45 năm giải phóng Thừa Thiên-Huế: Khúc ca khải hoàn trên đất Cố đô

2020-03-25 10:30:00 0 Bình luận
Thắng lợi giải phóng Thừa Thiên-Huế đã đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc Quân khu 1 và vùng 1 chiến thuật, giáng một đòn mạnh vào âm mưu co cụm chiến lược của địch.

Ông Nguyễn Huy Ngọc tham quan gian trưng bày những hình ảnh về chiến dịch giải phóng Thừa Thiên Huế 1975 tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Giữa tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở mặt trận Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo Mặt trận Trị Thiên Huế chớp lấy thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tấn công, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Giữa lúc đài Sài Gòn đang phát lời kêu gọi của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu “giữ Huế bằng mọi giá,” đúng 5 giờ ngày 21/3/1975, tiếng súng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta giải phóng Thừa Thiên-Huế đợt hai đồng loạt khai hỏa.

Sau 5 ngày chiến đấu, với những đòn tiến công thần tốc của bộ đội chủ lực, các lực lượng vũ trang đã bám sát địa bàn tổ chức hỗ trợ lực lượng quần chúng nổi dậy ở các địa phương chủ động làm chủ chiến trường giải phóng Thừa Thiên-Huế.

45 năm sau ngày giải phóng (26/3/1975-26/3/2020), Thừa Thiên-Huế đang có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn của đất nước và đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thừa Thiên-Huế luôn là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự và ngoại giao; đặc biệt, thành phố Huế là một trong hai đô thị lớn nhất miền Nam vào thời điểm đó. Vì vậy, với sự kiện ngày 26/3/1975, lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, tung bay trên bầu trời Cố Đô Huế đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên-Huế hoàn toàn được giải phóng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Tới thăm Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế những ngày cuối tháng Ba lịch sử, ông Nguyễn Huy Ngọc (72 tuổi, ở thành phố Huế), người cán bộ biệt động thành năm xưa vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc, ký ức về những ngày đầu đơn vị từ vùng rừng núi tiến về thành phố, mở đường cho quân chủ lực tiến vào giải phóng Huế.

Hiện nay, phòng trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế đang trưng bày một tấm ảnh chụp trưa 25/3/1975, ông Nguyễn Huy Ngọc chạy chiếc xe Honda có gắn lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đi trước dẫn đường, đón bộ đội chủ lực ở cánh Bắc tiến vào cửa An Hòa để vào tiếp quản thành phố Huế.

Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Huy Ngọc mới 27 tuổi, là Chính trị viên Biệt động Thành cánh Bắc Huế, thuộc Thành Đội Huế. Đơn vị có 30 đồng chí, đầu năm 1975 đơn vị đóng quân ở khu vực cánh đồng Chầm (nay thuộc thị xã Hương Trà), cách thành phố Huế khoảng 5 km theo đường chim bay.

Ngày 5/3/1975, tiếng súng tiến công của quân và dân ta đồng loạt nổ ra trên khắp chiến trường Thừa Thiên-Huế, chính thức mở màn chiến dịch giải phóng. Hai ngày sau, đội Biệt động Thành ở cánh Bắc Huế được cấp trên giao nhiệm vụ đánh vào phân chi khu Hương Sơ, cầu An Hòa… để mở cửa phía Bắc thành phố Huế cho bộ đội chủ lực tiến quân vào.

Ông Nguyễn Huy Ngọc cho biết đây là nhiệm vụ quan trọng và hết sức nặng nề đối với đơn vị bởi phải “xuyên thủng” một tuyến phòng ngự được bố trí chốt chặn dày đặc của địch.

Từ đầu tháng đến ngày 24/3/1975, khi đơn vị tiến được vào thành phố Huế, là quãng thời gian ác liệt nhất, trên đường đi các chiến sỹ biệt động phải “ẩn mình” trong lùm cây bụi cỏ, dưới ao hồ, sình lầy đợi thời điểm chập choạng tối tiến đánh các mục tiêu.

Tuy nhiên, do địch tăng cường phòng thủ nên nhiều lần đơn vị bị địch phục kích, phải phá vòng vây, nhiều đồng chí đã hy sinh.

Đặc biệt, trong đêm 21/3, đơn vị phối hợp bộ đội đánh vào chi khu Hương Trà, mặc dù tiêu diệt được chi khu nhưng khi rút lên núi quân ta lại gặp địch phục kích khiến 7 người bị hy sinh. Tự tay ông đã chôn cất 5 đồng chí trong trận đánh đó.

Ông Nguyễn Huy Ngọc nhớ lại vào cuối tháng 3/1975, trước sức tấn công trên khắp chiến trường dồn hướng về thành phố Huế, cục diện chiến trường thay đổi nhanh chóng, quân địch bắt đầu bị vỡ trận, phải tháo chạy.

Khoảng 2 giờ ngày 24/3, Biệt động Thành cánh Bắc Huế đã lọt được vào trung tâm thành phố Huế, theo hướng từ Văn Thánh qua Thiên Mụ và Kim Long về cầu Trường Tiền; trên đường đi gặp lính ngụy xin ra đầu hàng rất nhiều.

Đến ngày 25/3, đơn vị phối hợp với lực lượng biệt động nội thành ra đón bộ đội chủ lực ở cánh Bắc vào tiếp quản thành phố trong tiếng reo hò, cờ hoa của người dân.

Chiến đấu bao năm ở vùng rừng núi, nay được đặt chân về lại đô thành đối với những người lính như mở ra một chân trời mới.

Ông Nguyễn Huy Ngọc tham quan hiện vật trưng bày thu được của địch trong chiến dịch giải phóng Thừa Thiên-Huế 1975 tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Ông Nguyễn Huy Ngọc chia sẻ khi còn ở căn cứ, đêm về, anh em đồng đội thường ngồi trên đồi Xước Dũ, dốc Mồng nhìn về Huế thấy ánh điện sáng mà lòng mơ ước cháy bỏng về một ngày được bước dạo đi trên những con phố đẹp, thơ mộng của Huế dưới ánh sáng của đèn neon trong ngày hòa bình. Vì vậy, khi ước mơ đó trở thành hiện thực, đi qua những địa danh như cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba hay cửa Ngọ Môn cảm xúc lúc đó như nửa tỉnh, nửa mơ, nhiều đêm những ngày sau đó không sao ngủ được...

Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 giải phóng Thừa Thiên-Huế diễn ra trong hai đợt, đợt 1 từ ngày 5-14/3 và đợt 2 từ ngày 21-26/3.

Cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân ta trên chiến trường Trị Thiên Huế ở đợt đầu là đòn đánh phủ đầu, phối hợp với mặt trận Tây Nguyên đẩy quân địch vào thế bị động lúng túng, không phán đoán được ý đồ chiến lược của ta.

Khi toàn bộ quân ngụy ở Tây Nguyên bắt đầu rút chạy, chính quyền đầu não của ngụy ở Sài Gòn cam kết với binh lính sẽ bảo vệ Huế đến cùng, bằng mọi giá.

Trong đợt tiến công lần hai, từ ba hướng Bắc, Tây và Nam, các lực lượng vũ trang Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn II liên tục tấn công, đập tan các tuyến phòng thủ của địch trên tuyến giáp ranh, hình thành thế chia cắt, bao vây gọng kìm ép sát Huế. Với sự phối hợp sức mạnh tiến công thần tốc của bộ đội chủ lực, cùng với các đội vũ trang, chính trị, biệt động ở địa phương, nhân dân Thừa Thiên-Huế đã nhanh chóng nổi dậy làm chủ chiến trường.

Thắng lợi giải phóng Thừa Thiên-Huế đã đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc Quân khu 1 và vùng 1 chiến thuật, giáng một đòn mạnh vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung, tạo đà cho bước chân thần tốc của đại quân ta tiến vào Đà Nẵng và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Viện Thông tin Khoa học xã hội

Ngày 8/5, tại Hà Nội, Viện Thông tin Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (1975-2025)
2025-05-09 13:46:16

Vị tướng lớn lên từ "Thép đã tôi thế đấy"

Vị Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiều mối nhân duyên với xứ sở Bạch Dương. Ý chí, khát vọng bỏng cháy được cống hiến cho dân tộc, Tổ quốc trong ông được nuôi lớn bởi những trang sách, văn học Nga. Tình cảm với nước Nga theo ông suốt sự nghiệp và cuộc đời.
2025-05-09 08:39:37

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0

Xác định việc bảo vệ “Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thường xuyên, suốt đời và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong mỗi người đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng ra sức rèn luyện và cố gắng, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
2025-05-08 14:13:03

Thống nhất về giao thông, nhà ở khi cán bộ Hải Dương về Hải Phòng làm việc

TP.Hải Phòng và tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp, nghe báo cáo việc triển khai kết luận các nhiệm vụ về tổ chức giao thông kết nối giữa hai địa phương; quy hoạch, chương trình; tình hình thực hiện một số dự án khu đô thị nhà ở lớn trên địa bàn Thành phố
2025-05-08 13:54:52

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

Hôm nay, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, đây không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng mới của sự sang trọng, tiện nghi bậc nhất giữa núi rừng Tây Bắc.
2025-05-07 14:35:07

Hiệp hội VAIDE: Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ

Thực hiện chương trình công tác năm 2025 của Hiệp hội, sáng ngày 07/5 Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ.
2025-05-07 13:25:00
Đang tải...