Bài 2: Nghiện ma túy bởi vì nghịch lý

2017-05-27 10:15:51 0 Bình luận
HOANHAP.VN Ma túy, đặc biệt là ma túy vị thành niên, đang trở thành một nỗi ám ảnh và bức xúc toàn xã hội. Mặc dù Nhà nước và các ngành chức năng đã triển khai nhiều nỗ lực hao tổn sức người và sức của, song dường như vẫn chưa tìm được lối thoát. Qua trải nghiệm tư vấn lâm sàng và mô tả một số chân dung tâm lý vị thành niên nghiện ma túy, nhận dạng những yếu tố liên quan và đưa ra một số hướng tiếp cận dự phòng mà mỗi gia đình có góc nhìn rõ hơn.

                                                               Hồ sơ 1

 V.H. nam, 18 tuổi, học sinh lớp 12A trường THPT Đ.T.

Trong một buổi học, H ngủ gật trong lớp. Cô Hiệu phó nghi ngờ yêu cầu đi thử nước tiểu. Kết quả thử cho thấy có chất ma túy(dạng heroin). Cô thông báo về gia đình: “Phải nghỉ học ở nhà 10 ngày cai nghiện, khi nước tiểu trở lại âm tính mới được đi học. Ngay hôm thử nước tiểu (+), H, không dám về nhà, trốn ở nhà bạn. Bố mẹ đi  tìm, khi gặp H, xin lỗi bố mự và tỏ ra rất ân hận.

Từ hồi học lớp 9 (15 tuổi), có một người bạn thân học cùng lớp – bạn này đã bị đuổi học vì nghiện ma túy nhiều lần, cho H một gói thuốc lá  Vinataba. Hút thấy “thơm” nhưng H. không nghĩ thuốc đã tẩm Heroin. Bây giờ thử nước tiểu (+) H. mới nghĩ bạn này đã “hại” mình, và nghĩ cách trả thù.


Ảnh minh họa


Từ hồi học cấp 2,H. đã nghiện thuốc lá. Lúc đầu chỉ bắt chước các bạn, sau quen dần thành nghiện. Trong gia đình cả bố và người em trai đều hút, mỗi ngày hết mấy bao thuốc. mẹ H. phàn nàn nhiều về chuyện cả ba bố con đều hút, hiện nay cả ba bố con đều cố gắng giảm; song với H., giảm hút thì có thể nhưng cai thì rất khó.

H. kể: hút heroin lần này là lần thứ ba. Lần đầu vào năm học lớp 9 (cách nay 3 năm),do một người anh họ rủ rê. Lần thứ hai(năm học lớp 11), trong bữa sinh nhật một người bạn, các bạn lừa H. uống bia say rồi cho hút; lần này là lần thứ ba.

Hai lần trước, ngoài các bạn trong cuộc ra, còn thì không ai biết, “đây là lần đầu tiên em kể cho chị” –H. nói với một bác sĩ tư vấn tâm lý. Ngoài ra “em là một đứa thích chơi bời” –H. kể tiếp.

“Những buổi tối, theo các bạn đi chơi tới các quán bar, con trai thường uống bia, rượu ngoại, cà phê; con gái uống nước hoa quả, bia, nước ngọt, cũng có bạn thử cà phê, rượu ngoại. Trong nhóm chơi đêm nay, có cả mấy bạn gái học giỏi, ngoan nhưng vì bạn trai rủ, không đi sợ mất người yêu nên đành phải đi. Nhà em nghèo, không có tiền đi chơi, nhưng thường được các bạn “bao”. Nhiều bạn em giàu lắm, chơi thoải mái mà chẳng bao giờ hết tiền; có bạn lấy cắp của bố mẹ ba triệu đồng để đi thăm quan mà bố mẹ không hề biết.

H. kết luận “Em sống vì bạn, không bao giờ bỏ các bạn được dù mẹ em nhiều lần khóc lóc thấy em theo các bạn chơi bời. Em thương mẹ em nhưng lại cần có bạn”.

H. kể: “…Em có người yêu từ hồi lớp 5, từ đó đến nay đã “thay người yêu” mấy lần rồi; các cô đó thường học cùng, hoặc kém một lớp và đều học giỏi và khá…”

Gia đình H. có mức thu nhập thấp. Bố là một công nhân (thuộc Công ty thiết bị đo điện), mức lương thấp. Mẹ cũng là một công nhân, phải nghỉ hưu sớm, mở quán bán hàng nước ở nhà. Người mẹ, ngoài việc nuôi hai con, còn phải nuôi thêm bà ngoài và một bà dì (mắc một trứng tâm thần nhẹ), nên cuộc sống rất vất vả. Tuy vậy, bố mẹ đều chiều con, lo cho con ăn học, mặc dù cả hai con đều học trường dân lập, không bao giờ đánh mắng các con.

Một nghịch lý: Khi tiếp xúc với người mẹ, bà vừa muốn bày tỏ nỗi thống khổ của người mẹ khi con vừa phạm lỗi lầm vừa muốn “bao che” cho con khi luôn miệng bảo “cháu nhà tôi ngoan lắm”.

Một vấn đề được đặt ra: Phải chăng số phận H. trước nguy cơ ‘tái phạm” ma túy vẫn là điều bất trắc khi mà, qua những lần tiếp xúc, H. không có trách nhiệm  gì trong việc đó.

  

                            

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...