Bản tin kinh tế, tài chính ngày 12/9/2021: La liệt ô tô giá 100 triệu được ngân hàng rao bán thanh lý

2021-09-12 09:41:48 0 Bình luận
Theo báo giao thông các ngân hàng đang tích cực rao bán ô tô để thu hồi nợ, trong đó có rất nhiều chiếc chỉ có giá hơn 100 triệu đồng…

Giá vàng hôm nay 12/9: Ồ ạt lao dốc, người mua lỗ nặng sau 1 tuần đầu tư

Giá vàng trong nước đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết hai chiều mua vào - bán ra ở mức 56,60 - 57,30 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với chốt phiên giao dịch tuần trước.

Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC ở mức cao 700.000 đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng được đơn vị này điều chỉnh giảm cả hai chiều 150.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết ở ngưỡng 56,65 triệu đồng/lượng - 57,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi so với chốt phiên giao dịch tuần trước.

Chênh lệch giữa giá mua và bán ở ngưỡng cao 1 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng được Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng cả hai chiều.

Ảnh minh họa: Phan Anh

Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết ở ngưỡng 56,60 triệu đồng/lượng - 57,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng Doji vẫn tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn duy trì ở ngưỡng cao 1,15 triệu đồng/lượng. 

Với mức chênh lệch mua - bán quá cao, người mua vẫn tiếp tục thu về khoản lỗ kỷ lục. Cụ thể, nếu mua vàng tại Tập đoàn Doji vào phiên đầu tuần (6.9) với mức 57,50 triệu đồng/lượng và bán ra vào phiên hôm nay ở ngưỡng 56,60 triệu đồng/lượng, người mua lỗ tới 900.000 đồng cho mỗi lượng vàng.

Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco đóng cửa phiên giao dịch tuần ở mức 1.786,80 - 1.787,80 USD/oz (mua vào - bán ra). So với chốt phiên giao dịch tuần trước, vàng đã sụt giảm kỷ lục đến 40,8 USD/oz.

Giới chuyên gia nhận định, tuần này giá kim loại quý sụt giảm nguyên nhân là bởi các thông tin kinh tế tích cực từ khu vực kinh tế châu Âu nói chung và Đức. Trong khi đó xuất khẩu ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 8.

Ngày 9.9, Bộ Lao động Mỹ còn công bố số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại Mỹ khá khả quan, giảm 35.000 xuống 310.000 đơn, thấp nhất kể từ giữa tháng 3.2020.

Trong khi đó, quỹ ủy thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust đã quay lại bán ròng kim loại quý. Trong ngày 9.9 quỹ này đã bán ra 0,35 tấn vàng, lượng vàng của quỹ hiện chỉ còn 998,17 tấn. Động thái này khiến cho giá kim loại quý tụt dốc không phanh.

Chứng khoán: Có khôn ngoan khi cứ lao vào cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ?

Sau những khuyến nghị được đưa ra vào cuối tháng 8, bước vào các phiên giao dịch đầu tháng 9 sau dịp nghỉ lễ, thị trường vẫn tiếp tục sôi trào với sóng cổ phiếu 2 nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo khả năng đảo chiều bất cứ lúc nào và những nhà đầu tư vào sóng muộn hoàn toàn có thể gặp bất lợi khi lượng cổ phiếu T+3 không về kịp, hàng sẽ bị “kẹp” lại.

Cụ thể, sau một chuỗi dài những phiên tăng điểm, vào 2 phiên ngày 7 và 8.9, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị chốt lời mạnh, tác động đến chỉ số VN-Index, bị giảm lần lượt 0,33% và 0,62%.

Tiếp đó trong 2 phiên ngày 9 và 10.9, thị trường tăng trở lại khi VN-Index kiếm được lần lượt 0,78% và 0,1% điểm số, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ hồi phục mạnh nhưng nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa cho thấy sự đuối sức. Đơn cử phiên kết tuần ngày 10.9, trong khi chỉ số VNSML-Index tăng gần 17 điểm tương ứng hơn 1%, nhưng chỉ số VNMID-Index lại giảm 1,25 điểm.

Sự ngược chiều giữa 2 nhóm cổ phiếu này cho thấy rủi ro đã xuất hiện đối với những nhà đầu tư đặt cược vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa nói chung. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại rằng sự suy yếu của sóng cổ phiếu từ nhóm VNMidcaps sẽ lan dần sang nhóm VNSmallcaps trong những ngày tới.

Theo nhận định mới nhất từ Công ty chứng khoán Rồng Việt, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã tăng mạnh trong tháng 8 và dư địa tăng giá không còn nhiều.

Mới đây, Công ty chứng khoán SSI đưa ra nhận định rằng, xu hướng ngắn hạn trên thị trường chứng khoán chưa được xác định rõ.

Như vậy đồng nghĩa, sự giằng co đang diễn ra giữa lực kéo lên tăng điểm và lực bán chốt lời khiến thị trường giảm điểm, sự đảo chiều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thêm nữa theo Công ty chứng khoán KB Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý về các phiên tăng điểm mạnh trong diễn biến giằng co của thị trường có thể là bẫy tăng giá (bull trap) để các nhà đầu tư “cá mập” thoát hàng. Khi đó, đối tượng mắc bẫy thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ non kinh nghiệm và yếu vốn.

Một khuyến nghị đến từ Công ty chứng khoán MB, nhà đầu tư nên chuyển dịch một phần dòng tiền sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (VN30) nhằm đón đầu khi thị trường chính thức vào xu hướng hồi phục về đỉnh cũ, sẽ cần đến lực kéo từ nhóm này và các cổ phiếu trụ.

Trong tuần giao dịch vừa qua (6-10.9), những phiên tăng điểm cho thấy lác đác sóng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Khi thì cổ phiếu chứng khoán tăng khá; lúc thì nhóm cổ phiếu thực phẩm, dầu khí tăng mạnh; các cổ phiếu công nghệ, bất động sản, thậm chí nhóm ngân hàng cũng hơi gợn nhẹ. Nhưng nhìn chung, mức độ gợn sóng chưa tạo đủ xung lực đưa thị trường vào xu hướng tăng điểm.

Khi hệ số P/E của VN-Index đang ở mức khoảng 16.0x, thị giá cổ phiếu trên thị trường đang được cho là hấp dẫn, trong đó giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm từ 20-30%, nhóm cổ phiếu chứng khoán và nhiều cổ phiếu trụ cũng giảm khá so với mức đỉnh. Một nhịp tăng mới diễn ra được dự báo có thể từ cuối tháng 9 không thể thiếu những nhóm ngành này.  

Bất động sản cho thuê 'lao đao'

Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết. Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách.

Chia sẻ với báo tintuc chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có cửa hàng cho thuê trên phố Hàng Ngang cho biết, từ đầu năm nay, khách thuê đã trả cửa hàng và nhà chị chăng biển cho thuê, nhưng đến nay vẫn không có ai thuê. Trước đó, cửa hàng 16 m2 của chị Thanh Vân cho thuê với giá 18 triệu đồng/tháng, mặc dù đăng báo hạ giá chỉ còn 12 triệu đồng/tháng, thậm chí, nếu khách hàng đồng ý thuê lâu dài, chị sẵn sàng rút xuống còn 9 triệu đồng, nhưng vẫn chưa nhận được liên hệ nào.

Tuyến phố kinh doanh sầm uất Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) “đóng băng” do dịch COVID-19. 

Dọc các tuyến phố kinh doanh sầm uất của Hà Nội như Chùa Bộc, Thái Hà, Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa), Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), Đội Cấn, Ngọc Hà (quận Ba Đình), Lò Đúc, Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng)… trước đây mặt bằng kinh doanh quý hơn vàng. Chỉ cần, chủ cửa hàng có cầu, cung “đắt như tôm tươi” và luôn kín lịch xếp hàng thuê. Song, hiện nay, băng rôn, áp phích cho thuê nhà, kèm theo nhiều ưu đãi chăng đỏ rực các tuyến phố này.

Theo nghiên cứu thị trường của Kênh thông tin số 1 về BĐS Việt Nam batdongsan.com.vn, 8 tháng đầu năm, giá BĐS cho thuê “lao dốc" không phanh, nhưng vẫn ế ẩm, với các sản phẩm mặt bằng nhà phố, căn hộ dịch vụ, văn phòng… Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 5, khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, nhiều thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16, khiến thị trường bán lẻ gặp khó khăn, kéo theo BĐS cho thuê chịu sự đìu hiu, vì khách thuê không thể trụ vững.

Tại Hà Nội giá thuê trung bình tại các trung tâm thương mại giảm mạnh trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh. Trong khu vực trung tâm hành chính, giá thuê được ghi nhận giảm 10%, từ gần 2,5 triệu đồng /m2/tháng xuống còn 2,25 triệu đồng/m2/tháng; tỷ lệ trống trung bình khoảng 11%. Phân khúc nhà phố cho thuê, do tiềm lực của khách thuê không mạnh như khách thuê tại khu trung tâm thương mại, nên mức giá thuê giảm sâu, bình quân tới 40-50% so với giá trước khi diễn ra dịch bệnh.

Phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê cũng liên tục ghi nhận giá chào thuê trung bình giảm. Giá chào thuê trung bình ở phân khúc hạng A giảm từ 138.000-184.000 đồng/m2/tháng và 69.000-115.000 đồng/m2/tháng đối với phân khúc hạng B. Tỷ lệ lấp đầy quý II/2021 trung bình giảm từ 15-25% so với quý I, sang quý III còn “thê thảm” hơn. Trước thực tế này, các chủ đầu tư trung tâm thương mại, chủ mặt bằng, nhà trọ... đã chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách thuê như: Giảm tiền thuê nhà, miễn hóa đơn điện, nước... nhằm kéo dài nhu cầu thuê đến khi dịch được kiểm soát, hồi phục. Tuy nhiên, diễn biến dịch đến thời điểm này vẫn chưa có hồi kết.

Nhận định về khó khăn chưa từng có của BĐS cho thuê hiện nay, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội cho biết: Ở thời điểm trước dịch, yếu tố vị trí thuận tiện và trung tâm giúp các chủ cửa hàng mặt phố dễ dàng hút khách, nên lượng cung cầu ổn định. Song, trong giai đoạn dịch COVID-19 tiếp diễn, các đợt giãn cách xã hội kéo dài đã thúc đẩy quá trình tham gia vào thương mại điện tử của nhiều khách hàng đi thuê mặt bằng, nên nhu cầu thuê mặt bằng giảm là tất yếu.

Thị trường BĐS cho thuê sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng kéo dài đến cuối năm bởi những tác động của dịch bệnh. Hiện nay, các địa phương trong cả nước, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đang căng sức phòng chống dịch, việc phong tỏa và siết chặt quy định hạn chế di chuyển, khiến thị trường cầu khó gặp cung, vì khách hàng đang thường trực nỗi lo về tài chính, khó ưu tiên dòng tiền đầu tư vào thuê BĐS kinh doanh.

Dịch bệnh kéo dài đã khiến nhiều ngành nghề kinh tế, từ tiểu thương đến các doanh nghiệp lớn kinh doanh các mặt hàng như: Thời trang, dịch vụ ăn uống, cắt tóc, gội đầu, rửa xe, buôn bán vật liệu xây dựng, vận tải… bị tạm dừng hoạt động vì giãn cách xã hội, dẫn tới gia tăng số lượng người lao động trong các ngành nghề này thất nghiệp, phải trả mặt bằng thuê, rời thành phố về quê tạm lánh dịch. Và hệ quả là phân khúc BĐS cho thuê dư thừa nguồn cung, đó chính là nguyên nhân của tình trạng giá nhà cho thuê giảm thê thảm thời gian qua.

La liệt ô tô hơn 100 triệu được ngân hàng rao bán thanh lý

Theo báo giao thông các ngân hàng đang tích cực rao bán ô tô để thu hồi nợ, trong đó có rất nhiều chiếc chỉ có giá hơn 100 triệu đồng…

Trong lô xe ô tô mới đây được VPBank mang ra bán đấu giá có 3 chiếc có giá khởi điểm 100-200 triệu đồng.

Trong đó, chiếc ô tô biển số 17D-003.37 giá khởi điểm 165 triệu đồng, xe ô tô biển số 36C-282.86 giá 180 triệu đồng. Trong lô này có chiếc mang biển số 26A-047.84 chỉ 140 triệu đồng.

Một chiếc ô tô đang được ngân hàng thanh lý

Một chiếc ô tô đang được ngân hàng thanh lý

Trong lô 16 chiếc được VPBank rao bán ngay trước đó cũng có hai chiếc được định giá khởi điểm trên 100 triệu đồng là chiếc ô tô biển số 64C-077.54 146 triệu đồng và ô tô biển số 86A- 066.50 144 triệu đồng.

Trong một lô khác VPBank rao bán cũng có hai chiếc chỉ 140 triệu đồng là (26A-047.84 và 34D-011.06). Thậm chí chiếc ô tô biển số 26C-084.24 chỉ có giá khởi điểm 130 triệu đồng…

Ngoài VPBank, các ngân hàng khác cũng đang tích cực thanh lý ô tô để xử lý các khoản nợ xấu.

Đơn cử mới đây, VIB cũng rao bán loạt ô tô, trong đó nhiều xe chỉ có giá trên 100 triệu đồng như chiếc Chevrolet Spark 2018 được rao bán giá 155 triệu đồng, chiếc Chevrolet Spark 51G 2017 155 triệu đồng…

Một chiếc xe dãi nắng dầm mua trong khi chờ người mua

Một chiếc xe dãi nắng dầm mua trong khi chờ người mua

Mới đây, chiếc ô tô 5 chỗ, nhãn hiệu Kia Morning biển số 29A-585.51, năm 2012 cũng được Sacombank rao bán với giá khởi điểm 111,6 triệu đồng…

Trong số các xe ô tô được các ngân hàng rao bán, nhiều ngân hàng giới thiệu khá chi tiết về năm sản xuất, tình hình sử dụng, giấy tờ xe đi kèm và hình ảnh chiếc xe trên website.

Tuy nhiên, nếu có ý định mua xe ô tô thanh lý, người mua nên tìm hiểu kỹ về chiếc xe và có thể nhờ chuyên gia hoặc người am hiểu kỹ thuật thẩm định chất lượng giúp trước khi thương lượng giá cả.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc"
2024-12-20 19:10:00

Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao

Vai trò của đối ngoại quốc phòng đang ngày càng được đẩy mạnh trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có những chia sẻ với Tạp chí điện tử Hoà Nhập về chủ đề "Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao".
2024-12-20 14:58:22

HABECO: Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội

Bối cảnh khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh đang được Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chuyển hóa thành những cơ hội, động lực để đổi mới và phát triển. Qua đó giúp mở ra triển vọng đầy hứa hẹn khi ngành bia vượt qua khó khăn và hồi phục tăng trưởng.
2024-12-20 10:45:41
Đang tải...