Tìm hiều về chiến thắng Xuân Lộc: Điểm mốc quan trọng của Chiến dịch Hồ Chí Minh

2021-04-12 08:00:00 0 Bình luận
Một trong những điểm mốc quan trọng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của quân đội ta góp phần làm nên Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đó chính là Chiến thắng Xuân Lộc, diễn ra từ ngày 9-21/4/1975.

Bắt tù binh địch tại tiểu khu Long Khánh

Đây là chiến dịch đặc biệt quan trọng, diễn ra rất ác liệt vì địch tăng cường phòng thủ và kêu gọi binh sĩ tử thủ. Tuy nhiên, sau khi tấn công không hiệu quả, ta đã dùng mưu kế đập tan "cánh cửa thép" Xuân Lộc, mở rộng đường tiến thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch Xuân Lộc được coi là một điển hình về nghệ thuật dùng mưu kế đánh địch trong kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam hiện đại. Chiến thắng này đã tạo thế, tạo địa bàn không chỉ cho Quân đoàn 4 mà còn Quân đoàn 2 từ phía Bắc tiến vào, có chỗ đứng chân, làm bàn đạp để Trung ương, Bộ Chỉ huy miền tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Quân giải phóng phát triển tiến công đánh chiếm Sở chỉ huy sư đoàn 18 ngụy trong Chiến dịch Xuân Lộc tháng 4-1975

Để hiểu rõ hơn về trận chiến với những giá trị lịch sử quý báu này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với Đại tá PGS.TS Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:

PV: Thưa ông, chiến dịch Xuân Lộc được thành lập trong bối cảnh như thế nào?

PGS.TS Trần Ngọc Long: Khi đã giải phóng được 1 loạt các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, sau chiến thắng Đà Nẵng thì chúng ta phát triển. Với thế tiến công 1 ngày bằng 20 năm, chúng ta nhanh chóng giải phóng Quy Nhơn, giải phóng Tuy Hòa và giải phóng Nha Trang. Và 1 trong 2 phòng tuyến mà địch dựng lên chính là phòng tuyến Phan  Rang ở vòng ngoài và phòng tuyến Xuân Lộc ở vòng trong.

Phan Rang được xem như "cửa tử", một phòng tuyến bảo vệ cho Sài Gòn từ xa. Còn Xuân Lộc được xem như là cửa cuối cùng phòng tuyến trực tiếp bảo vệ cho Sài Gòn Gia Định, thủ phủ của quân đội và chính quyền của Việt Nam cộng hòa…

Sau khi phòng tuyến Phan Rang bị chọc thủng, quân đội Sài Gòn tập trung binh lực giao cho sư đoàn 18 do tướng Lê Minh Đạo, viên tướng khét tiếng tổ chức phòng thủ... Ngay sau khi phòng tuyến Phan Rang mở ra thì cánh quân hướng đông đã hành quân thần tốc, tập kết vào khu rừng lá, cách Xuân Lộc độ khoảng 70-80 cây số. Lúc này, Bộ tư lệnh quân giải phóng miền Nam cũng có chủ trương - phải đập tan phòng tuyến Xuân Lộc bởi vì chừng nào phòng tuyến Xuân Lộc còn thì Sài Gòn còn, mất Xuân Lộc thì xem như số phận của Sài Gòn đã được định đoạt.

Ngay cơ quan tình báo CIA của Mỹ cũng như bộ máy chỉ đạo chiến tranh của Mỹ cũng chỉ thị cho quân đội Sài Gòn, yêu cầu Tướng Nguyễn Xuân Thiệu bằng mọi giá phải bảo vệ phòng tuyến Xuân Lộc, chính vì vậy đã tập trung phòng thủ tại đây rất mạnh với trang bị vũ khí hiện đại. Ở Xuân Lộc quân đội Sài Gòn còn sử dụng bom CPU - tức là bom chỉ đứng sau bom nguyên tử. Và chúng ta biết ngày 9/4/1975 thì chiến dịch Xuân Lộc mở màn.

Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 4 tiến công Xuân Lộc.

PV: Ý nghĩa của việc đập tan phòng tuyến Xuân Lộc để mở ra được cánh cửa Sài Gòn là gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Ngọc Long: Việc mở chiến dịch Xuân Lộc là hết sức cần thiết và để đập tan phòng tuyến Xuân Lộc chúng ta đã tập trung lực lượng rất mạnh, với chủ lực quân giải phóng miền Nam và Sư 7 là sư nòng cốt, Sư 341 là lực lượng chủ lực. Ngoài ra, còn có lực lượng của quân đoàn 2 hình thành một cánh quân hương đông tập kết ở rừng lá vây sức ép cho phòng tuyến Xuân Lộc.

Trận chiến Xuân Lộc diễn ra từ ngày 9-21/4/1975, kéo dài với nhiều trận đánh liên tục mà 3 ngày đầu chúng ta hy sinh, tổn thất rất lớn. Vì địch tổ chức phòng thủ và với chiến thuật rất ma mãnh. Trong khi chúng ta chưa rút được kinh nghiệm. Có sư đoàn 3 ngày đầu mất đến 350 quân, tổn thất rất lớn.

Sau đấy chúng ta rút được kinh nghiệm, đưa lực lượng ra bao vây Xuân Lộc, cắt Xuân Lộc với Sài Gòn. Từ quyết định đó, Sài Gòn - Xuân Lộc bị cô lập thì từng bước một, chúng ta siết chặt vòng vây. Và cuối cùng là chọc thủng được phòng tuyến Xuân Lộc.

Sáng ngày 21/4, chiến dịch Xuân Lộc kết thúc, thì ngay buổi tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải lên Đài Phát thanh tuyên bố từ chức và cuốn gói bỏ chạy.

Có thể nói chiến thắng Xuân Lộc mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra cục diện mới, đập tan 1 chướng ngại có thể nói là lớn nhất cho cánh hướng đông trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn của quân ta. Không những thế còn tạo ra 1 cú sốc tinh thần rất lớn, tác động trực tiếp đến chiến trường Sài Gòn, đến các chính sách, quyết sách của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Chiến trường Sài Gòn chao đảo, quân đội Việt Nam cộng hòa rơi vào cuộc hoảng loạn tinh thần chưa từng thấy. Và quân Mỹ mở chiến dịch di tản, người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam với một cú sốc tinh thần khó có thể gột rửa...

PV: Thưa ông, chiến dịch Xuân Lộc đã để lại bài học gì trong việc tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang?

PGS.TS Trần Ngọc Long: Chiến dịch Xuân Lộc cho chúng ta nhiều bài học giá trị, đặc biệt dưới góc độ chiến thuật quân sự. Chúng ta phải hiểu địch, nắm được địch và có được quyết sách đúng và kịp thời, nhưng quyết sách và kịp thời này phải bảo đảm độ chính xác phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế. Làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho chúng ta nhưng vẫn phải đảm bảo cho mục tiêu cuối cùng mà chiến dịch đã đề ra. Tôi cho đấy là bài học vận dụng sự sáng tạo nghệ thuật quân sự - đó là 1 trong những nét đặc sắc của phòng tuyến Xuân Lộc. Bởi lẽ 3 ngày đầu khi mà chúng ta không giải quyết được thì đã có những thay đổi về nghệ thuật quân sự.

Thứ hai là bài học về phát huy động viên được tư tưởng tích cực tiến công cho bộ đội. Bởi vì chỉ phòng tuyến Xuân Lộc mà không xây dựng được 1 tinh thần quyết tâm cao, tư tưởng tích cực tiến công cho bộ đội thì khó lòng mà chọc thủng được phòng tuyến, từ đó mở đường tiến vào giải phóng Sài Gòn.  

Một bài học nữa mà không thể không nhắc đến là bài học về tinh thần hiệp đồng của lực lượng vũ trang của quân chủ lực, của bộ đội địa phương và của lực lượng tại chỗ. Đặc biệt là của cơ sở chính trị quần chúng, cơ sở chính trị chúng ta xây dựng trong các đô thị ở miền Nam lúc bấy giờ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thương binh, bác sĩ Lê Thành Đô: “Người Đem Bước Chân Trở Lại Cho Hàng Trăm Số Phận”

Thương binh, bác sĩ Lê Thành Đô là một tấm gương sáng về lòng nhân ái và sự cống hiến không mệt mỏi cho cộng đồng người khuyết tật tại Việt Nam. Suốt gần 20 năm qua, ông đã âm thầm chế tạo và lắp ráp hàng nghìn tay, chân giả miễn phí cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại sự tự tin và khả năng hòa nhập xã hội.
2025-05-04 15:45:00

Giảm gánh nặng cung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng

Thị trường vốn ở nước ta hiện tín dụng ngân hàng là kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nhằm phát huy vai trò cung ứng vốn trung và dài hạn, giảm dần lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển cân bằng.
2025-05-04 15:44:53

Gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Hải quân tỉnh Nam Định

Hội truyền thống Hải quân tỉnh Nam Định vừa tổ chức gặp mặt cựu chiến binh Hải quân (CCB) nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2025), 50 năm giải phóng Trường Sa (1975-2025), 25 năm ngày thành lập Ban liên lạc CCB Hải quân tỉnh Nam Định và 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về tuyên truyền biển đảo.
2025-05-04 15:26:29

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
2025-05-03 11:29:52

Quảng Ninh: Carnaval Hạ Long 2025 Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng

Tối 1/5/2025, tại Quảng trường Sun Carnival thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng” đã diễn ra sôi động và ấn tượng.
2025-05-02 07:38:54

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53
Đang tải...