Việt Nam cho phép chiếu rạp phim 18+ từ 2017
2016-12-30 15:40:27
0 Bình luận
Phim cấm người xem dưới 18 tuổi nằm trong Bảng Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua.
Từ 1/1/2017, Việt Nam áp dụng Bảng Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi mới gồm bốn mức: P (phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng), C13 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13), C16 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16) và C18 (phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18). Việc phân loại phim dựa trên các tiêu chí về chủ đề, nội dung, mức độ bạo lực, khỏa thân, tình dục, ma túy, ngôn ngữ tục và tính chất kinh dị có trong tác phẩm điện ảnh.
Ở hạng mục C18, chủ đề của phim phải phù hợp với khán giả ở lứa tuổi trên 18. Nội dung phim phản ánh những vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm tình dục nhưng phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả trên 18 tuổi. Cảnh khỏa thân và cảnh bạo lực tình dục trong phim C18 phải phù hợp với nội dung tác phẩm, không được kéo dài hoặc lặp lại quá đà. Phim C18 chấp nhận các cảnh tả thực về bạo lực và đổ máu nhưng phải phù hợp ngữ cảnh tác phẩm. Ngoài ra, ngôn ngữ thô tục, ngôn ngữ nhạy cảm về văn hóa như lời chửi, câu rủa hoặc tiếng lóng, từ đệm gây phản cảm cho người xem có thể xuất hiện.
Đặc biệt, những tác phẩm 18+ cấm mọi hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh ngôn ngữ đó phù hợp nội dung phim hoặc nhằm mục đích phản đối lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết hoặc kéo dài về thời lượng.
Cùng tiêu chí trên, các phim C16, C13 và P có mức độ mô tả bạo lực, tình dục, kinh dị, chất kích thích và gây nghiện, và ngôn ngữ tục tĩu phản cảm giảm dần, phù hợp với lứa tuổi. Riêng phim P (dành cho mọi lứa tuổi) không có cảnh bạo lực, cảnh khỏa thân, quan hệ tình dục, cảnh về sử dụng hoặc sản xuất chất kích thích, ma túy hoặc cảnh kinh dị gây sợ hãi cho trẻ em.
Bảng Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi mới được Cục Điện ảnh phối hợp nhiều cơ quan xây dựng trong gần ba năm.
Hồi tháng 9/2015, Cục Điện ảnh tổ chức hội thảo sát hạch lần cuối dự thảo này với sự góp mặt của đại diện các hãng sản xuất và phát hành cùng báo giới. Bảng tiêu chí phân loại cuối cùng diễn giải các thuật ngữ "diễn ra thường xuyên", "thời lượng kéo dài", "hoạt động tình dục", "miêu tả chi tiết" cùng "Ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh thô tục" khác với dự thảo được đưa ra hồi tháng 9/2015. Trong dự thảo cũ, phim 18+ yêu cầu số cảnh khỏa thân, cảnh tình dục trong mỗi phim không quá ba lần và mỗi cảnh "nóng" chỉ được kéo dài dưới năm giây.
Ở Bảng tiêu chí phân loại đã thông qua, thuật ngữ "Diễn ra thường xuyên" được diễn giải là những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh tương tự xuất hiện nhiều lần trong một phim. "Hoạt động tình dục" là hành động, âm thanh, lời nói, cử chỉ khêu gợi, kích thích được thể hiện trong phim nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. "Miêu tả chi tiết" là mức độ sử dụng hình ảnh, âm thanh rõ nét, trực diện, chi tiết ở khoảng cách gần để miêu tả về người, cảnh, hành động trong phim. "Ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh thô tục" là những lời thoại, chữ viết, âm thanh, hình ảnh sử dụng trong phim thể hiện sự tục tĩu, phản cảm, thiếu văn hóa. "Thời lượng kéo dài" là khoảng thời gian mà hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh thể hiện trong phim nhiều hơn mức cần thiết.
Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh cũng từng chia sẻ: "Bảng phân loại phim này được làm dựa trên Bảng phân loại phim của Singapore. Mô hình phân loại phim của Singapore vừa cặn kẽ, vừa nghiêm, vừa mang tính chất Á Đông mà lại phù hợp với văn hóa Việt Nam". Ngoài dựa trên Bảng phân loại phim của Singapore, Cục điện ảnh cũng tham khảo các bảng phân loại của Mỹ, Anh và Australia để hoàn thiện.
Bảng phân loại phim đang dùng tại Việt Nam chỉ dán nhãn phim ở hai mức - phim được phổ biến rộng rãi và phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Theo Cục trưởng Cục điện ảnh là bà Ngô Phương Lan, bảng tiêu chí này gây khó khăn cho hội đồng duyệt phim quốc gia bởi có phim chỉ cần hạn chế trẻ em dưới 13 tuổi nhưng vẫn cấm khán giả dưới 16 tuổi bởi không có mức chi tiết. Ngược lại, những phim 18+ được mua về Việt Nam cũng khiến các nhà kiểm duyệt phải loay hoay vì không có quy định.
![]() |
Một cảnh trong phim "Đập cánh giữa không trung". |
Ở hạng mục C18, chủ đề của phim phải phù hợp với khán giả ở lứa tuổi trên 18. Nội dung phim phản ánh những vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm tình dục nhưng phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả trên 18 tuổi. Cảnh khỏa thân và cảnh bạo lực tình dục trong phim C18 phải phù hợp với nội dung tác phẩm, không được kéo dài hoặc lặp lại quá đà. Phim C18 chấp nhận các cảnh tả thực về bạo lực và đổ máu nhưng phải phù hợp ngữ cảnh tác phẩm. Ngoài ra, ngôn ngữ thô tục, ngôn ngữ nhạy cảm về văn hóa như lời chửi, câu rủa hoặc tiếng lóng, từ đệm gây phản cảm cho người xem có thể xuất hiện.
Đặc biệt, những tác phẩm 18+ cấm mọi hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh ngôn ngữ đó phù hợp nội dung phim hoặc nhằm mục đích phản đối lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết hoặc kéo dài về thời lượng.
Cùng tiêu chí trên, các phim C16, C13 và P có mức độ mô tả bạo lực, tình dục, kinh dị, chất kích thích và gây nghiện, và ngôn ngữ tục tĩu phản cảm giảm dần, phù hợp với lứa tuổi. Riêng phim P (dành cho mọi lứa tuổi) không có cảnh bạo lực, cảnh khỏa thân, quan hệ tình dục, cảnh về sử dụng hoặc sản xuất chất kích thích, ma túy hoặc cảnh kinh dị gây sợ hãi cho trẻ em.
![]() |
Các phim nước ngoài nhập về rạp Việt sẽ được điều chỉnh để phù hợp với bảng tiêu chí phổ biến mới. |
Bảng Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi mới được Cục Điện ảnh phối hợp nhiều cơ quan xây dựng trong gần ba năm.
Hồi tháng 9/2015, Cục Điện ảnh tổ chức hội thảo sát hạch lần cuối dự thảo này với sự góp mặt của đại diện các hãng sản xuất và phát hành cùng báo giới. Bảng tiêu chí phân loại cuối cùng diễn giải các thuật ngữ "diễn ra thường xuyên", "thời lượng kéo dài", "hoạt động tình dục", "miêu tả chi tiết" cùng "Ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh thô tục" khác với dự thảo được đưa ra hồi tháng 9/2015. Trong dự thảo cũ, phim 18+ yêu cầu số cảnh khỏa thân, cảnh tình dục trong mỗi phim không quá ba lần và mỗi cảnh "nóng" chỉ được kéo dài dưới năm giây.
Ở Bảng tiêu chí phân loại đã thông qua, thuật ngữ "Diễn ra thường xuyên" được diễn giải là những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh tương tự xuất hiện nhiều lần trong một phim. "Hoạt động tình dục" là hành động, âm thanh, lời nói, cử chỉ khêu gợi, kích thích được thể hiện trong phim nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. "Miêu tả chi tiết" là mức độ sử dụng hình ảnh, âm thanh rõ nét, trực diện, chi tiết ở khoảng cách gần để miêu tả về người, cảnh, hành động trong phim. "Ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh thô tục" là những lời thoại, chữ viết, âm thanh, hình ảnh sử dụng trong phim thể hiện sự tục tĩu, phản cảm, thiếu văn hóa. "Thời lượng kéo dài" là khoảng thời gian mà hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh thể hiện trong phim nhiều hơn mức cần thiết.
Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh cũng từng chia sẻ: "Bảng phân loại phim này được làm dựa trên Bảng phân loại phim của Singapore. Mô hình phân loại phim của Singapore vừa cặn kẽ, vừa nghiêm, vừa mang tính chất Á Đông mà lại phù hợp với văn hóa Việt Nam". Ngoài dựa trên Bảng phân loại phim của Singapore, Cục điện ảnh cũng tham khảo các bảng phân loại của Mỹ, Anh và Australia để hoàn thiện.
Bảng phân loại phim đang dùng tại Việt Nam chỉ dán nhãn phim ở hai mức - phim được phổ biến rộng rãi và phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Theo Cục trưởng Cục điện ảnh là bà Ngô Phương Lan, bảng tiêu chí này gây khó khăn cho hội đồng duyệt phim quốc gia bởi có phim chỉ cần hạn chế trẻ em dưới 13 tuổi nhưng vẫn cấm khán giả dưới 16 tuổi bởi không có mức chi tiết. Ngược lại, những phim 18+ được mua về Việt Nam cũng khiến các nhà kiểm duyệt phải loay hoay vì không có quy định.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:
2025-06-30 18:36:03
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương
Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59
Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989
Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56