Anh “Hảo khoèo” bên người chị tuyệt vời hơn cả cổ tích

2018-09-19 10:30:43 0 Bình luận
“Số phận không mỉm cười đã cướp đi mất đôi chân của tôi, nhưng bù lại có một người chị tuyệt vời hơn cả trong cổ tích. Nếu không có chị Hiền thì tôi không tồn tại, chị như người mẹ thứ hai cho tôi sự sống và niềm tin trên cuộc đời này”. Đó là lời chia sẻ cảm động của anh Bùi Văn Hảo (SN 1960), trú tại thôn An Lạc 2, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Suốt mấy chục năm qua ở vùng quê thanh bình, yên ả ấy có một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Người chị với đức hạnh cao cả, chịu đánh đổi, hi sinh tuổi thanh xuân của mình để mang lại hạnh phúc cho người em trai bị tật nguyền. Tình yêu bao la, tươi đẹp đó đã “ thắp sáng” lên được niềm tin giúp cho người em vượt qua số phận, tạo ra “kỳ tích” về sản phẩm chuồn chuồn tre xuất ngoại.

Tuổi thơ bất hạnh…

Ngồi trong nhà, khi nghe thấy tiếng khách gọi vọng ngoài ngõ anh Hảo ngừng lại công việc của mình gượng gạo di chuyển xe lăn ra.

Trong căn nhà nhỏ bé Anh Hảo kể lại, năm anh học đến lớp 8 vào buổi tối đầu đông của tháng 11, chân tay anh bỗng dưng tê buốt, bị co giật liên hồi. Sau đó được bố mẹ đưa bệnh viện khám. Tại đó, bác sỹ kết luận Hảo mắc phải căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp.


Anh Hảo bên những sản phẩm chuồn chuồn tre tự làm 
 
 
 
 
 
 
 
 


Những sản phẩm do tự tay anh Hảo làm ra


Rồi qua một thời gian điều trị, chân của Hảo cũng đỡ đau và được xuất viện. Tuy nhiên một tháng sau, căn bệnh lại tái phát nặng, anh Hảo cho biết: “Lúc ấy tôi buồn lắm chỉ muốn được chết để bố mẹ khỏi phải vất vả. Không được đi học, nhớ bạn, nhớ thầy cô, ngày qua ngày chỉ biết “kết bạn” với chiếc giường nhỏ, tinh thần tôi hoàn toàn bị gục ngã. Nhất là khi nghĩ lại những lời bác sỹ nói về căn bệnh này, nếu chạy vào tim thì chỉ sống được qua năm nào biết năm ấy ”.

Đến năm 1978 khi mới tròn 18 tuổi, bệnh tình tiếp tục chuyển sang giai đoạn xấu khiến đôi chân anh đã bị “chết hẳn”, đôi tay cũng bắt đầu tê tái dần đi rồi biến dạng thành khoặp khèo khó cử động. Số phận cứ nhấn chìm rồi lại kéo anh lên trong bể khổ như vậy xong lại xô ngã vào bờ vực thẳm giữa mong manh của sự sống và cái chết.

Hồi đó, dù học giỏi nhưng buộc anh vẫn phải rời ghế nhà trường. Cũng từ đây, cuộc sống anh hoàn toàn tách biệt với xã hội bên ngoài. Ngày đến, anh chỉ biết nằm bẹt trên chiếc giường cũ kĩ, gắn bó trong suốt 34 năm khiến thể xác hao mòn và đột quỵ. Bạn của anh thường xuyên chỉ là những quyển sách nhỏ, trang báo mà bạn bè gửi cho để khỏa lấp đi được nỗi đau lòng.

Giữa năm 1979 bố anh lâm bệnh mất, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy chị và mẹ anh. Đến năm 1993, mẹ anh mất, chỉ còn lại chị Bùi Thị Hiền là người thân duy nhất bên cạnh, chăm sóc nâng niu anh lúc này, từ mọi sinh hoạt cá nhân, bữa ăn giấc ngủ hàng ngày.

Tạo ra “ kỳ tích” về sản phẩm chuồn chuồn tre xuất ngoại

Đến tháng 6 - 1969, tình cờ anh được người bạn giới thiệu cho một người khuyết tật ở Thành phố Thái Bình đang mở một lớp dạy làm chuồn chuồn tre cho những người khuyết tật do tổ chức “Mái nhà Việt Nam” - một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, Nhật Bản tổ chức. Sau khi nghe xong, anh Hảo mừng vui phát khóc, vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

Được biết, công việc này anh đã “ấp ủ” bao lâu nay, chỉ xem được nó trên ti vi và giờ đây đã có cơ hội trở thành hiện thực. Hai buổi đầu tiên đi học, anh nhờ bạn chở xe máy đưa đi nhưng rồi lại trăn trở, nếu làm vậy sẽ làm phiền bạn nhiều, vì vậy những ngày học tiếp theo anh chỉ dám để bạn đèo mình và chị gái (Chị Hiền – PV) ra đường lớn để bắt xe. Lúc xe chạy tới bến, người chị gái lại lật đật khom lưng xuống cõng em vào lớp học.

Tuy khóa học chỉ diễn ra trong 2 tháng nhưng chỉ trong vòng một tuần, anh Hảo đã nắm bắt rõ thành thạo các quy trình kỹ thuật làm chuồn chuồn khiến ai nấy đều phải cảm phục. Sau khi thôi học về nhà, mỗi sản phẩm được anh “chế tác” thêm đều rất sáng tạo, đặc sắc về hoa văn, kiểu dáng phong phú và được người của tổ chức phi chính phủ trên công nhận là đạt tiêu chuẩn cao. Từ đó, ngày ngày anh Hảo cho ra đời hàng loạt những chú chuồn chuồn với đầy đủ nhiều màu sắc khác nhau, rất bắt mắt người xem.

Tình yêu bao la của người chị

Đằng sau sự thành công của anh Hảo là sự hi sinh, đôi bàn tay dìu dắt, nâng đỡ chắp cánh cho cậu em trai bị tật nguyền mà chị Bùi Thị Hiền dành trọn cả tấm lòng đời người phụ nữ. Ở tuổi ngoài 60, chị Hiền vẫn phải vất vả sớm chiều cày cấy 3 sào ruộng kiếm miếng cơm ăn, manh áo mặc về nuôi em. Anh Hảo kể lại, từ ngày bố mẹ mất, mọi sinh hoạt cá nhân của anh đều do đôi bàn tay người chị chăm sóc cho, khi đến tuổi thanh xuân “sáo sang sông” thương em nên chị cũng “ơ hờ” để lãng quên đi mất những mối tình đẹp mà đáng lẽ ra chị có được.


Anh Hảo và chị gái


Giờ đây anh Hảo nhớ như in bức thư chị viết cho anh khi anh đi lên Thái Nguyên chữa bệnh vào năm 1976, trong bức tâm thư có đoạn. “Chị bảo rằng nếu tôi không khỏi bệnh thì chị sẽ ở vậy nuôi em suốt đời. Không ngờ, lời trong bức thư đã linh nghiệm đến bây giờ” – Anh Hảo tâm sự.

Ngày đến, trông chị vẫn miệt mài lam lũ, bươn trải mà quên đi hạnh phúc đời người con gái, anh Hảo xót lòng đôi mắt lại rướm lệ nhiều lần mỗi khi khuyên chị đi lấy chồng. Mãi tuổi 40 khi thấy em động viên nhiều khiến chị Hiền mủi lòng, nhưng chị lại nghĩ mình về nhà chồng ở rồi em phải sống một mình, lẻ loi và cô độc, sẽ không có ai bên cạnh chăm sóc cho. Chị quyết định sinh con theo ý nguyện của mình.

Nói về sự hi sinh thầm lặng ấy, trong căn nhà chật chội, hai hàm răng ăn trầu đen nhánh của chị Hiền cười tươi nói: “Khi Hảo sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi rồi. Tôi thương em hơn cả bản thân mình vậy, muốn làm tất cả những gì mà mình có thể để bù đắp lại hạnh phúc cho em. Hàng ngày, được tận mắt thấy Hảo tự tay làm ra sản phẩm chuồn chuồn tre chất lượng có thể xuất ngọai, tôi tự hào vì có được người em như vậy”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...