Tình mặn nồng của chồng khuyết tật lấy vợ "một lần đò"

2022-04-29 23:11:39 0 Bình luận

Đó là chuyện tình của ông Lê Văn Đực (67 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vĩnh (60 tuổi), xuất hiện trong chương trình “Tình trăm năm” tập 90, do MC Quyền Linh và Ngọc Lan dẫn dắt.

Theo ông Đực, trong một lần bà Nguyễn Vĩnh đến Bến Tre thăm người thân, cả hai tình cờ gặp gỡ, trò chuyện thân thiết như có duyên nợ từ trước. Thời điểm đó, vợ ông Đực mất được 12 năm, một mình ông gồng gánh nuôi 5 đứa con. Còn bà Vĩnh có 2 đứa con, kết quả của cuộc hôn nhân lỡ dở với chồng đầu.

Tình cảm của ông Đực, bà Vĩnh dành cho nhau khiến mọi người ngưỡng mộ (Ảnh: NSX)

Chỉ sau 1 tuần quen biết, ông Đực đã ngỏ lời yêu bà Vĩnh bằng câu nói chân thành: "Thôi thì hai đứa sáp lại, chung sống làm ăn. Hơi đâu mà đợi mà chờ. Bây giờ, nếu ở một mình, nay đây mai đó, sóng lớn mưa to lấy ai chống đỡ. Con cái thì đã dựng vợ, gả chồng hết rồi. Không ai kề cận, nếu nửa đêm đau ốm thì sao…".

Được ba của bà Nguyễn Vĩnh thương tình đồng ý, vợ chồng ông bà bắt đầu cuộc sống trên chiếc ghe nhỏ, nay đây mai đó đi khắp các tỉnh miền Tây kiếm sống. Ông Đực vốn bị khuyết tật một bên chân, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ông bà bám ghe kiếm sống đến nay cũng ngót nghét 40 năm. Vợ chồng ông bà bắt đầu chung sống được 4, 5 năm thì bà mang thai con gái.

Dân Trí trích lời bà Vĩnh tâm sự: "Tôi nhớ hồi đó có bầu Diễm My, nhà tôi dừng ghe ở cù lao giữa để giăng lưới, xung quanh chẳng có nhà cửa của ai hết. Ở đây 3, 4 ngày mà chưa qua được bên sông để đi chợ, trong nhà thì hết gạo, hết cả mắm muối, nấu được chút gạo cứng ăn mà xót ruột. Đói bụng quá nên phải cố hết sức để qua được bên kia. Ghe nhỏ xíu mà sông thì lớn, sóng đánh ngập đầu, dễ bị chìm lắm. Ổng thì chèo chống, tôi thì tát nước, ghe còn nổi là còn ráng được. Trước khi qua sông là đốt nhang, xin ông bà cho qua được kiếp nạn này".

Đến nay, vợ chồng ông Đực đã có hơn 20 năm phiêu dạt sông nước, tình cảm của chồng khuyết tật cùng người vợ có tiền sử chấn thương sọ não vẫn hạnh phúc như ngày nào.

Bà Nguyễn Vĩnh chia sẻ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buông tay, thay vào đó là tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống túng thiếu. Chính sự lạc quan của bà đã tiếp sức cho ông Văn Đực.

Khi Diễm My đến tuổi đi học, vợ chồng ông quyét định chuyển ên bờ mưu sinh. Họ quyết định neo ghe lại TP.HCM rồi lên bờ đi bán vé số nuôi con ăn học. Không phụ lòng cha mẹ vất vả mưu sinh nuôi mình, Diễm My lớn lên trở thành cô gái tốt, là niềm tự hào của vợ chồng ông Đực cho đến lúc này.

Ông Đực và bà Vĩnh dành hết sự thương yêu cho cô con gái nhỏ, gom góp từng đồng để con được đi học, có kiến thức mai sau đổi đời. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo khó, khác xa với các bạn học nên Diễm My nhiều lần đi học về trong trạng thái khóc thầm.

Thương con, hai ông bà không biết làm gì để an ủi, động viên, họ chỉ biết mỗi ngày ăn ít lại một chút để có tiền cho con tiếp tục đến trường. Đồng cảm, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình, MC Ngọc Lan quyết định hỗ trợ tiền học phí cho con gái ông Đực.

Chương trình cũng đã giúp Diễm My làm video gửi tới ba mẹ với những tình cảm yêu thương nhất. Báo Lao Động dẫn lời My nói: "Ba mẹ cho con đi học, con không bao giờ tủi thân. Các bạn cũng biết hoàn cảnh của con, tụi con thương nhau lắm. Con muốn bây giờ học thật giỏi, kiếm nhiều tiền để ba mẹ ăn đồ ăn ngon. Con muốn trở thành bác sĩ để tìm được phương thuốc nào đó chữa bệnh cho ba, nếu thiếu ba thì con không biết làm sao. Con mong mẹ luôn khỏe mạnh, nếu mẹ đau đầu thì mong mẹ nói con đưa mẹ đi bệnh viện. Con yêu ba mẹ rất nhiều".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...