Các bệnh thường gặp vào mùa đông
1. Norovirus
Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus.
Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện.
Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước.
2.Viêm mũi dị ứng
Mùa đông thường khiến cho niêm mạc mũi khô, và trở nên nhạy cảm hay dễ bị kích ứng với các tác nhân gây dị ứng như: không khí lạnh, khói bụi, hóa chất… Gây ra hay mắc viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai hay vòm họng. Chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi. Đau họng, khàn giọng. Mũi mất khả năng ngửi. Bệnh nhân thường phải thở bằng miệng, nhất là khi ngủ, nên ngáy ngủ.
Ảnh internet
Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh tiến triển đến viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang…
Để phòng tránh cần: mặc ấm, khi ra đường nên đeo khẩu trang, vệ
sinh nơi ở sạch sẽ. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
3. Cảm lạnh
Thời tiết mùa đông nhưng thường không ổn định, khi thời tiết thay đổi thường gây bệnh cảm lạnh, nhất là nhũng ngày mưa. Người bệnh có triệu chứng: Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm.
Cách phòng chống chỉ là vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc trực
tiếp với người đang mắc bệnh. Không có cách điều trị triệt để cảm lạnh thông
thường, mà chỉ điều trị triệu chứng của bệnh gây ra. Nên lưu ý không dùng kháng
sinh trong những trường hợp cảm lạnh thông thường, do tác nhân gây bệnh là
virus cúm, hợp bào cúm, không phải là vi khuẩn nên thuốc kháng sinh không có
tác dụng đối với những trường hợp này. Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, và uống nhiều
nước là một cách hữu hiệu.
Ảnh Internet
4. Các bệnh về phổi
Thời tiết cuối đông, đầu xuân với những cơn mưa phùn làm cho độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không quá lạnh, các vi sinh vật có cơ hội phát triển thuận lợi thì các bệnh về đường hô hấp cũng tăng cao.
Người có tiền sử bị hen suyễn là đối tượng dễ tái phát bệnh. Phế quản của họ trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích gây bệnh như: bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, lông sợi len...Để phòng tránh bệnh phải loại trừ được các yếu tố dị nguyên gây kích thích đồng thời cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.
Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh là: Virus cúm, vi khuẩn Gram âm ái khí, các tụ cầu vàng,… Việc phòng viêm phổi trong mùa đông vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh gió... nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở... bệnh nhân cần đến khám bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
5. Bệnh về da
Vào mùa đông, trời lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Da tay, chân có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy sinh mủ.
Để bảo vệ da khỏi những triệu chứng này, nên uống nhiều nước,
tránh tắm nước quá nóng, và nên dùng các loại sữa tắm, kem dưỡng có độ ẩm cao.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, nên đeo găng tay khi giặt đồ
hoặc rửa bát.
6. Viêm đa khớp dạng thấp
Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông hay gặp bệnh Viêm đa khớp
dạng thấp. Triệu chứng của bệnh là viêm các khớp bé trong cơ thể như: viên khớp
cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân,… Nếu tiển triển bệnh kéo
dài, có thể gây cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động
của khớp.
Do vậy, vào mùa đông, cần phải giữ ấm cơ thể và đặc biệt là chân tay. Khi ra ngoài trời lạnh nên đeo găng tay cẩn thận, trong trường hợp bệnh nặng lên phải đi khám bác sỹ chuyên khoa.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.