Những cung bậc cảm xúc từ triển lãm có chủ đề: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

2018-12-13 10:47:29 0 Bình luận
HOANHAP.VN - “Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Đó là chủ đề của Triển lãm sản phẩm của thương binh và người khuyết tật Việt Nam năm 2018, diễn ra từ ngày 1 đến 3/12/2018, tại Hà Nội, do Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Làng nghề VN và Hội Kỷ lục gia VN tổ chức.

Đại diện Ban Tổ chức và Đại biểu khách mời làm lễ cắt băng khai mạc Triển lãm 


Là một CCB đã để lại một phần xương máu tại chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, được tham gia đủ các chương trình mà Triển lãm diễn ra, nên đã cảm nhận đủ các cung bậc cảm xúc từ cuộc Triển lãm này.

Từ niềm vui và tự hào…

Không vui sao được, khi những thành quả lao động của những đồng đội, mà một phần cơ thể của họ đã phải để lại chiến trường, hoặc con cái họ bị tàn tật do di chứng của chất độc da cam, song vẫn được xã hội chấp nhận. Và những sản phẩm, tác phẩm do chính những con người này làm ra đã được người tiêu dùng trong nước và thế giới ngưỡng mộ.


Đại tá, Họa sĩ Lê Duy Ứng TB nặng hạng ¼ (91%) bên tác phẩm “Bác Hồ đi chiến dịch. Chất liệu: đá, do chính ông sáng tác”


Với hàng ngàn loại sản phẩm, do hàng trăm nghệ nhân, người lao động thuộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của thương binh (TB) và người khuyết tật (NKT) trong cả nước (bao gồm 3 miền Bắc - Trung - Nam) tham gia Triển lãm, đã giúp cho công chúng Thủ đô và các tỉnh lân cận có dịp chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gốm, sứ, gỗ, mây, tre, đá, sáp…


Gian hàng trưng bày sản phẩm của Công ty Cổ phần Tượng sáp Việt tại Triển lãm


Vui mừng và tự hào hơn, chính tại Triển lãm này, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập 2 kỷ lục cho: 1) AHLĐ thời kỳ đổi mới: Đoàn Xuân Tiếp (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Chân - Thiện -Mỹ) Người AHLĐ tạo công ăn việc làm cho nhiều NKT nhất; 2) Họa sĩ: Lê Duy Ứng - Người họa sĩ thương binh nặng hạng ¼ (91%) có nhiều tác phẩm nghệ thuật trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc nhất; Và Thương binh 2/4 Phí Đình Tuấn được xác lập độc bản Việt Nam với tác phẩm “Phiên bản Chùa Một Cột thu nhỏ bằng gỗ Căm xe thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Ngắm nhìn những tác phẩm này, CCB F305 (Đặc công) N.M.C đã phải thốt lên: “Thật kính phục, người lành lặn, được đào tạo bài bản, chắc gì đã tạo ra những sản phẩm độc đáo như vậy”.


Trình diễn Áo dài của Nhà thiết kế Nhật Dũng và Hoa hậu Paris Vũ. 


Hoa hậu Doanh nhân tài năng châu Á 2018, Paris Vũ bày tỏ sự yêu thích những sản phẩm do TB và NKT làm ra. Hoa hậu Paris Vũ nói: “Tham gia triển lãm, tôi có cơ hội tiếp cận gần gũi hơn với những mặt hàng do TB và NKT làm ra. Tôi thật sự khâm phục khả năng của họ. Tôi cũng hi vọng, Việt Nam sẽ có nhiều hơn nữa những hoạt động thiết thực, cổ vũ lao động, sự sáng tạo của những số phận kém may mắn”.

Tự hào và nể phục những người cống hiến cả đời mình cho sự phồn vinh của đất nước, cả trong thời chiến lẫn thời bình; những người vượt lên khó khăn của bản thân quyết chí làm giàu, tự thân lập nghiệp. Họ là những người đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trở về với thương tích đầy mình. Họ là những người kém may mắn trong cuộc sống. Nhưng họ đã vượt qua mặc cảm, vượt lên nỗi đau thể xác để tích cực thi đua lao động, làm ra những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, không chỉ bán trên thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, như lời Thiếu tướng Lê Mã Lương, AHLLVT - phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm này.


Tác phẩm “Lá lành đùm lá rách - Chất liệu: đá” do AHLĐ thời kỳ đổi mới: Đoàn Xuân Tiếp (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Chân - Thiện - Mỹ) sáng tác


Đọc dòng chữ: “Không để ai bị bỏ lại phía sau” - tên Chủ đề của Triễn lãm, ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc trên đá mỹ nghệ “Lá lành đùm lá rách” của AHLĐ thời kỳ đổi mới Đoàn Xuân Tiếp, và việc dùng tiền bán đấu giá của 3 sản phẩm để phục vụ chương trình và làm từ thiện, cũng thể hiện rõ cái tâm, cái tầm, và tính nhân văn sâu sắc của Triển lãm.

Song, Triển lãm này không chỉ thể hiện tính nhân văn sâu sắc, mà còn thể hiện rõ tính chính trị, xã hội và kinh tế. Những minh chứng sau cũng đủ nói lên điều nhận định trên.


Đoàn đại biểu tiêu biểu tham dự Triển lãm là TB, NKT, Nghệ nhân làng nghề đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các AHLS ở đường Bắc Sơn


Nhìn 60 đại biểu tiêu biểu tham dự Triển lãm là TB, NKT, Nghệ nhân làng nghề xếp hàng nghiêm trang, đứng dưới làn mưa đầu đông giá lạnh làm lễ dâng hương tại Tượng đài AHLS tại đường Bắc Sơn, mà nhiều du khách nước ngoài đến thăm quan Hoàng Thành, và khách vãng lai qua lại đường Hoàng Diệu đã phải dừng chân ngắm nhìn và ngưỡng mộ. Họ đều có chung một suy nghĩ và đánh giá: Đúng là Bộ đội Cụ Hồ… Xứng đáng thế hệ con cháu Bác Hồ. Là người đứng trong hàng ngũ lúc đó, cũng phải xúc động khi ngắm nhìn hình ảnh Đại tá, Họa sĩ: Lê Duy Ứng (người TB mù cả hai mắt) đứng lặng một hồi lâu để cầu nguyện cho hương hồn các AHLS sớm được siêu thoát và nguyện cầu cho đất nước được Quốc Thái Dân An.


Đại tá, Họa sĩ: Lê Duy Ứng TB nặng hạng ¼ nghiêm trang trước vong linh các AHLS


Những hình ảnh dung dị, rất đời thường này đã tác động lớn tới sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về niềm tự hào với truyền thống yêu nước, sự hy sinh quả cảm vì độc lập, tự do của các thế hệ anh hùng Việt Nam và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người con đất Việt.

Nhìn dưới góc độ kinh tế, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Kỷ lục gia VN đánh giá: “Triển lãm vừa có ý nghĩa nhân văn, vừa có ý nghĩa kinh tế, phát triển, vì đây là một nguồn lực của chúng ta cần được huy động”. Điều nhận định này cũng phù hợp với sự đánh giá của Thiếu tướng Lê Mã Lương, AHLLVT Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam. Thiếu tướng Lê Mã Lương phát biểu: Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam ra đời đến nay hơn 15 năm. Sau 15 năm thành lập, đến nay Hiệp hội đã có 1 ngàn doanh nghiệp trải rộng trên 63 tỉnh, thành phố cả nước. Nhiều doanh nghiệp có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như cả nước.


Chủ các cơ sở sản xuất - kinh doanh của NKT được vinh danh tại Triển lãm


… Đến nỗi buồn man mát

Từ Ban Tổ chức đến khách tham quan Triển lãm, đều có chung một nhận định “Triển lãm sản phẩm của TB và NKT Việt Nam 2018” không chỉ thể hiện tính nhân văn sâu sắc, mà còn thể hiện rõ tính chính trị, xã hội và kinh tế, song nhìn vào hàng ghế dành cho đại biểu lại thiếu vắng quá nhiều các “quan chức” của các bộ, ngành chức năng, những người, những cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ trong việc hoạch định chính sách liên quan đến Người có công và NKT.

Một số CCB của phường Lê Đại Hành, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (nhà gần với địa điểm tổ chức Triển lãm) được mời đến tham dự cũng tỏ rõ nét mặt buồn khi thấy thiếu vắng những thành phần cần dự và cần nghe.

Với tính bộc trực, Cựu Chiến binh N.M.C nói: Nếu hôm nay có đồng chí lãnh đạo nào thay mặt Đảng, Chính phủ tới dự thì hiệu ứng của Triển lãm sẽ tăng lên bội phần. Bởi đó là nguồn động viên rất lớn với các đối tượng Người có công như TB, hay đối tượng yếu thế, bị thiệt thòi như NKT trong sản xuất, kinh doanh, để họ đóng góp nhiều công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Và cũng chính từ đây, việc thực thi chính sách đối với Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với Cách mạng và Luật Người khuyết tật sẽ hạn chế bớt được những bất cập đang diễn ra.


Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam Đặng Văn Thanh phát biểu tại Hội thảo


Viết tới đây, tôi lại nhớ lại câu nói của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2000 khi ông mới về nhậm chức Bộ trưởng Bộ Thương mại. Khi nhìn vào thành phần tham dự Hội nghị, thấy thiếu vắng các DN thuộc khối tư nhân và FDI, ông Vũ Khoan nói: “Hội nghị theo kiểu 'xôi chấm xôi' thì có ý nghĩa gì. Mình nói mình lại nghe thôi”.

Thật buồn, tại Triển lãm lần này, Hiệp hội DN của TB và NKT VN đã dành nguyên buổi chiều ngày 2/12 tổ chức hội thảo với chủ đề “Những thách thức trong công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp TB và NKT Việt Nam”.

Với đức tính bộc trực, mạnh bạo, thẳng thắn của người lính năm xưa, dũng cảm xông pha nơi trận mạc, nên chỉ với 1 buổi chiều hội thảo, đã có tới 13 diễn giả báo cáo và tranh luận liên quan đến nhiều vấn đề như đào tạo, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất của TB và NKT; cơ chế XK hàng hóa, tỷ lệ miễn giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh… Nhưng buồn thay, hội thảo này cũng lại rơi vào cảnh “xôi chấm xôi”. Phải chăng, cảnh tượng này đã tồn tại quá lâu theo thời gian, nên mới xảy ra chuyện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp của TB và NKT đang theo chiều hướng “Phú quý giật lùi”.

Cụ thể: Nếu như Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập theo quy định của pháp luật có trên 51% số lao động là người tàn tật được miễn tiền thu sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước”. Thì đến Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ lại quy định: “Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật”.

Hiện nay mô hình doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam rất đa dạng về lực lượng lao động. Có doanh nghiệp lao động chỉ toàn anh em thương, bệnh binh; Có doanh nghiệp lại chủ yếu là thương binh và thân nhân gia đình liệt sĩ; Có doanh nghiệp lại bao gồm cả lao động là thương binh, lao động là NKT và lao động bình thường. Với mô hình này rất khó trong việc xác định tỷ lệ lao động được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước. Bởi hiện nay ở một số địa phương, ngành Lao động Thương binh và Xã hội không công nhận TB là NK.

Trong khi đó, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với Cách mạng đều quy định: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (quy định tại Điều 19 được gọi chung là thương binh), là người bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. Còn tại Luật NKT cũng đưa ra khái niệm: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như TB và NKT đều là người bị suy giảm về sức khỏe khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Đáng buồn hơn, mặc dù Luật NKT đã được ban hành năm 2010, nhưng đến nay con số thống kê về NKT vẫn phải dựa vào kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 để tính. Thử hỏi, với cách tính theo kiểu “bấm độn” này thì làm sao có chính sách phù hợp với hoàn cảnh thực tế được..? Từ đó mới dẫn đến kết quả, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2015, cả nước có 7 triệu NKT, chiếm 7,8% dân số trong đó mới có 1,3 triệu NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật.


Tốp ca nam nữ Đoàn Nghệ thuật CCB - Thương binh Hà Thái biểu diễn văn nghệ chào mừng Triển lãm


Triển lãm sản phẩm của TB và NKT Việt Nam năm 2018 đã khép lại, tuy vẫn còn gợn lên những nỗi buồn, song dư âm về niềm vui và lòng tự hào vẫn còn đó. Bởi ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội, bởi giá trị nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ ngày hôm nay về lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người hy sinh một phần cơ thể cho độc lập dân tộc, tấm gương vượt khó vươn lên mà còn có giá trị kêu gọi mọi người đồng cảm giúp đỡ những người đã chiến thắng chính mình góp phần cống hiến cho sự phồn vinh đất nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...