An Lão - Hải Phòng: Ước mơ vươn tới một “Làng nghề”

2020-02-03 15:19:28 0 Bình luận
“Chúng tôi liệu có phải là những đứa con rơi mà bao năm nay cứ tự lớn rồi không ai công nhận?” - Chủ cơ sở chế tác đá Mỹ thuật Tuấn Thiện cùng nhiều chủ cơ sở chế tác đá khác tại xã An Tiến, An Lão, Hải Phòng bao lâu nay luôn trăn trở, khắc khoải…

Đau đáu một ước mơ...

Chính thức vào nghề năm 1990, ông Trần Minh Tuấn luôn ấp ủ khát khao trở thành nghệ nhân chế tác đá giỏi. Qua năm tháng bôn ba thăng trầm, với lòng đam mê đau đáu có một làng nghề chế tác đá bài bản. Đến nay, Công ty Mỹ thuật Tuấn Thiện ra đời phát triển mở rộng trên diện tích 5000 m2 đầu tư quy củ nhất nhì làng đá Hải Phòng. Khách hàng của Tuấn Thiện trải dài khắp các tỉnh miền Bắc.

Các cơ sở chế tác đá tại An Tiến nằm ngay trục Quốc lộ 10.

Là một nghệ nhân tâm huyết, mang tầm nhìn của doanh nhân thời đại mới, Giám đốc Minh Tuấn đã tham vấn cho các lãnh đạo chính quyền thành lập làng nghề từ năm 2012. Sau đó được sự đồng thuận của xã của huyện, ông đã nỗ lực kêu gọi tập hợp các nghệ nhân khác trong huyện thành lập ban vận động “Thành lập hội làng nghề điêu khắc đá Núi Voi” với trụ sở hoạt động ngay tại Văn phòng Công ty Mỹ thuật Tuấn Thiện của ông.

Hồi ấy, Ban vận động làng nghề của ông có 51 chủ đá tham gia. Trong đó ông làm trưởng ban cùng một phó trưởng ban và 3 ủy viên thường trực. Họ kiên trì bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian, bỏ tiền bạc và các mối quan hệ làm việc từ năm 2012 - 2015. Kết quả Sở Văn hóa Thông tin và Truyền thông ủng hộ nhiệt tình, Sở Xây Dựng vui vẻ tán thành nhưng Sở Tài nguyên - Môi Trường lấy lý do ô nhiễm môi trường và từ chối...

Giám đốc Trần Minh Tuấn tâm sự: “Sau ngần ấy năm hành trình theo đuổi mơ ước ‘làm giấy khai sinh cho những đứa con rơi’ như chúng tôi, bản thân tôi nhận ra một điều là mình chẳng nên cầm đèn chạy trước ô tô làm gì. Cứ để mặc đấy. Khi nào các sở, ngành thấy thực sự cấp bách trong việc tổ chức, quy tụ và thành lập làng nghề, chắc họ sẽ không thờ ơ nữa…”.

Ước mơ không của riêng Tuấn Thiện

Huyện An Lão hiện có khoảng 100 cơ sở chế tác đá theo mô hình doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, tập trung nhiều nhất dọc quốc lộ 10. Trên quãng đường kéo dài khoảng 3km từ xã Trường Thành đến xã An Tiến, hình ảnh những sản phẩm đá cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nghề này ở huyện An Lão. Các sản phẩm tinh xảo với những hoa văn phong phú trên khung diện lớn như lăng mộ, cột kèo hay đường nét tinh tế của những pho tượng, cộng các cơ sở đầu tư thêm công nghệ chế tác đá rất hiện đại, tân tiến giúp cho điêu khắc đá Hải Phòng trở nên có tiếng tăm những năm gần đây.

Cơ sở chế tác đá của nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn.

Phải nói, nghề đá An Lão đang đảm bảo công việc ổn định với thu nhập khá cho một bộ phận dân cư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong một phân khúc hàng hóa đặc biệt. Góp phần chuyển dịch cán cân cơ cấu kinh tế cho địa phương.

Tuy nhiên hiện nay, nghề đá An Lão lại đang ở dạng tự phát. Anh Đỗ Văn Hồng - một chủ cơ sở đá mỹ nghệ Văn Hồng (An Tiến, An Lão) chia sẻ: “Ở đây, chúng tôi hầu hết là mạnh ai người ấy làm. Cơ sở ai người ấy sống bao năm nay rồi…”. Lối sống trên dẫn đến các cơ sở chế tác chẳng ai nhắc nhở ai, thi nhau xả bụi đá trực tiếp ra quốc lộ gây ảnh hưởng đến người đi lại; Hay các cơ sở căng bạt xiêu vẹo hàng hóa xếp lổm nhổm gây mất mỹ quan đường phố; công nhân làm việc không kính bảo hộ, không khẩu trang nguy cơ mất an toàn lao động lớn….

Nói về vấn đề này, Ông Nguyễn Văn Bút - Chủ tịch UBND xã An Tiến cho biết: Hiện nay xã có trên 50 cơ sở chế tác đá được bố trí khu vực sản xuất tập trung cách khá xa khu dân cư và gần mặt đường quốc lộ 10. Chính quyền địa phương đã thường xuyên tăng cường các biện pháp giám sát, nhắc nhở cơ sở tuân thủ nghiêm túc vấn đề an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, đó mới là cơ chế cục bộ tạm thời, các nguy cơ tiềm ẩn không dễ kiểm soát. Vì vậy, trong tương lai các cấp các nghành cần giúp chúng tôi có một khu tập trung mô hình làng nghề cho chế tác đá ở An Lão.

Người viết xin dành lời kết nhắc lại những mong ước của các chủ cơ sở chế tác đá thuộc xã An Tiến như ông Lương Văn Lương, Lương Văn Cần, Phạm Văn Tráng, Đỗ Văn Hồng rằng: “Nguyện vọng anh em chúng tôi đều muốn thành lập làng nghề từ lâu để quy tụ phát triển bền vững. Nhưng đến nay chưa có ai đứng ra giải quyết. Chúng tôi không biết đến thời con cháu mình liệu có còn tình trạng như này nữa không?!.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chùa Ba Vàng tổ chức Đại lễ Phật đản 2025

Ngày 3 và 4/5 (tức mùng 6-7/4 Ất Tỵ), nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Chùa Ba Vàng ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569.
2025-05-06 10:33:00

Hải Phòng mở đượt cao điểm ngăn chặn thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Hoàng Minh Cường về việc thực hiện Văn bản số 2352/BYT-QLD ngày 20/4/2025 của Bộ Y tế nhằm “tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả”.
2025-05-05 21:11:01

Hải Phòng đặt mục tiêu ‘kinh tế số’ chiếm 35% GRDP

UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 106/KH-UBND về “phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực năm 2025”
2025-05-05 20:50:05

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
2025-05-05 16:38:08

Ký ức về một thời Điện Biên xưa

Họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ sinh năm 1927, mất năm 2013. Ông được sinh ra trong một gia đình gia thế ở Hải Phòng. Cụ thân sinh ra ông là một nhà giáo dạy ở trường Bonnal Hải Phòng nay là trường PTTH Ngô Quyền, một trong hai trường thành lập đầu tiên của vùng Bắc Bộ (thời Pháp thuộc).
2025-05-05 16:00:25

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV là kỳ họp Quốc hội có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.
2025-05-05 12:00:00
Đang tải...