo nêu rõ.

Đối với các gói thầu xây lắp, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, khối lượng thi công còn lại nhiều, chủ yếu là các hạng mục thi công dưới nước, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, một số hạng mục chậm tiến độ.

Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Hàng hải chỉ đạo các nhà thầu huy động máy móc, thiết bị, nhân lực,... xây dựng biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế để thi công hoàn thành các gói thầu theo đúng tiến độ hợp đồng, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,... Biện pháp thi công cần xét đến giải pháp điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải hợp lý trong thời điểm thi công nạo vét duy tu luồng sông Hậu và thời gian cao điểm giao thông hàng hải tại khu vực.

Cụm thi đua số 1 Bộ Công an ký giao ước thi đua năm 2023

Ngày 30/3, tại Công an TP Cần Thơ, Cụm thi đua số 1 (Bộ Công an) gồm Công an 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, tổ chức Hội nghị ký giao ước phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2023.

Các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 ký giao ước thi đua năm 2023. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Tại hội nghị, lãnh đạo Công an 5 thành phố Cụm thi đua số 1 thống nhất ký kết giao ước thi đua năm 2023 với chủ đề: “Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại - hướng về cơ sở”, tập trung thực hiện 7 nội dung chủ yếu.

Trong đó các đơn vị chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm ANTT, trọng tâm là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị phù hợp với yêu cầu công tác Công an.

Trên cơ sở các nội dung thi đua, căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 (Bộ Công an) xây dựng, đề ra các chỉ tiêu phù hợp, thiết thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, TTATXH; quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác năm 2023 phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

ĐBSCL có 13 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố danh sách 76 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động năm 2023, ÐBSCL có 13 khu, với tổng sức chứa 9.300 tàu cá. Trong đó có 10 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh gồm cửa sông Soài Rạp (Tiền Giang), Bình Ðại, Thạnh Phú (Bến Tre); Ðịnh An, Cung Hầu, Láng Chim (Trà Vinh), Kinh Ba (Sóc Trăng), Nhà Mát (Bạc Liêu); Cái Ðôi Vàm (Cà Mau), Lình Huỳnh (Kiên Giang); 3 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng là Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau); Ðảo Hòn Tre (Kiên Giang).

Một khu neo đậu tàu cá ở Cà Mau.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển tổ chức thông báo danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi cả nước (năm 2023) cho các tổ chức, cá nhân liên quan và các chủ tàu cá trên địa bàn quản lý theo quy định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố phát sinh đối với các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn quản lý để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá vào neo đậu tránh trú bão. Trước ngày 1-2-2024, UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, thống kê báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động để Bộ công bố trên phạm vi cả nước theo quy định.

Hậu Giang sẽ có đề án riêng về phát triển du lịch cộng đồng

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh, đánh giá kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2022, 3 tháng đầu năm 2023 và phương hướng hoạt động từ đây đến cuối năm; góp ý Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Du khách bơi xuồng ở làng khóm Cầu Đúc Hậu Giang. Ảnh: Phan Huê.

Theo báo cáo, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, du lịch Hậu Giang dần phục hồi, năm qua đã đón 390.000 lượt khách, tăng 166% so với năm trước. Riêng 3 tháng đầu năm nay, đã đón trên 127.000 lượt khách, đạt trên 25% kế hoạch năm. Hậu Giang tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch để phục vụ du khách; tổ chức khảo sát và kết nối du lịch giữa Cần Thơ và Hậu Giang trên tuyến kênh xáng Xà No, đề xuất đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vào danh mục các điểm tiềm năng phát triển trở thành khu du lịch quốc gia; xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch; từng bước đầu tư hạ tầng phát triển du lịch tại thành phố Ngã Bảy, Vị Thanh. Quảng bá, xúc tiến du lịch được đặc biệt quan tâm, nhất là việc quảng bá trên nền tảng số.

Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự thảo đề án xác định tiềm năng, lợi thế, khó khăn, thách thức; định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng đột phá, bền vững, gắn kết và phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng những sản phẩm đột phá...

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, đánh giá cao những nỗ lực của thành viên ban chỉ đạo, sự phối kết nhịp nhàng giữa các đơn vị, huyện, thị, thành phố, từng bước giúp du lịch phát triển bài bản. Từng thành viên tiếp tục phát huy trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, góp phần đưa du lịch Hậu Giang đột phá. Riêng Đề án phát triển du lịch cộng đồng, với hơn 10 ý kiến đóng góp tại cuộc họp, đơn vị xây dựng đề án cần tiếp thu, chỉnh sửa phù hợp. Đây là đề án then chốt, góp phần quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng. Bố cục lại rõ ràng, cụ thể, nhất là thời gian, người thực hiện và khi nào hoàn thành, phát huy sau hoàn thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Các giải pháp phải thiết thực, mục tiêu sát thực tế, đúng với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, phù hợp nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với các sở, ngành, địa phương để chỉnh sửa, để báo cáo, thông qua Thường trực UBND tỉnh trong thời gian sớm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...