Cựu chiến binh chia sẻ về những ngày chống dịch Covid-19 gian khó tại Bình Dương

2021-10-31 06:00:00 0 Bình luận
Trừ Văn Thố là một trong những xã phòng, chống dịch Covid-19 (viết gọn là dịch) tốt nhất của tỉnh Bình Dương, trong đó có sự đóng góp nổi bật của Hội Cựu chiến binh xã.

Tôi tìm gặp ông Phạm Văn Hải - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, nghe ông trao đổi về những kinh nghiệm trong phòng, chống dịch của Hội Cựu chiến binh xã. Ông Hải cho biết: Ngay từ cuối tháng 6, địa phương được thông báo về tình hình dịch rất phức tạp ở T.P Hồ Chí Minh.Và đến cuối tháng 7 thì xã có người mắc dịch đầu tiên ở chợ Trừ Văn Thố - chợ trung tâm của xã. Cả xã xôn xao, lo lắng, nhiều người dân mất bình  tĩnh…

Cựu chiến binh Phạm Văn Hải cùng công nhân thu hoạch sắn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã, mà trực tiếp là Ban Phòng, chống dịch, Hội Cựu chiến binh triệu tập cuộc họp khẩn trong Ban Chấp hành, giao nhiệm vụ cho Chi hội trường Hội Cựu chiến binh các ấp làm nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm ngặt “5K” và cách ly tại nhà - với tinh thần là Cựu chiến binh, gia đình Cựu chiến binh gương mầu làm trước “nói đi đôi với làm” để vận động nhân dân làm theo.

Và ngay lập tức, 100% hội viên thực hiện nghiêm “5K”, nhất là “khẩu trang”, “khoảng cách”, hai ngày sau thì cả gia đình các hội viên cũng thực hiện nghiêm “5K”. Đồng thời các Chi hội phối hợp với Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức tuyện truyền cho nhân dân bằng hình thức “cuốn chiếu” - giao cho từng hội viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động trước trong xóm, ấp mình sinh sống vận động ra toàn ấp. Kết quả, chỉ 1 tuần sau gần như 100% nhân dân trong toàn xã thực hiện triệt để “5K”. “5K” trở thành lá chắn vững chắc, vừa dễ thực hiện, vừa hiệu quả trong phòng, chống dịch. Đây là một trong những nguyên nhân giúp Trừ Văn Thố trở thành xã “vùng xanh” của tỉnh Bình Dương.

Xã tổ chức tiêm vắc-xin cho toàn dân. Tưởng dễ, hóa ra cũng khó, là do nhận thức chưa đầy đủ, một số người “chê” vắc-xin này, “chuộng” vắc-xin kia... Hội Cựu chiến binh xã lại xung phong đi đầu, vừa tuyên truyền cho nhân dân hiểu: “Vắc-xin tiêm sớm nhất là vắc-xin tốt nhất”, vì tất cả vắc-xin đã được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép đều là vắc-xin đã được kiểm nghiệm. Đồng thời với tuyên truyền cho nhân dân hiểu, hội viên Cựu chiến binh xung phong tiêm vắc-xin trước. Đến nay, 100% hội viên đã tiêm vắc-xin, trong đó có 80% tiêm mũi thứ 2.

“Nghe Cựu chiến binh tuyên truyền vận động - tiêm theo Cựu chiến binh tiêm”, ông Vũ Văn Lợi, 53 tuổi người xung phong tiêm đợt 1 tâm sự: "Chúng tôi được các Cựu chiến binh, đặc biệt là ông Hải - Chủ tịch Hội đã sâu sát phân tích kỹ lưỡng về tác dụng của vắc-xin nên gia đình tôi cả 4 người lớn đã đăng ký tiêm ngay từ đợt đầu"... Kết quả, đến nay nhân dân toàn xã đã tiêm vắc-xin, trên tinh thần loại vắc-xin nào có trước thì tiêm trước, có sau thì tiêm sau mà không phân biệt vắc-xin này, hay vắc-xin kia, tuân thủ theo hướng dẫn của Ngành y tế.

Chủ tịch Hội cho tôi biết thêm, đồng thời với triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch, Hội lập nhóm trên Zalo, vừa để phổ biến các nội dung liên quan đến phòng chống dịch, vừa kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch từ Chủ tịch Hội, đến từng hội viên, thâm chí “mắt thấy, tai nghe” từng hành động, việc làm của họ.

Nói về kinh nghiệm gương mẫu trong phòng, chống dịch ở Hội Cựu chiến binh xã Trừ Văn Thố, đồng chí Vũ Xuân Thảo - Trưởng ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh cho rằng quan trọng nhất là sự gương mẫu, đi đầu của đội ngũ cán bộ Hội, mà điển hình là Chủ tịch Hội - CCB Phạm Văn Hải.

Cựu chiến binh Phạm Văn Hải sinh năm 1957, quê ở Nam Định,nhưng lớn lên ở Thanh Hóa, năm 1979 chiến tranh biên giới nổ ra, ông nhập ngũ về Đặc khu Quảng Ninh công tác, lấy vợ cùng đơn vị. Sau gần 10 năm chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, vợ chồng ông xuất ngũ và “khăn gói”vào định cư tại vùng đất huyện Bàu Bàng,tỉnh Bình Dương.

Không thể nói hết được sự gian khó từ ngày đầu lập nghiệp trên đất khách quê người,nhưng với bản lĩnh của người lính, hai vợ chồng đã vượt qua khó khăn cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và các CCB nên đời sống của gia đình ông dần dần ổn định,phát triển. Sau nhiều năm làm ăn tích cóp thuê dần từng thửa đất cho đến nay,từ mấy sào ông đã có trong tay hơn 100ha đất trồng sắn củ (mì), kinh tế đã có “của ăn, của để”, bảo đảm công ăn việc làm cho gần 30 nhân công,thu nhập bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng, doanh thu lên tới 5 tỷ đồng/năm, trở thành Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi toàn quốc, năm 2003.

Bằng nguồn tiền lao động, ông Hải nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, hiến 3.000m2 đất và đóng góp 30 triệu đồng để làm đường nông thôn, giúp đỡ nhiều CCB, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp tiền giúp xây nhà cho Cựu chiến binh Nguyễn Duy Ý, ở ấp 1 trị giá gần 40 triệu đồng.

Phát huy bản chất, truyên thống Bộ đội Cụ Hồ, ông Hải tích cực tham gia hoạt động ở địa phương với tinh thần và trách nhiệm cao, được tín nhiêm bầu làm Bí thư chi bộ ấp; năm 2014 được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trừ Văn Thố đến nay.

Gần đây, dịch bùng phát, biết xã còn nghèo, bà con chủ yếu làm nghề nông và công nhân ở các nhà máy xí nghiệp, đang mất việc làm, khu ở trọ chật chội; các khu cách ly, phong tỏa của xã cũng đôngtới hàng nghìn người, sinh hoạt vô cùng thiếu thốn... ông bàn với vợ con, lấy 2 chiếc ô tô vận tải của gia đình cho xã mượn chở lương thực, thực phẩm đến các khu cách ly, phong tỏa; mở cửa cho bà con trong xóm, trong ấp tự do đến hái rau trong vườn nhà; làm thịt 5con lợntrị giá trên 30 triệu đồng và hàng tạ rau củ quả để hỗ trợ cho những người đang bị cách ly, phong tỏa; tặng 16 triệu đồng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, 15 thùng sữacho các cháu nhỏ...

Đáng quý là ông Hải dựng lán, tổ chức ăn ở, tạo việc làm cho hơn 100 người, chủ yếu là công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp không có việc làm về trồng, chăm bón vườn sắn nhà ông, trả lương bình quân 300.000 đồng/người. Ông Hải nói với chúng tôi, ông sẽ tiếp tục tạo công ăn việc làm cho đến khi họ trở lại làm việc ở Công ty cũ.

Tôi xin kết thúc bài viết bằng ý kiến của ông Trần Xuân Trà - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trừ Văn Thố nói về vai trò của Hội CCB xã: “Không chỉ trong đợt phòng, chống dịch khó khăn này, mà từ trước tới nay, Hội CCB luôn luôn là tổ chức chính trị - xã hội gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, trở thành chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương. Chúng tôi rất tự hào về Hội Cựu chiến binh xã”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00

Nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử của Tướng Nguyễn Huy Hiệu

Năm 1973, Tướng Nguyễn Huy Hiệu vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, ông được Trung ương trao tặng ba hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, trong đó có một chiếc bút kim tinh, một chiếc đồng hồ Poljot của Nga, và một chiếc ca dùng uống nước mang lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược".
2024-10-12 12:27:56

Giải chạy "Run for Love" - Nơi tình yêu, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng lan tỏa

Sáng ngày 12/10, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra giải chạy "Run for Love" - một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa do Vietnam Airlines phối hợp cùng Hội Người mù thành phố Hà Nội và trung tâm Việt Nam and Friends tổ chức.
2024-10-12 12:00:30

Thà như là vô danh

Trên những nấm mồ liệt sỹ ghi danh những người còn sống không còn là cá biệt hay mới lạ nữa. Nhưng câu chuyện biết rồi, nói rồi tưởng như cũ kỹ ấy vẫn chưa thể sửa thì đó lại là nỗi trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn đau đáu của nhiều thế hệ…để rồi có cùng ước muốn, thà như là vô danh…
2024-10-12 08:59:00
Đang tải...