Cán cân thương mại đã đổi chiều

2019-08-16 10:31:50 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Theo Tổng cục Thống kê công bố, trong 7 tháng năm 2019, hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực với tổng kim ngạch đạt 288,47 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt 145,13 tỉ USD và nhập khẩu (NK) đạt 143,34 tỉ USD. Kết quả này đã cho thấy sự đổi chiều trong cán cân thương mại hàng hóa với 1,8 tỉ USD xuất siêu.

Theo báo cáo WTO, Chỉ số Triển vọng Thương mại toàn cầu hàng quý đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua, quý I/2019 chỉ còn 96,3 điểm. Tuy nhiên, bức tranh XNK có nhiều gam màu sáng trong 7 tháng năm 2019 cho thấy sự tích cực điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và sự năng động của các doanh nghiệp XK. Kim ngạch hàng hóa XK đạt 145,13 tỉ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 44 tỉ USD, tăng 12,2%, chiếm 30,3% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (kể cả dầu thô) đạt 101,13 tỉ USD, tăng 5,6%, chiếm 69,7%.

Đáng chú ý trong 7 tháng qua, có 24 mặt hàng đạt giá trị XK trên 1 tỉ USD, chiếm 88,1% tổng kim ngạch XK (4 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỉ USD, chiếm 51,6%). Trong đó, điện thoại và linh kiện đạt lớn nhất 27,3 tỉ USD, chiếm 18,8% tổng kim ngạch hàng hóa XK, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,6 tỉ USD, tăng 14,9%; hàng dệt may đạt 18,3 tỉ USD, tăng 10,5%; giày dép đạt 10,4 tỉ USD, tăng 13,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,7 tỉ USD, tăng 7,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỉ USD, tăng 5,9%; thủy sản đạt 4,6 tỉ USD, giảm 1,9%.

Lĩnh vực nông sản, trong 7 tháng qua, một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch XK giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, rau quả đạt 2,3 tỉ USD, giảm 0,3%; cà phê đạt 1,8 tỉ USD, giảm 18,7% (lượng giảm 7,6%); hạt điều đạt gần 1,8 tỉ USD, giảm 11% (lượng tăng 13,8%); gạo đạt 1,7 tỉ USD, giảm 14% (lượng tăng 0,8%). Riêng mặt hàng cao su đạt 11 tỉ USD, tăng 4,4% (lượng tăng 8,2%) và hạt tiêu đạt 528 triệu USD, tăng 1,9% (lượng tăng 35,1%).


Điểm nhấn của kinh tế 7 tháng là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2%, cao hơn mức tăng 5,6% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa


Về thị trường hàng hóa XK 7 tháng qua, Hoa Kỳ vẫn là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỉ USD, tăng 25,4%. Tiếp đến là EU đạt 24,3 tỉ USD, tăng 0,4%; Trung Quốc đạt 20 tỉ USD, tăng 0,1%; thị trường ASEAN đạt 15,2 tỉ USD, tăng 5,5%; hàn Quốc đạt 10,7 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Với chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa NK 7 tháng qua đạt 143,34 tỉ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 60,83 tỉ USD, tăng 12,6%; khu vực FDI đạt 82,51 tỉ USD, tăng 5,3%. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2019, có tới 28 mặt hàng NK đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 85,8% tổng kim ngạch NK (hai mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỉ USD, chiếm 34,2%).

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng nhấn mạnh, khi nào chúng ta có cái nhìn tổng thể về thị trường, khi đó bài toán cơ hội trong hội nhập của nông sản sẽ có lời giải đầy đủ. Vì vậy, có 2 câu hỏi cần được giải đáp. Thứ nhất, thị trường nào trong các FTA của Việt Nam có quan hệ thương mại với nhau, có mối quan hệ với Việt Nam? Thứ hai, trong các khối thị trường lớn của các FTA, Việt Nam đang chơi như thế nào?

Với góc nhìn đó, theo ông Thành nông sản Việt sẽ đón nhận cả cơ hội và thách thức trong hội nhập. Với CPTPP, EVFTA, khó nhất của nông sản Việt là chi phí tuân thủ rất cao, liên quan đến xuất xứ, nội địa hóa, các loại tiêu chuẩn… Ngoài ra, chi phí tuân thủ liên quan đến các khâu mang tính chất quyết định như chi phí pháp lý. “Hầu như không một doanh nghiệp nào của Việt Nam “chơi” được về pháp lý, các hiệp hội lại chưa có năng lực hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp”, ông Thành lưu ý. Bên cạnh đó, chi phí tuân thủ mang tính chất quyết định khác là marketing, bao gồm 3 vấn đề là giá trị sản phẩm, tiêu chuẩn và xuất xứ.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa ủng hộ việc phát triển nông nghiệp và theo ông nông nghiệp cùng với du lịch mới là mũi nhọn của nền kinh tế. Song ông cũng lo ngại, tại thị trường CPTPP nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, Việt Nam với xuất phát điểm là nước nông nghiệp gần như luôn theo sau trong mọi lĩnh vực công nghiệp hóa, số hóa, trí tuệ nhân tạo…

Vì vậy Chính phủ cần tập trung giải pháp trong việc phát triển ngành nông nghiệp, tận dụng lợi thế từ CPTPP. Đó là ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển dây chuyền công nghệ, giống, bảo quản, làm sạch nông sản...; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng từ cơ quan quản lý cho đến doanh nghiệp, tăng cường trao đổi, liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố kỷ luật, giám sát sản xuất đồng bộ, đúng quy trình, xây dựng thương hiệu nông sản chất lượng Việt Nam.

Thị trường hàng hóa NK 7 tháng qua, Trung Quốc tiếp tục là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 42 tỉ USD, tăng 16,9%. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 26,6 tỉ USD, giảm 0,8%; ASEAN đạt 18,8 tỉ USD, tăng 5,2%; Nhật Bản đạt 10,5 tỉ USD, giảm 0,4%; EU đạt 8,29 tỉ USD, tăng 8,6%; Hoa Kỳ đạt 8,27 tỉ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Đánh giá về kết quả XNK 7 tháng qua, Tổng cục Thống kê cho rằng, cùng với sự tăng trưởng của XK, cán cân thương mại thặng dư tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Theo đó, trong 7 tháng qua, Việt Nam xuất siêu 1,8 tỉ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập 16,8 tỉ USD; khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,6 tỉ USD.

Còn theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, XK của nhiều nước cũng giảm mạnh; căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục diễn biến phức tạp thì kết quả XK của Việt Nam trong thời gian qua có thể xem là một tín hiệu tích cực. Dự báo năm 2019 và các năm tiếp theo việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam–EU (EVFTA) sẽ mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa XK của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Để đẩy mạnh XK trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông dòng chảy của các nguồn lực phục vụ sản xuất, XK; chú trọng đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất và XNK./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng bộ Phường Dương Nội nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề tại Hội nghị Toàn quốc Tập huấn Công tác Kiểm tra, Giám sát năm 2025

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2025, trong không khí trang trọng và nghiêm túc, Đảng ủy phường Dương Nội đã tổ chức thành công điểm cầu trực tuyến tham dự Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025.
2025-07-14 17:25:00

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Đang tải...