Chuyên gia hiến kế: 'Doanh nghiệp có thể quan tâm thuê tài chính'

2023-08-05 17:39:52 0 Bình luận
Nhiều Chuyên gia nhận định, cần cân nhắc không hạ chuẩn tín dụng, mà tập trung linh hoạt hóa điều kiện tín dụng nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS) là yếu tố cấp bách.

Theo ông Phan Lê Thành Long - Chuyên gia tài chính, câu chuyện thực tế là cần tháo gỡ các vấn đề về pháp lý và dòng vốn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, cần thêm tập hợp các nhà đầu tư và người mua nhà để có góc nhìn đa chiều hơn.

Có thể thấy, thị trường BĐS bắt đầu khó khăn từ gần cuối quý 2/2022 khi mọi diễn biến xấu đi rất nhanh, đặc biệt là thắt chặt tiền tệ vào tháng 9 khiến thị trường rơi vào trạng thái đóng băng. Lộ trình này đã kéo dài và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có những đợt tăng lãi suất mạnh thời điểm đó.

Nhưng đến đầu năm 2023, các doanh nghiệp BĐS lớn không chỉ gặp vấn đề do nội tại của thị trường, mà còn do cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao; thị trường trái phiếu rơi vào trạng thái mất niềm tin hoàn toàn; thì Chính phủ đã ra Nghị quyết số 33 để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Ảnh minh họa.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, không chỉ riêng bất động sản khó khăn mà các lĩnh vực khác cũng rất khó khăn. Ông Tú đề nghị các doanh nghiệp BĐS phải khẩn trương cơ cấu lại sản phẩm của mình, khẩn trương cơ cấu lại nguồn hàng, các nguồn lực, vấn đề vốn và thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và cũng phải chia sẻ với những khó khăn của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Còn theo TS.Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, việc giảm lãi suất nên tiếp tục theo hướng chỉ đạo và định hướng của Chính phủ cùng NHNN. Theo đó, các ngân hàng nên chủ động thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, Thông tư 06 (sửa đổi Thông tư 39) về hoạt động cho vay của TCTD; rà soát, linh hoạt hơn, phù hợp hơn trong việc áp dụng các điều kiện tín dụng (không hạ chuẩn) như phương án nhận TSBĐ là các tài sản khác, hợp đồng hợp tác...; xem xét thời điểm và lộ trình áp dụng một số điều khoản về hạn chế cho vay.

Tuy nhiên, Chính phủ, Quốc hội cần gia tăng nguồn lực cho các TCTD để có thể hỗ trợ nền kinh tế, thông qua việc cho các ngân hàng thương mại Nhà nước giữ lại lợi nhuận Nhà nước hàng năm để tăng vốn, tạo điều kiện các TCTD dẫn dắt, tham gia tái cơ cấu các TCTD, cũng như tiết giảm chi phí, có điều kiện triển khai gói hỗ trợ và giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, cần đồng bộ phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), cũng là tăng khả năng huy động vốn trung – dài hạn của doanh nghiệp, giúp  giảm bớt áp lực tín dụng trung dài hạn cho hệ thống ngân hàng; có đề án, chương trình và giải pháp cụ thể về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (từ “cận biên” lên “mới nổi”.

“Bản thân doanh nghiệp cũng phải quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn, minh bạch, theo đúng kế hoạch, hồ sơ phát hành công cụ nợ hoặc vay vốn và giải quyết đúng các cam kết trả nợ (chấp nhận bán tài sản nếu cần); chủ động có phương án, giải pháp cụ thể đối với TPDN đáo hạn còn lại trong năm 2023 và 2024; đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động như xem xét tạm dừng các dự án không cấp bách, ưu tiên các dự án đã cam kết với nhà đầu tư.

Đây cũng là điều kiện tất yếu để tăng “sức khỏe” của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường vốn từ tín dụng đến phát hành TPDN. Thực tế, doanh nghiệp nên tránh chỉ phụ thuộc vào một nguồn tín dụng, mà có thể quan tâm hơn đến phương thức thuê tài chính, tài trợ chuỗi cung ứng; tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro tài chính, lãi suất, tỷ giá (có thể hợp tác với các tổ chức tài chính)…”, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...