Bài 1: Vào “vương quốc” ngao

2016-03-27 11:13:29 0 Bình luận
Bắt đầu từ việc được đầu tư xây dựng đê chắn sóng, người dân bỏ sức của, sức người khai khẩn, cải tạo mà vùng đầm lầy cửa biển Ba Lạt, thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định, nơi trước đây được mệnh danh là “vùng đất chết” đã hồi sinh. Một vùng nuôi ngao lớn dần được hình thành trải rộng qua nhiều xã, trở thành vựa ngao lớn nhất miền Bắc.

Hồi sinh “vùng đất chết”

Chiếc thuyền sắt rung lên trong tiếng máy nổ ròn rã từ từ rời bến tiến về hướng cửa biển Ba Lạt. Trời mây xanh ngắt một màu. Từ xa đã thấy những chòi nuôi ngao trông như những nhà giàn trên biển, in bóng xuống mặt nước, đẹp như một bức tranh… Vùng cửa biển, bãi bồi Ba Lạt trải rộng trên địa bàn 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc, Giao Xuân. Giao Thủy có nghĩa là nơi giao thoa của ba dòng nước lớn tạo nên một vùng đất trù phú. Vùng đất ấy nằm phần nhiều trên địa bàn xã Giao Xuân. Nhưng ít ai biết rằng, Giao Xuân xưa kia là “vùng đất chết”. Cả xã như bãi bồi hoang dại cỏ mọc um tùm, chỉ có những loài thủy quái và sú vẹt tồn tại.


Ngao sạch Giao Thủy

Theo những người già trong vùng, khoảng những năm 1930, đất Giao Xuân thưa thớt người sống. Người ta cho đó là vùng đất dữ, khó có thể khai khẩn lập nghiệp. Một bên là biển, chưa có đê điều nên sóng lớn tàn phá tất cả những gì con người gây dựng. Nhiều người chết và mất tích tại khu vực từng được xem là bí ẩn này đã khiến không ai dám dừng chân. Cả một vùng rộng lớn ngập mặn, hoa màu không thể phát triển. Phải đến những năm 1970, khi chính quyền tỉnh Nam Định dốc sức quyết tâm xây dựng và gia cố hệ thống đê điều, bắt đầu cuộc sống mới ở vùng đất này. Tuy nhiên, những năm đầu nghề nuôi ngao mới chỉ ở mức tự phát chứ không tập trung quy mô như bây giờ.

Đến nay, nghề nuôi ngao ở Giao Thủy nói riêng và Nam Định nói chung đã phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng. Với hơn 1.500ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, sản lượng ngao thương phẩm trung bình mỗi năm toàn tỉnh đạt trên 200.000 tấn. Riêng huyện Giao Thủy, nơi có diện tích nuôi trên 1.400ha, thu hút khoảng 1.600 hộ và tổ hợp sản xuất ngao giống và ngao thương phẩm, sản lượng ngao 150.000 tấn/năm. Nuôi ngao mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên.

 “Vua ngao” Giao Thủy

Về Giao Xuân, chúng tôi không khó tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Cửu, người được mệnh danh là “vua ngao” Giao Thủy. Ngôi biệt thự khang trang lớn nhất làng như minh chứng cho những thành công và danh tiếng của “vua ngao”. Ông Cửu sinh ra trong một gia đình đông anh chị em ở miền biển Nam Định. Học hết lớp 7, ông theo những người anh của mình đi làm công nhân. Năm 1980, ông Cửu nhập ngũ. Hết nghĩa vụ, ông xuất ngũ về quê làm đủ nghề từ may khâu, chăn nuôi lợn cho đến bán nước, bán vật liệu xây dựng... với mong muốn thoát cảnh nghèo khổ.

Gắn bó với mảnh đất Giao Xuân cùng tâm nguyện cháy bỏng làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Cửu nhận thấy nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với những bãi ngao tự nhiên ngút tầm mắt. Trước đây, ngao tự nhiên nhiều đến nỗi người dân nấu cho lợn ăn mà không biết bán đi đâu. Trong thời gian đi làm thuê ở Bến Tre, Cà Mau… ông Cửu thấy nhiều người buôn bán các loại nhuyễn thể và đó là nguồn thu nhập giúp họ thoát nghèo. Trong khi đó, ở Giao Xuân người dân chưa biết được giá trị kinh tế đích thực của ngao. Ông Cửu quyết định đầu tư nuôi ngao trên vùng đất bãi.

Con ngao gắn với bao thăng trầm của cuộc đời ông Cửu, thành công có, thất bại cũng nhiều. Nghe nói xứ Bến Tre cũng nuôi ngao, ông Cửu tìm đến và phát hiện, giống ngao ở đây có sức tăng trưởng nhanh, rất phù hợp với vùng đất quê mình. Vui sướng, ông quyết định đưa ngao Bến Tre về Nam Định nuôi thử nghiệm và nhân giống. “Lúc đầu có người bảo tôi bị điên, ngoài bãi có vô vàn ngao rồi còn bày vẽ mua giống nơi khác”, “vua ngao” kể. Thế nhưng, khi đại hạn năm 2001 giết chết toàn bộ số ngao địa phương mà đầm ngao của gia đình ông Cửu vẫn không hề hấn gì lúc đó ai nấy mới tròn mắt ngạc nhiên. Cả xã đau đầu vì giống ngao địa phương coi như tận diệt. Với giống ngao đưa từ Bến Tre về, có khả năng chịu được thời tiết nắng nóng của miền Bắc, ông Cửu đã trở thành vị cứu tinh của “vương quốc” ngao.

 Giao Thủy có vùng nuôi ngao chiếm gần 30% diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Sản phẩm ngao Giao Thủy chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven biển phía Bắc. Các hộ nuôi ngao ở Giao Thủy đang chuyển từ làm ăn riêng lẻ sang hợp tác theo nhóm, nhằm hỗ trợ nhau về tài chính, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, áp dụng chung quy tắc sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng. Nhờ nuôi ngao, người dân “vùng đất chết” không chỉ thoát nghèo, họ đã trở thành những tỷ phú. Cuộc sống nhân dân trong vùng được cải thiện, nhiều nhà cao tầng mọc lên, nhiều gia đình xây biệt thự, có ô tô riêng...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...