70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng, 3,5-5 triệu lao động có nguy cơ mất việc

2020-08-28 10:47:28 0 Bình luận
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội dự báo sẽ tác động mạnh đến thị trường lao động. Số người lao động (NLĐ) thất nghiệp sẽ còn tăng trong thời gian tới đây nếu tình hình dịch không được kiểm soát tốt.

Số NLĐ thất nghiệp sẽ còn tăng

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, thời điểm trước dịch COVID-19, mỗi tháng có khoảng 80.000-90.000 người tham gia vào thị trường lao động (LĐ). Riêng lực lượng LĐ có việc làm thông qua đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là khoảng 11.000 người/tháng. Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 4-5, thị trường LĐ mất khoảng 60.000 việc làm mỗi tháng bởi doanh nghiệp (DN) bị đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, dẫn đến tình trạng NLĐ bị ngưng việc, giãn việc, mất việc.

Người lao động đến nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (Ảnh: Mạnh Dũng)

Bộ LĐTBXH đánh giá, đợt dịch COVID-19 lần 2 sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường LĐ do thị trường hàng hóa đóng băng. Các DN tư nhân, DN vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến hết tháng 7, số DN ngừng kinh doanh tăng 41,5 % so với cùng kỳ năm ngoái. Số LĐ thất nghiệp sẽ còn tăng nếu từ giờ đến cuối năm không kiểm soát tốt tình hình dịch.

Trước tình hình đó, Bộ LĐTBXH đã tham mưu với Chính phủ gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 với phương án hỗ trợ toàn diện để ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất; tập trung hỗ trợ vào nhóm các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ...

Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH đã tính đến kịch bản xấu nhất, trong những tháng cuối năm, số NLĐ mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000-70.000 người/tháng. Số DN bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%; số NLĐ bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người. Trước đó, tác động của dịch COVID-19, quý II/2020 ghi nhận mức tăng trưởng của nền kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm qua (chỉ tăng 1,81%); cùng với đó là khoảng 1,3 triệu LĐ bị thất nghiệp.

Chính sách hỗ trợ NLĐ

Trao đổi về vấn đề này, ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) Hà Nội - cho hay, hàng ngày, các cơ sở của trung tâm trên địa bàn Hà Nội có khoảng 400 lượt NLĐ đến khai báo tình trạng việc làm và đăng ký bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Thời điểm này so với cùng kì năm 2019 vẫn chưa có sự gia tăng đột biến.

Ông Thảo cho rằng, mặc dù dịch COVID-19 tái bùng phát và có diễn biến phức tạp, song thị trường LĐ tại Thủ đô vẫn khá sôi nổi và chưa bị tác động nhiều của dịch. Phải căn cứ vào tình hình của dịch và mức độ kiểm soát dịch COVID-19 mới có thể đánh giá chuẩn xác tác động đến thị trường LĐ ra sao.

Theo Giám đốc TTDVVL Hà Nội, thông thường NLĐ đến làm thủ tục BHTN có độ trễ hơn. Nếu như dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ từ tháng 1-3, số NLĐ đến trung tâm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cao điểm rơi vào tháng 4-5 vừa qua. Cho nên, cần chờ thêm thời gian nữa mới đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến LĐ, BHTN.

Ông Thảo cho rằng, NLĐ khi bị mất việc làm có thể tìm đến chính sách BHTN. Mục tiêu lớn nhất của chính sách này là giúp NLĐ thất nghiệp sớm quay lại thị trường LĐ. Vì vậy, ngoài việc nhận khoản trợ cấp thất nghiệp, NLĐ mất việc làm còn được hưởng thêm nhiều chế độ hỗ trợ khác, trong đó có học nghề miễn phí.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ nếu có nhu cầu học nghề chỉ cần làm đơn đăng ký là sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền trong suốt khóa học. Mỗi tháng, NLĐ được hỗ trợ 1 triệu đồng, thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp nghề, NLĐ sẽ được giới thiệu đến các DN làm việc hoặc tự tìm việc làm.

Số liệu của Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 565.000 người (tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019). Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp gần 7.000 tỉ đồng, tăng gần 40% so với năm 2019.

Trong đó, vùng Đông Nam bộ là nơi có nhiều người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nhất (hơn 200.000 người, chiếm 37%); tiếp đến vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 100.000 người/vùng, chiếm 18%); thấp nhất là Tây Nguyên (15.000 người, chiếm 2,6%).

Số lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố nơi có thị trường lao động phát triển, nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất như TPHCM (88.990 người), Bình Dương (49.297 người), Đồng Nai (33.317 người), Hà Nội (38.154 người).

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56
Đang tải...