"Báu vật" trong đời sống tinh thần
2016-07-12 16:20:03
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đặc sắc hát Đúm...Hát Đúm, còn được gọi là hát nói, hát mở mặt là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp do nhiều người tham gia, được thực hiện phổ biến trong những dịp hội, hè đầu xuân. Đây là một hình thức ca hát mang tính cộng đồng, cộng cảm, một nét hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân ven biển Bắc Bộ, mà cái nôi là tổng Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương xưa; nay thuộc các xã Lập Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ, Tam Hưng của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Hát Đúm có xuất xứ từ hát ví ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, thời nhà Trần. Đến thời nhà Mạc, thế kỷ thứ XVI, sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ, hát Đúm chính thức được hát trong lễ hội tại chùa và phát triển rộng khắp vùng. Ở đồng bằng Bắc Bộ, Hải Phòng là địa phương duy nhất có hát Đúm, lớn nhất là Thủy Nguyên, Đồ Sơn và Cát Hải, tiêu biểu nhất là Hội hát Đúm xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên. Bên cạnh đó, các địa phương khác cũng có hát Đúm như An Hải, Kiến Thụy…
![]() |
Các cụ già ngoài 80 tuổi ở Phả Lễ và Phục Lễ cho biết: Từ khi còn nhỏ tuổi các cụ đã theo người lớn tuổi đi nghe hát Đúm. Những canh hát Đúm có khi kéo dài nhiều ngày mà vẫn đầy sức quyến rũ các chàng trai, cô gái Tổng Phục. Bà Phạm Thị Đáng, nghệ nhân hát Đúm huyện Thủy Nguyên kể: Hát Đúm có từ lâu đời, ngay từ khi tổ tiên họ Đinh xuống vùng bãi bồi ven sông Bạch Đằng để quai đê lấn biển. Tương truyền rằng khi người dân đổ về đây khai hoang lập ấp, trên bến dưới thuyền rất đông. Ban ngày họ lao động vất vả cực nhọc, tối đến trai gái túm năm tụm ba thành từng nhóm để hò hát giao duyên cho lạc quan tinh thần, thế là thành lệ. Trước đây, thường là sau các vụ gặt hái xong, vào những đêm trăng thanh gió mát, trai gái lại rủ nhau đi hát Đúm. Nhưng sau này, chỉ có dịp Tết mới tổ chức. Vì trai làng phải đi làm ăn xa, Tết mới về. Còn gái làng thì làm lụng vất vả quanh năm, để giữ gìn sắc đẹp họ phải bịt khăn, nên ngày thường trai gái gặp nhau khó nhận biết, chỉ có ngày hội đi hát người con gái mới mở khăn để bạn hát nhìn thấy dung nhan. Do vậy, tập quán hát Đúm cũng là tục lệ mở khăn của các cô gái.
Khôi phục và phát triển
Cũng giống như nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác, hát Đúm cũng trải qua những biến cố, thăng trầm. Từ nửa cuối thế kỷ 20, do nhịp sống hối hả, sôi động với nhiều phương tiện hiện đại thanh niên xa rời văn hóa dân gian truyền thống, hát Đúm dần trở nên “lỗi nhịp”, nhịp điệu chậm rãi, đều đều của hát Đúm khó hòa vào nhịp sống sôi động của thanh niên trong thời hiện đại. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hát Đúm chỉ còn duy nhất ở Thủy Nguyên.
Trải qua thời gian cho đến nay, hát Đúm đã dần tìm lại những nét nguyên sơ và phát triển. Nhân dân Thủy Nguyên xem hát Đúm như một "báu vật" trong đời sống tinh thần. Hát Đúm, hình thức nam nữ đối đáp như lối hát giao duyên. Theo truyền thống, lời của hát Đúm chủ yếu thuộc hai thể loại chính là lục bát và song thất lục bát, đa dạng về làn điệu như trống quân, cò lả, quan họ… Mỗi cuộc hát có trình tự thường là gặp gỡ, hát chào, hát mừng, hát hỏi, hát mời trầu, hát cưới, kết thúc là hát tiễn, hát ra về. Hát Đúm gắn liền với lễ hội "mở mặt" của thiếu nữ ở Tổng Phục. Những cô gái đang tuổi trăng tròn, đôi má ửng hồng hé dần ra sau tấm khăn che mặt, rạng rỡ nét xuân quê, cất giọng hát tha thiết vấn bên trai, rồi lại đến lượt bên trai vấn, bên gái đáp…
Có những cô gái, chàng trai say sưa hát từ mờ sáng cho tới đêm khuya, không ít cặp đã nên duyên chồng vợ đến "đầu bạc răng long" vì yêu mến tài hát của nhau. Những ngày đầu xuân này, trước sân đình làng Phục Lễ, bao tài danh hát Đúm quanh vùng, khách thập phương và trai thanh gái tú đến, xem hội gặp gỡ, làm quen, cùng nhau nghe hát. Trai gái hẹn hò, trao nhau miếng trầu, chén nước rồi thi hát. Những đôi đang tuổi thanh xuân đến những cặp liền anh liền chị, các vị trung niên, cao tuổi đều cất giọng mượt mà vấn nhau. Cứ thế, suốt ngày hội, miếng trầu trao gửi, khóe mắt tình tứ vấn đối hát Đúm.
Có những cô gái, chàng trai say sưa hát từ mờ sáng cho tới đêm khuya, không ít cặp đã nên duyên chồng vợ đến "đầu bạc răng long" vì yêu mến tài hát của nhau. Những ngày đầu xuân này, trước sân đình làng Phục Lễ, bao tài danh hát Đúm quanh vùng, khách thập phương và trai thanh gái tú đến, xem hội gặp gỡ, làm quen, cùng nhau nghe hát. Trai gái hẹn hò, trao nhau miếng trầu, chén nước rồi thi hát. Những đôi đang tuổi thanh xuân đến những cặp liền anh liền chị, các vị trung niên, cao tuổi đều cất giọng mượt mà vấn nhau. Cứ thế, suốt ngày hội, miếng trầu trao gửi, khóe mắt tình tứ vấn đối hát Đúm.
![]() |
Một cặp đang độ xuân xanh đã kín đáo bày tỏ tình cảm, khát vọng sống trong những lời "hát gặp" đầu tiên: Nam: "Bây giờ kì ngộ tương phùng/ Bõ công ao ước trông mong xa gần/ Gái trai sống ở cõi trần/ Lẽ nào bỏ phí cái xuân cho đành". Nữ: "Đêm qua gió mát trăng thanh/ Nhớ ai em những năm canh thở dài/ Ước gì có được những ngày/ Được gần người ấy lòng này mới yên". Cụ Nguyễn Thị Đáy ở thôn Bấc, xã Phục Lễ là một nghệ nhân cao tuổi nổi tiếng cả một vùng về hát Đúm. Dù đã ngoài 80 tuổi cụ vẫn cất giọng hát trôi chảy vanh vách từng lời, khuôn mặt bừng sáng như nhớ lại tuổi thanh niên xa xưa: "Nhớ người hội hát xuân xưa/ Để thương tím cả những mùa heo may/ Mừng vui gặp lại xuân này/ Những lời tha thiết cầm tay hẹn hò…". Hiện nay, những người như cụ Đáy không còn nhiều nhưng các cụ đang có ước muốn truyền "lửa" cho con cháu. Điều này lý giải vì sao hát Đúm lại có sức sống lâu bền đến thế! Trải qua thời chiến cũng như thời bình, những nghệ nhân cao tuổi trong vùng đã kì công sưu tầm, ghi chép lại lời các câu hát Đúm rất mộc mạc. Sau đó, tất cả cùng thống nhất biên soạn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng "tam sao thất bản" các câu hát, rồi truyền lại cho con cháu từ đời này qua đời khác.
Theo ông Phạm Văn Mai, Chủ tịch UBND xã Phục Lễ thì hát Đúm thu hút sự chú ý và niềm đam mê của đông đảo nhân dân địa phương và các xã lân cận. CLB hát Đúm của xã cùng nhau luyện tập với nhiều làn điệu truyền thống và làn điệu mới. Những năm trước, xã tổ chức hội thi tại sân chùa Phục Lễ. Nay, xã chuyển địa điểm sang sân UBND xã để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân về dự hội. Hội thi có sự tham dự của nhiều thế hệ, người cao tuổi, thanh niên và các cháu thiếu nhi. Huyện Thủy Nguyên, vùng đất của nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là hội thi hát Đúm đầu Xuân được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng của người dân Tổng Phục (gồm các xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng). Đây là lễ hội có truyền thống từ xa xưa, được duy trì đến tận ngày nay trong niềm đam mê không chỉ của các nghệ nhân có tuổi, mà cả ở lớp thanh, thiếu niên.
![]() |
Ông Phùng Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Thủy Nguyên cho biết: Từ năm 2013, Trung tâm phối hợp với UBND các xã có di sản hát Đúm gốc khôi phục và tổ chức chung kết Hội thi hát Đúm huyện Thủy Nguyên; thường lệ diễn ra vào chiều mồng 5 tháng Giêng hằng năm. Địa điểm tổ chức được luân phiên giữa các xã có truyền thống hát Đúm. Qua 3 năm tổ chức, hội thi có sự mở rộng về quy mô và thành phần tham dự theo từng năm. Hội thi chung kết hát Đúm năm nay được tổ chức tại xã Lập Lễ với các đội thi đến từ 5 xã Phục Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Phả Lễ và Ngũ Lão. Qua đó, góp phần quảng bá văn hóa địa phương, tạo thêm không gian và điểm nhấn văn hóa thu hút khách du lịch. Cùng với hát Đúm, hội hát Đúm là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân địa phương trong dịp đầu năm mới; đây cũng là một trong những lễ hội Xuân tiêu biểu nhất của huyện.
Cũng theo ông Mạnh, việc tổ chức hội thi nhằm thực hiện mục tiêu của huyện khôi phục, giữ gìn và phát huy hát Đúm, đến năm 2020 tổ chức được lễ hội hát Đúm tổng Phục Lễ xưa theo Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thủy Nguyên về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
Để phát huy lễ hội hát Đúm, một truyền thống văn hóa đặc sắc của địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thủy Nguyên đã có chủ trương, biện pháp khôi phục lại truyền thống và coi nó như một "báu vật". Các đồng chí lãnh đạo xã Phục Lễ cho biết: Hằng năm, xã tổ chức lễ hội hát Đúm vào dịp đầu năm trước cửa ngôi đình lớn nhất trong vùng. Cả 3 xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ đều có các đoàn hát từ già, trẻ, gái, trai cùng giao lưu, say sưa thi hát cả ngày lẫn đêm. Trong cuộc thi, ban giám khảo chính là các cụ của 3 xã. Bởi chỉ có các nghệ nhân cao tuổi mới đủ trình độ "chuyên môn" làm trọng tài trong cuộc thi hát Đúm. Hát Đúm quý như vậy nhưng những người tâm huyết với hát Đúm cũng còn nhiều băn khoăn. Người biết hát và hát hay phần lớn đã ở lớp tuổi cao. Lớp trẻ không hào hứng, nên tham gia quá ít. Hiểu được điều này, chính quyền các xã đã có nhiều phương án, chính sách đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ để lễ hội hát Đúm được bảo tồn và phát triển.
Trung tâm Du lịch Trải nghiệm Việt Link hiện đang đưa du lịch trải nghiệm hát Đúm vào chương trình hoạt động từ năm 2016 với mong muốn bảo tồn và gìn giữ một nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo nghệ thuật hát Đúm cho thế hệ trẻ địa phương và giới thiệu rộng rãi đến mọi miền đất nước và quốc tế. Vừa qua, Trung tâm Du lịch Trải nghiệm Việt Link đã phối hợp với Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùngcác ban, ngành liên quan xã Phục Lễ, Huyện Thủy Nguyên, thành phố HảiPhòng tổ chức thành công Kế hoạch khảo sát phục vụ đề án tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật hát Đúm...
Với những nét tinh hoa của nghệ thuật hát Đúm, với những mong muốn của các bậc tiền bối đi trước cũng như quyết tâm khôi phục và phát triển của Lãnh đạo huyện Thủy Nguyên và đồng hành cùng là những con người nhiệt huyết với cái tâm trong sáng của Trung tâm Du lịch trải nghiệm Việt Link chúng ta tin rằng nghệ thuật hát Đúm Hải Phòng sẽ sớm được lan tỏa mạnh mẽ trong nước và cả nước ngoài.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
An Nhiên
Lời chia buồn
Nhận được tin cụ Vũ Ngọc Thoại là thân phụ ông Vũ Định - Cán bộ Cục An ninh đối ngoại (Bộ Công an) đã tạ thế vào hồi 14h32’ ngày 25/04/2025 (tức ngày 28/3 năm Ất Tỵ), tại Đường Thắng, Kiến Hưng, Kiến Thụy, Hải Phòng. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Định và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-04-25 21:54:00
OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" – sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.
2025-04-25 16:06:43
Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút
Sản phẩm vay mua ô tô của VPBank được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp SME, với mức lãi suất hấp dẫn hàng đầu thị trường cùng thời gian hoàn tất thủ tục vay siêu ngắn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp SME.
2025-04-25 11:51:22
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
Ngày 24/4/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức.
2025-04-25 11:40:55
Hải Phòng - nơi khởi nguồn sóng duyên hải
70 năm qua (13/5/1955 - 13/5/2025), từ niềm tin, niềm tự hào về ký ức lịch sử vẻ vang, người Hải Phòng đã luôn khẳng định tinh thần đoàn kết, thể hiện ý chí và khát vọng vươn lên xây dựng Thành phố ngày một tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
2025-04-25 07:36:03
Nhà xuất bản Canada phát hành sách tôn vinh Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Trung tuần tháng 4 năm 2025, nhà xuất bản Ukiyoto Publishing (Canada) đã chính thức phát hành toàn cầu cuốn sách song ngữ Việt – Anh Vị Tướng – Chủ tịch danh dự dòng họ Nguyễn Bặc (tựa tiếng Anh: The General – Honorary President of the Nguyen Bac Lineage).
2025-04-25 06:34:12