Về Cao Thôn, thăm làng nghề, ngắm “đóa hoa hương”

2020-03-07 23:48:39 0 Bình luận
Làng Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên từ ngàn đời nay nổi tiếng với nghề làm hương xạ truyền thống. Hương trầm nơi đây có màu sắc độc đáo, hương thơm tinh túy, khó có làng nghề làm hương nào sánh bằng. Ẩn sâu trong mỗi bó hương không chỉ là tấm lòng hiếu kính của con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn có cả những câu chuyện về nghề được gửi gắm với mong ước tổ nghề mãi lưu truyền và phát triển…

Những bó hương trải khắp tựa như “những đóa hoa”.

Cao Thôn đẹp mơ màng bởi  “sương hương”

Làng hương xạ Cao Thôn nằm ven sát đê tả sông Hồng nên quanh năm nơi đây đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, phát triển trù phú. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, đi theo Quốc lộ 5 tới phố Nối rẽ phải, cách phố Hiến chừng 5km là tới Cao Thôn. Ngôi làng yên bình nằm núp sau những vòm nhãn cổ thụ mướt xanh, ẩn mình trong lớp sương mỏng màu vàng huyền bí. Điều khiến ngôi làng mang vẻ đẹp huyền ảo là bởi lớp bụi vàng óng ánh từ bột thuốc làm hương. Bao trùm lên không gian ấy là mùi thơm dịu nhẹ khiến khách nơi xa không khỏi say mê, ngỡ ngàng. Thơm dịu nhẹ, tinh khiết mà không hắc nồng, khó chịu! Đó là tinh túy mà có lẽ đất trời ban tặng cho buôn làng.

Ngay khi bước chân vào cổng làng, một khung cảnh mới lạ sẽ hiện ngay trước mắt: khắp các triền đê, ngõ xóm, sân vườn đều tràn ngập những bó hương phơi. Màu đỏ tươi rực rỡ của hương nén, màu vàng óng ả của hương vòng kết hợp với màu trời trong xanh và màu xanh mơn mởn của cây cối tạo nên bức tranh làng quê đẹp đến ngẩn ngơ! Đến Cao Thôn bất cứ khi nào, ta cũng sẽ có cảm giác như Tết đến, Xuân về với cuộc sống lao động khẩn trương, hăng say. Những bó hương ấy, người Thôn Cao trìu mến gọi là “đóa hoa hương”, chứa đựng sự trân quý, nâng niu, cảm ơn đất trời, cảm ơn tổ nghề đã ban tặng cho người dân một cuộc sống ấm no từ nghề truyền thống.

Những “đóa hoa hương” trải khắp các ngõ xóm tạo nên một bức tranh đẹp đến ngỡ ngàng!

Danh bất hư truyền hương xạ Cao Thôn

Với lịch sử làm hương gần 300 năm từ Thế kỷ 18, thôn Cao được coi là cái nôi của nghề làm hương truyền thống ở Việt Nam. Các sản phẩm hương ở đây không chỉ có tên tuổi trong nước mà còn vang xa ra thị trường quốc tế, được xuất khẩu sang một số nước: Ấn Độ, Thái Lan, Đức, Pháp… Nghề truyền nghề, cha truyền con nối, hương xạ nơi đây trở thành danh bất hư truyền của vùng quê Bắc Bộ.

Để tạo ra những thẻ hương đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tính chăm chỉ, nhẫn nại và hơn cả là cái tâm với nghề. Có 36 vị thảo mộc với dược tính chữa bệnh phong hàn, trướng khí là nguyên liệu để tạo nên thẻ hương. Đây chính là tinh hoa của đất trời hội tụ, là hồn cốt gìn giữ hàng trăm năm nay. Xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, bạch chỉ, quế, hồi, đinh hương, bồ kết, tùng, ngâu, cam thảo, mỏ quạ… là những nguyên liệu thường có trong quá trình làm. Trước đây, ngũ vị danh hương được nhiều người biết đến gồm: trầm hương, chiên đàn hương, tử đinh hương, đâu lâu ba hương, tất lực ca hương. Nhưng đến với làng nghề Cao Thôn thì chắc hẳn ai cũng trầm trồ bởi ngoài ngũ vị danh hương còn có hàng chục loại thuốc quý để làm nên nén hương thắp trên bàn thờ và cúng thần linh nơi đình chùa, miếu mạo.

Đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên bó hương rực rỡ.

Tuy nhiên, tùy từng người thợ, tùy từng nhà làm mà loại hương có mùi thơm khác nhau, cách pha chế khác nhau và nguyên liệu cũng mỗi nhà một khác. Đây chính là bí quyết riêng không thể tiết lộ của mỗi hộ gia đình. Có một số loại thuốc dễ dàng kiếm được tại địa phương, nhưng cũng có một số thuốc người thợ phải đặt hàng tại các tỉnh biên giới, thậm chí là đặt mua ở các nước lân cận. Người Cao Thôn cho rằng nghề làm hương liên quan đến thế giới tâm linh nên cái tâm làm nghề không cho phép cẩu thả, làm gian dối, kém chất lượng.

Mỗi gia đình có một đơn pha thuốc khác nhau, các loại nguyên liệu được cân đo theo đúng tỷ lệ sau đó sẽ đem đi nghiền thành bột. Với hương xạ nơi đây, điều đặc biệt khác với các làng làm hương khác là sự góp mặt của gỗ trầm. Ông Ứng Văn Hùng - Chủ cơ sở Hương trầm Tuấn Hùng chia sẻ: “Về kỹ thuật làm hương thì ai cũng giống nhau nhưng mỗi nhà lại có một đơn thuốc khác nhau, đó là điều đặc biệt của làng nghề. Nghề này chỉ truyền cho con trai và con dâu, con gái và con rể cũng không truyền. Mà con dâu ít nhất ở tuổi 50 mới được cầm đơn”.

Cơ sở sản xuất và kinh doanh hương trầm Tuấn Hùng luôn đảm bảo uy tín, chất lượng hương.

Mọi công đoạn đòi hỏi sự chú tâm của người thợ, phải chính xác, tỉ mỉ thì sản phẩm mới như ý. Ở Thôn Cao làm ba loại hương chính: hương nén, hương vòng, hương sào. Nguyên liệu và tăm hương sẽ được đưa vào máy tự động gắn kết thành cây hương. Một ngày có thể làm được hơn một vạn cây hương, tiết kiệm nhiều công sức lao động. Thành phẩm hương phải tròn, nhẵn và đều mới đảm bảo. Hương vòng là loại không có lõi, đòi hỏi chất keo kết dính phải tăng lên.

Se hương là công việc khó nhất, đòi hỏi sự chính xác, khéo léo, nhanh tay.

Khâu phơi hương quyết định đến màu sắc và hương thơm của đóa hương. Hương phơi khô bằng nắng tự nhiên là tốt nhất, nếu sấy thì mùi thơm và màu sắc không đạt đến độ hoàn hảo. Nắng to sẽ giúp hương lên màu tươi tắn và bền màu với năm tháng, mùi thơm từ đó cũng thanh mát, đem đến sự sảng khoái, dễ chịu. Từng phên hương được rải khắp sân vườn như những đóa hoa rung rinh đón nắng, gió.

Nắng to đem đến màu đỏ tươi, vàng óng cho những nén hương.

Hương thơm kết nối tâm linh

Trong tiềm thức mỗi người Việt, khi con người mất đi không phải là hết mà bước sang một thế giới tươi đẹp hơn, tránh xa chốn nhân gian lắm oan trường. Thể xác mất nhưng linh khí của người khuất thì còn mãi. Với niềm tin như vậy, người còn sống và linh khí người khuất được kết nới với nhau trong thực thể mỗi người qua chữ “tâm”. Đó cũng là lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, không lãng quên, chối từ quá khứ.

Trong tiếng mõ kinh đều đều ngân vang; trong không gian tĩnh mịch, mờ ảo của làn khói hương trầm, khoảng cách ấy càng trở nên không có giới hạn. Ở đó, người ta lặng yên đắm chìm trong thuyết nhân quả, ngẫm lời răn dạy của Đức Phật, ngẫm những bản ngã nghiệp duyên cuộc đời hay tưởng nhớ tới những người đã khuất. Chính vì quan niệm này, không biết từ khi nào, con người sử dụng nhang trầm làm phương tiện kết nối quá khứ, kết nối thực ảo, mong muốn hòa mình vào thế giới tâm linh kì bí.

Những nén hương thơm thắp lên luôn gợi trong ký ức mỗi chúng ta khoảnh khắc sum họp quây quần bên gia đình trong những ngày lễ tết đầm ấm, an vui. Nó còn gợi những phần quá khứ không thể nào quên. Những phút giây tĩnh lặng trong làn hương mờ ảo ấy là những phút giây quý báu để chúng ta suy ngẫm, tự đối diện với lương tâm chính mình.

Những “đóa hoa hương” đẹp lỗng lẫy khi nhìn từ trên cao xuống.

Qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm lịch sử, Thôn Cao vẫn nức tiếng xa gần bởi nghề làm hương xạ. Hương Thôn Cao không chỉ thu hút mọi người về hình thức và hương thơm thanh mát, nó còn chứa đựng cái tài, cái tâm của những người thợ nơi đây. Họ mong muốn thế hệ tương lai sẽ gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống cùng sự trường tồn, hưng thịnh của nước nhà.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung

Tối 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.
2024-09-29 11:36:09

Đông đảo người dân Quảng Bình về Vũng Chùa dự lễ an táng Phu nhân Đại tướng

Sáng 29/9, tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) đã diễn ra lễ an táng PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Rất đông người dân đã đến dâng hương tiễn biệt bà.
2024-09-29 10:00:00

Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù tiếp tục tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề năm 2024

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động đã đề ra trong năm 2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc Hội người mù (HNM) tiếp tục tổ chức khai giảng 03 lớp dạy nghề cho người mù năm 2024.
2024-09-28 19:12:51

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 28/9, lễ tang PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đoàn tỉnh Quảng Bình do ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu viếng PGS. Đặng Bích Hà.
2024-09-28 15:55:00

CSGT hướng dẫn du khách nước ngoài đi đường đèo Mèo Vạc, Đồng Văn

Lượng khách đi du lịch bằng xe máy, mô tô tại huyện Đồng Văn (Hà Giang) chiếm khá đông, đặt ra vấn đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết.
2024-09-28 13:44:14

Bổ nhiệm tân giám đốc Sở GTVT Quảng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng vừa ký Quyết định số 2739, về việc bổ nhiệm ông Hoàng Đăng Cương giữ chức giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình từ ngày 1/10/2024.
2024-09-28 09:00:00
Đang tải...