Câu chuyện về người cựu chiến binh 3 lần được gặp Bác Hồ

2016-05-19 02:04:23 0 Bình luận
Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng khi kể về ký ức thời bom đạn, đặc biệt là vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Trương Xuân Bái lại sáng ngời sức trẻ.
 Đối với ông, kỷ niệm được gặp vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mãi mãi là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời.

Một sáng tháng 5, chúng tôi tìm đến nhà CCB Trương Xuân Bái (xóm Thanh Tiến, xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh) để nghe ông trò chuyện. Bên chén nước chè vừa mới rót, câu chuyện về một thời chinh chiến của người lính già lại trở nên sôi nổi. Từ những câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”, về người đồng đội anh hùng Bế Văn Đàn cho đến câu chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ vẫn còn là một ký ức sắc nét trong tâm khảm người CCB già.
 

Ông Trương Xuân Bái và bức hình chụp cùng các đồng đội trên đồi A1 Điện Biên Phủ
 
Lần đầu tiên, Trương Xuân Bái được gặp Bác Hồ là ngày 18/12/1957, sau khi Bác đi thăm các nước XHCN trở về. Lúc này, ông Bái là một trong 120 người được cử đi bảo vệ Bác từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) về Phủ Chủ tịch.

“Đấy là lần đầu tiên tôi được trông thấy Người bằng da, bằng thịt. Khi thấy Bác cùng đồng chí Trường Chinh từ máy bay bước xuống, tôi cùng toàn bộ anh em vỡ òa trong niềm vui và vinh dự. Giây phút đó tuy ngắn ngủi nhưng đối với tôi là vô cùng hạnh phúc”.
Giữa không khí náo nhiệt ở sân bay, mọi người vẫy tay chào đón Bác thì có một chàng lính trẻ cố gắng căng các giác quan thu trọn ánh mắt, cử chỉ, tiếng nói của Bác. Sau lần gặp mặt ấy trở về, ông Bái vẫn nguyên vẹn cảm xúc vui mừng xen lẫn tiếc nuối khi chưa được lại gần trò chuyện cùng Người.
Thế rồi, may mắn lại đến, ngày 7/1/1958, ông tiếp tục được gặp Bác, khi Người và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Hà Nội lên thăm khu tự trị Thái Mèo (sau đổi thành khu tự trị Tây Bắc) tại Thuận Châu, Sơn La. Tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho Bác trên đường đi, ông Bái cùng các đồng đội lại càng ý thức hơn trọng trách của mình. Cuối buổi, ông cùng anh em chiến sỹ được Bác Hồ ra thăm hỏi, động viên, hết lời khen ngợi. Lời cảm ơn của Bác dành cho các chiến sỹ càng khiến cho tất thảy thêm kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại mà giản dị, gần gũi.
Hơn 2 tháng sau, ông Bái lại được gặp Người vào ngày 15/3/1958 khi ông được chọn là chiến sỹ tiêu biểu của Đại đoàn 316 tham gia Đại hội Chiến sỹ thi đua toàn Quân khu Tây Bắc tại Phú Thọ. Với thành tích 10 năm là chiến sỹ thi đua, ông đã may mắn được gặp Bác tại đại hội. Cũng tại đây, ông cùng đồng chí Giáp Văn Khương may mắn được Bác tặng áo sơ mi.
Lúc tặng áo, Bác còn nói: “Bác tặng các cháu chiếc áo sơ mi, các cháu muốn mặc hay làm gì tùy các cháu nhưng đây là món quà tinh thần Bác tặng để muốn các cháu cố gắng, phấn đấu và đạt nhiều thành tích cao hơn nữa”.
Đến tận bây giờ, lời nói đậm chất Xứ Nghệ của Bác vẫn còn in đậm trong tâm khảm. Được đứng cạnh Người, lắng nghe những lời dặn dò, động viên quý giá ấy, ông có cảm giác gần gũi, thân quen len lỏi trong từng đường gân, mạch máu. Sau khi được Bác trấn an, hỏi han quê quán, ông Bái còn được Bác nhận đồng hương Nghệ Tĩnh trước mặt mọi người. Với ông, đây mãi là những thước phim đẹp nhất trong cuộc đời. Chiếc áo mang dòng chữ: “Bác tặng cháu Trương Xuân Bái - chiến sỹ thi đua toàn quân - Đơn vị Đại đoàn 316 - 1958” đã trở thành kỷ vật vô giá mà ông nâng niu suốt cuộc đời.
Chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm, chiếc áo Người tặng năm xưa ông Bái chưa một lần dám mặc. Ông vẫn luôn treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà như lời nhắc nhở luôn phải sống và làm việc theo lời Bác căn dặn.
Suốt những năm sau đó, Trương Xuân Bái luôn nỗ lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Suốt 10 năm trời không liên lạc được với gia đình do ông được phân công làm nhiệm vụ quân báo tại sân bay Cò-rạt (Thái Lan), thế nhưng, ông vẫn kiên định vượt qua mọi thách thức, gian khó. Trong những năm tháng tham gia kháng chiến, ông Bái bị thương đến 7 lần.
Thế nhưng, trở về địa phương, ông vẫn tiếp tục gánh vác nhiều trọng trách. Đảm nhiệm chức vụ Đội trưởng Hợp tác xã Dệt thảm xuất khẩu sang Liên Xô của xã, 4 năm làm Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thanh Tiến (1983-1986). Gần 60 năm tuổi Đảng, hơn 20 huân, huy chương được Đảng và Nhà nước trao tặng, ông Trương Xuân Bái xứng đáng là tấm gương anh dũng, quả cảm trong cả thời chiến và thời bình.
Và phần thưởng cao quý nhất với ông chính là niềm hạnh phúc được 3 lần gặp Bác Hồ để suốt cả cuộc đời vững chí, kiên tâm đi theo con đường Bác chọn, không quản gian khổ, hy sinh làm theo lời dạy của Bác, xứng đáng là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ con cháu noi theo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29

Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33

Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ

Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.
2025-04-27 16:31:00

Sống mãi Tiểu đoàn 1 Long An trong mũi tiến công hướng Tây Nam Sài Gòn Xuân 1975

Thời gian đi nhanh quá. Mới 30 tháng 4 năm 1975 ngày nào đỏ rực rừng cờ giải phóng mà đã 50 năm trôi qua - một nửa thế kỷ đã lùi lại ! Tôi là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 1 Long An anh hùng, năm ấy tóc xanh phới phới tuổi xuân, vác súng trung liên, đội bom đạn lội khắp chiến trường Long An đánh giặc, nay đã bạc trắng mái đầu. Ký ức của một thời chiến tranh khốc liệt vốn không thể nào quên lại ùa về dữ dội vẹn nguyên khi đơn vị tôi cùng cả tỉnh Long An và đất nước sắp tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025.
2025-04-27 15:08:07

Vinh quang ngày Thống nhất: Về Thành cổ Quảng Trị, nước mắt tuôn trào

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
2025-04-27 11:13:28
Đang tải...