Báo động bệnh nghề nghiệp!

2017-05-29 21:55:03 0 Bình luận
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Nhiều ngành nghề mới có tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là các yếu tố gây nên bệnh đường hô hấp và bệnh điếc nghề nghiệp.

Khám bệnh định kỳ cho công nhân Cty xi măng Phú Thọ


Anh Nguyễn Văn Tú, chưa đầy 30 tuổi đã phải sống chung với chứng điếc tai khó chữa. Từ miền Trung ra Hà Nội làm công nhân cơ khí chưa đến 2 năm. Giờ đây, mỗi lần trao đổi với người đối diện, người ta phải hét như quát anh mới nghe được. Đi khám chuyên khoa tai mũi họng, thầy thuốc cảnh báo anh đang mắc bệnh giảm thính lực giai đoạn nặng do ảnh hưởng tiếng ồn công nghiệp và có thể bị điếc nếu tình trạng kéo dài.

Đây chỉ là một số trường hợp trong hàng triệu lao động bất đắc dĩ “dính” thêm căn bệnh vì cuộc mưu sinh. Báo cáo của 57 tỉnh, thành phố mới đây cho thấy, trong số hơn 1,2 triệu trường hợp người lao động đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cho thấy các bệnh thường mắc như: Bệnh về đường hô hấp chiếm 25,6%; bệnh về đường tiêu hóa 16%; bệnh về mắt 6,7%; bệnh cơ xương khớp 8,3%; bệnh về tai 2,32%; bệnh về da 3,45% và bệnh tim mạch 4,23%.

42 tỉnh, thành phố thực hiện khám bệnh cho người lao động (NLĐ) cuối năm 2016 cho thấy, có tới 156.899 NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm 64,4%; bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm 10,2%; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp chiếm 5,1%; bệnh nhiễm độc monoxit cacbon nghề nghiệp chiếm 3,2% và một số khác như bụi phổi than nghề nghiệp, nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

Còn chỉ riêng khảo sát của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM (Bộ Y tế), trong số 1.000 công nhân nghề may đã có đến 93% bị mệt mỏi sau lao động, trong đó 47% mệt mỏi toàn thân; 15% kiệt sức; hơn 80% đau mỏi cơ - xương - khớp... Khoa Sức khỏe lao động - Bệnh nghề nghiệp, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM đã cảnh báo, người lao động đang đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến 10% (trong số khảo sát) được chăm sóc sức khỏe. Tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp TP HCM, nếu như các năm trước, tỉ lệ bệnh nhân là công nhân mắc các bệnh nghề nghiệp chỉ chiếm 10% - 15% thì gần đây, tỉ lệ này là 30%. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP, cảnh báo có đến 35% công nhân không bảo đảm 4 bữa ăn trong ngày; tỉ lệ người lao động, đặc biệt là nữ công nhân, thiếu vi chất dinh dưỡng ở mức đáng quan ngại.

Đánh giá về bệnh nghề nghiệp, Bộ Y tế cho rằng, hiện nay việc khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử: Công tác chỉ đạo, quản lý ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của người SDLĐ và NLĐ về VSATLĐ cũng như phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn chế. Nhiều người SDLĐ chưa nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ và phòng chống bệnh nghề nghiệp, nhất là công tác lập hồ sơ, quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc... Đặc biệt, nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn rất hạn chế, hầu hết các tỉnh chưa bố trí được nguồn ngân sách theo quy định tại Quyết định 05 của Thủ tướng về phê duyệt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016- 2020.

Còn dưới góc độ quốc tế, ông Sharan Burrow, Tổng thư ký Liên đoàn Công đoàn Quốc tế, cho rằng: “Không thể chấp nhận cảnh người lao động phải đánh đổi sức khỏe để kiếm sống. Bởi không được phép quên rằng bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội – một gánh nặng hoàn toàn có thể phòng tránh được”. Còn Tổng Giám Đốc Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) Guy Ryder nhấn mạnh: “Cái giá lớn nhất của bệnh nghề nghiệp chính là mạng sống con người. Bệnh nghề nghiệp làm bần cùng hóa người lao động và gia đình họ, ảnh hưởng lớn tới cả cộng đồng khi mất đi những lao động năng suất nhất,”. Theo ông Ryder, phòng ngừa là chìa khóa giải quyết gánh nặng mà bệnh nghề nghiệp mang lại. Đó là biện pháp hiệu quả và và ít tốn kém hơn chi phí dành cho điều trị và phục hồi chức năng. Ông cho biết ILO đang kêu gọi xây dựng một “mô hình phòng ngừa toàn diện và thống nhất hướng tới các mục tiêu làm giảm bệnh nghề nghiệp, chứ không chỉ đối phó với các thương tật lao động”.

Các chuyên gia về lao động cảnh báo trong xu thế hội nhập, với nhiều ngành nghề mới được phát triển, việc sử dụng nhiều hóa chất khác nhau sẽ dẫn đến số bệnh nghề nghiệp tăng cao, cả cấp tính và mạn tính, đặc biệt khi để bệnh tích tụ lâu năm thì càng nguy hiểm, không có thuốc chữa, thậm chí tử vong. Người lao động có vai trò to lớn tạo ra giá trị vật chất cho DN, thế nhưng sức khỏe và tính mạng của họ chưa được các đơn vị này quan tâm đúng mức.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...