Cựu chiến binh kể về những người bạn nằm lại ở chiến trường Quảng Trị

2020-10-16 08:50:00 0 Bình luận
Dừng chân tranh thủ ăn miếng lương khô bên bờ suối. Đột nhiên gặp tiểu đoàn trưởng Phùng Đình Cải tay xách khẩu AK báng gấp cùng cậu công vụ và hai chiến sỹ nữa đi tới, gặp chúng tôi ông nói luôn C9 hả, các cậu lên gặp anh Ngọt ngay để nhận lệnh, xong ông cùng đoàn đi luôn chắc có gì đột biến hai chúng tôi cũng vội vã lên đường.

Cựu chiến binh Bùi Minh Thuyên bênh cạnh phần mộ liệt sĩ Lê Nguyên Soái

Cảm xúc chiến trường

Trời bắt đầu nắng, cái nắng gió lào, lạnh bên trong nóng bên ngoài đã hầm hập đổ xuống, mấy ngọn đồi xung quanh vừa bị những trận bom và pháo kích, khói lửa mù mịt, những rừng tre bị cháy nổ lốp bốp, trên trời từng tốp máy bay trực thăng của địch bay lượn, thỉnh thoảng chúng lại xả loạt đại liên xuống những điểm nghi ngờ, tiếng rít của pháo kích xé không khí và những tiếng nổ chát chúa sau đó.

Tiên Bột là cao điểm nằm trên biên giới Việt Lào, bên này là huyện Hướng Hóa, phía bạn là Sê Pôn, XaVaNaKhét. Trên đỉnh núi là đá tảng lồi đầu, lác đác có những cây gỗ to, từ lưng chừng trở xuống là đất đá xen kẽ lau sậy, cỏ lác mọc dầy đặc. Sở chỉ huy Tiểu đoàn đóng ở lưng chừng, vắt ngang núi là con đường mòn đi khoảng 1 giờ đồng hồ là ra trạm quân y dã chiến của mặt trận. Tại đó đang có hàng 100 thương binh đang điều trị.

Leo lên đến chỗ tập kết ban đầu của đại đội 9, lúc này chỉ có anh Đào Xuân Ngọt đại đội phó, y tá Trần Xuân Tiến và bộ phận anh nuôi 3 người, một người lạ hoắc nữa. Gặp chúng tôi anh Ngọt nói vắn tắt và giao nhiệm vụ: "…Bộ phận thu dung của Tiểu đoàn và các đại đội đã di chuyển đi hết rồi chỉ còn chúng ta thôi, hiện khoảng 1 đại đội thám báo ngụy nống ra đang dừng chân lại ở Yên ngựa bên cạnh. Nếu để cho nó sang đây hoặc lên gặp đường đi ra trạm quân y chúng sẽ tấn công và tiêu diệt hàng trăm thương binh và bác sỹ. Nhiệm vụ của chúng ta là chốt, nghi binh địch, giữ bí mật lực lượng, làm cho địch nghi là gặp trận địa chốt của ta để chúng không dám lên. Nếu chúng lên thì kiên quyết đánh cho lui xuống, phải bám sát địch. Chúng rút xuống đi vòng đường khác thì thôi, không đánh nữa để giữ an toàn cho trạm quân y. C bộ C9 chốt tại đây. Bổ sung đồng chí Hải cho các đồng chí (Lúc đó tôi mới biết ông tên Hải là lính vận tải tiểu đoàn bị tiểu đoàn trưởng giữ lại tăng cường cho bộ phận của anh Ngọt).

Nhận lệnh, ba chúng tôi lợi dụng khe hợp thủy đi xéo lên khoảng 200m thì phát hiện địch ở Yên Ngựa. quyết định triển khai đội hình chiến đấu. Dàn hàng ngang cách nhau 10m, bên phải là Soái, bên trái tôi là Hải, không hầm hào, chúng tôi lợi dụng các vật che đỡ là các tảng đá, gốc cây to để ẩn nấp, phía dưới cách chúng tôi khoảng 50m bọn thám báo ngụy gọi nhau í ới, tiếng máy bộ đàm của bọn chúng liên lạc về căn cứ xen lẫn tiếng chặt cây ầm ĩ. Do lau lách rất rậm rạp nêu không nhìn rõ các hoạt động của chúng.

Bỗng nghe tiếng phát cây roàn roạt, tiếng nói giọng miền nam nhí nhố, mỗi lúc tiến đến gần, có lẽ bọn đi tiền trạm mở đường. Chúng tôi hồi hộp quan sát, những cây lau, cây tre lay động đổ rào rào sau những phát dao mở đường của bọn đi đầu. Khoảng 15m, vẫn chưa nhìn rõ vì gai góc rất rậm, nếu để chúng đến gần hơn nữa sợ lộ lực lượng của ta. Tôi nháy cho Soái rồi quyết định nổ súng, sau điểm xạ đầu tiên tôi thấy khẩu AR15 tung lên nằm trên bụi gai. Có lẽ thằng đi đầu trúng đạn văng khẩu súng ra. Cứ bắn một loạt lại tung 1 quả lựu đạn và nhanh chóng trườn sang vị trí khác, bọn địch la khóc, hò hét òm sòm, tiếng máy bộ đàm của chúng nó gọi gấp gáp, các trận địa pháo của chúng từ hướng Khe Sanh bắn lên nhưng đều vượt qua vị trí chúng tôi chốt giữ. Phía dưới chúng bắn trả giữ dội, các loại súng của hai bên thi nhau nổ nhưng có lẽ cả ta và địch cũng chỉ hướng về phía trước bắn thôi, chứ thực tế không nhìn thấy nhau, chúng tôi có lợi thế là chủ động, lại ở trên cao có nhiều tảng đá rất to để ẩn nấp, lúc này địch đã co cụm cách chỗ chúng tôi khoảng 30m, tôi trườn lại chỗ Soái hai anh em nắm tay động viên nhau rồi lại triển khai chiến đấu ngay. Sau những loạt đạn đầu tiên tôi thấy ông lính vận tải tụt xuống kéo theo vài tảng đá lăn ầm ầm, từ đó không còn thấy ông ta đâu nữa, sau đó cũng không ai biết. Trong giây lát cả trận địa im tiếng súng mấy chiếc trục thăng bay ràn rạt trên đầu bắn vu vơ ở trên đỉnh núi. Bỗng bụp…bụp… hai quả thủ pháo nổ trước mặt, hai cột khói vàng phủ kín chỗ chúng tôi. Tưởng chúng thả chất độc, hai thằng tôi vội rút bình hóa học lấy mặt nạ đeo vào, nhưng không phải, chúng ném 2 quả lựu đạn khói để phân ranh giới vị trí của bọn dưới đất với chúng tôi để trực thăng và pháo tránh không đánh vào đội hình bọn chúng. Tôi vẫy Soái cùng tiếp cận gần hơn với bọn địch để tránh pháo vòng ngoài, ở mé bên tôi nghe thấy tổ của anh Ngọt cũng nổ súng, tuy lực lượng ít nhưng lợi thế ở trên cao, giữ được bí mật lực lượng. Có lẽ bọn địch tưởng chạm đúng trận địa chốt của ta nên không dám đánh lên nữa nhưng gọi pháo và máy bay A37 đánh bom dữ dội trên đỉnh cao điểm Tiên Bột. Khoảng 3 giờ chiều bọn chúng nổ súng loạn xạ lên phía chúng tôi nhưng không tấn công. Chúng tôi tung xuống mấy trái lựu đạn, nghe rõ tiếng bọn chúng quát nhau và chạy ràn rạt rồi bắn trả dữ dội. Hướng chỗ có tiếng động tiếng nói của bọn địch, hai thằng tôi bình tĩnh điểm xạ từng loạt và di chuyển liên tục. Bỗng nghe Soái quát to Thuyên! ngoái lại tôi thoáng thấy 1 quả lựu đạn mỏ vịt bọn địch ném lên, chưa kịp nằm xuống khẩu AK đang xách trên tay rơi xuống, máu chảy ròng ròng ướt sũng cánh tay, chân phải máu ướt đẫm quần dính vào chân, tôi biết mình đã bị thương. Dùng tay trái cầm súng lên di chuyển lại chỗ Soái, thấy máu đầm đìa cả mặt và ngực, thế là hai anh em bị thương chung 1 quả mỏ vịt của Mỹ.

Tự nhiên về phía địch im ắng, không nổ súng và không la hét òm sòm như trước. Nhìn qua kẽ các bụi cây tôi thấy mấy vẹt khói vàng cách chỗ tôi 30 - 40m, tôi hiểu chúng nổ súng vu vơ một hồi rồi đang rút xuống, phía dưới rút đến đâu chúng ném pháo báo hiệu cho máy bay đến đó.

Tôi nhanh chóng băng bó cho Soái và dìu nhau xuống tổ anh Ngọt trong khi máy bay của chúng tiếp tục đánh phá chỗ chúng tôi vừa chốt giữ.

Y tá Trần Xuân Tiến mở băng kiểm tra vết thương cho Soái. Tìm mãi mới thấy một mảnh nhỏ gim vào động mạch thái dương, anh bị choáng một lúc rồi tỉnh táo bình thường. Tôi thấy sót nơi gan bàn chân phải, cởi giầy ra, một mảnh đạn nối đế giầy với gan bàn chân máu tuôn ướt đầy trong giầy. Được băng bó và tiêm kháng sinh xong, anh Ngọt cho hai chúng tôi rút xuống. Tôi đổi cho anh Ngọt khẩu AK47 3 cầm khẩu K54, hai anh em dìu nhau rút gần xuống chân núi thấy một gốc chuối rừng đã thối hết chỉ còn củ như một cái bát trong đó đựng một ít nước mưa còn sót lại, Soái bảo tôi uống trước sau đó Soái uống nốt. Nhịn đói nhịn khát từ sáng quần nhau với địch dưới cái nóng nắng và bom đạn được ngụm nước thấy tỉnh táo và khỏe ra.

Trên đường rút ra chúng tôi gặp một đơn vị cũng đang di chuyển phải dừng lại, vì địch đã chắn đường nơi chúng tôi vừa chiến đấu, thấy tôi bị thương tay đeo trước ngực thậm thọt bám vai Soái dìu đi, một đồng chí chắc là cán bộ đại đội dừng chúng tôi lại hỏi tình hình chiến sự trên đó và giữ chúng tôi ở lại cùng đơn vị đợi sáng hôm sau mới đi. Nhấp nhá tối thì bộ phận của anh Ngọt cũng về tới. Soái tranh thủ đào một cái hầm sâu được khoảng 0,4m rộng đủ cho hai thằng chúng tôi nằm thấp dưới mặt đất, anh nuôi của đơn vị bạn mang cho chúng tôi mỗi người một nắm cơm ăn với cà là thầu (Xu hào muối).

Đêm hôm đó trời mưa, nước tràn cả xuống hố nằm, Soái phải kê ba lô cho tôi ngồi lệch một bên hông, vết thương ở tay, mông và bàn chân lúc đó mới thấy đau. Ở mỏm đồi phía trên cách chỗ chúng tôi khoảng 200m, bọn thám bảo di chuyển về tới đó đóng quân, lại nghe rõ tiếng chặt cây và gọi nhau í ới. Chúng tôi không kịp rút đi nên phải bí mật tuyệt đối, ban đêm chúng không di chuyển, hai bên ở chung với nhau đến hết đêm. Chúng tôi không dám ngủ, Soái phải ôm súng gác suốt đêm thỉnh thoảng lại lẩm nhẩm hát đoạn nhạc vàng …"Tôi mới yêu một cô nàng ở trong lớp này người mà tôi yêu nước da trắng trắng ngần…" Tảng sáng hôm sau, trinh sát báo về đã thông đường, tôi được đơn vị bạn cáng đưa ra Trạm quân y điều trị, còn Soái cùng với bộ phận của anh Ngọt trở lại Mường Phìn cùng đơn vị chiến đấu.

Tìm bạn

Hơn 10 ngày sau vết thương ổn định tôi trở lại đơn vị nghe tin Soái đã hy sinh, bị thương ngày 16 tháng 3 khi đang giữ chốt, Soái được đưa ra nhưng ngày 17 tháng 3, bị bom B52 rải thảm tại khu vực Bản Đông, anh đã hy sinh, hôm ấy là ngày 21 tháng 2 âm lịch.

Chiến dịch kết thúc sau trận đánh Bản Đông thắng lợi, tôi được về viện quân y 110 ở thị xã Bắc Ninh điều trị, sau được đưa về Đoàn 153 ăn dưỡng và ra quân. Bẵng đi mấy chục năm, một mặt do công việc của cơ quan, mặt khác do hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ tôi không có điều kiện tìm lại đồng đội. Mãi đến năm 2013, sau khi nghỉ hưu, tôi có dịp tiếp cận Ban liên lạc cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên và Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt nam. Ký ức của một thời trận mạc lại trỗi dậy, những trận đánh, những địa danh ở chiến trường, những đồng đội kề vai chiến đấu và hy sinh như những thước phim hiển hiện trong tôi rõ mồn một. Tôi quyết định giành toàn bộ thời gian, công sức còn lại để "Đi tìm đồng đội".

Một trong số các đồng đội tôi tìm thấy là hài cốt liệt sĩ Lê Nguyên Soái. Người đã cùng tôi đánh lui một đại đội thám báo ngụy ngày 25 tháng 3 năm 1971, tại chân Tiên Bột.

Nhiều lần tìm về đơn vị cũ. Sư đoàn 304 nhưng do thời gian quá lâu, hồ sơ thất lạc hết, may mà còn thấy danh sách liệt sĩ hy sinh của Trung đoàn trong chiến dịch Nam Lào năm 1971. Dựa vào đó tôi đã gửi thông tin về các địa phương để tìm kiếm thân nhân các liệt sĩ. Riêng chuyện này cũng rất nan giải, địa danh quê hương của các liệt sĩ đã thay đổi rất nhiều do sát nhập, chia tách, thay đổi tên gọi, thân nhân thì di chuyển, đi sinh sống ở mọi miền tổ quốc; có những trường hợp phải nhờ đến Sở và các Phòng lao động thương binh xã hội ở các tỉnh giúp đỡ nhiều lần 4 mới tìm được. Qua thông tin tôi biết được trong số 28 liệt sĩ cùng đại đội thì chỉ có hai gia đình đã tìm thấy phần mộ các anh; còn lại mặc dù đã đi tìm kiếm nhiều lần khắp chiến trường Miền Nam nhưng không gia đình nào có được thông tin về phần mộ liệt sỹ. Trường hợp liệt sỹ Lê Nguyên Soái cũng nằm trong số đó. Người thân duy nhất của liệt sỹ là cháu gọi bằng bác đã di chuyển nơi ở sang một tỉnh khác. Sau khi có được hồ sơ tạm ổn, tôi thực hiện các chuyến "Đi chiến trường" sang Sê Pôn về Hướng Hóa. Nhờ Ban chỉ huy quân sự huyện Hướng Hóa, tôi có được tấm bản đồ tác chiến của Mỹ ngụy, nhưng gần 50 năm qua thay đổi quá nhiều. Song cũng có những trận địa như Đồi không tên , Cao điểm 881 tất cả còn nguyên dấu ấn của hầm hào, những vỏ đạn, mảnh dù còn vương vãi khắp trận địa.

Hình như chưa có hoặc rất ít người lui tới, một mình len lỏi trong rừng, tôi vẫn nhớ trước mỗi chuyến đi cùng các anh ở Ban chỉ huy quân sự huyện Hướng Hóa.

"Phải thật chú ý, tình hình an ninh bên đó không tốt lắm" Nhưng linh hồn các liệt sỹ đã nâng bước tôi đi. Đến bản A Đoan, nơi Lê Nguyên Soái hy sinh. Tôi được biết năm 1996, người ta đã quy tập một mộ liệt sĩ về nước. Lần theo hồ sơ của các đơn vị quy tập tôi biết còn nhiều liệt sĩ chưa tìm thấy mộ, chưa quy tập về. Song cũng có nhiều liệt sĩ đã được quy tập nhưng hầu hết không có thông tin, ngay cả địa điểm đưa liệt sỹ về cũng thay đổi liên tục. Tại Nghĩa trang liệt sỹ Khe Sanh cũng vài lần di chuyển do thay đổi vị trí nghĩa trang, sau đó lại chuyển về Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9. Quá trình di chuyển rất lộn xộn nên không còn bất cứ một thông tin nào của các phần mộ.

Chuyến đi tháng 10 năm 2018 sau nhiều lần đi tìm kiếm tôi trở lại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 cầm tập hồ sơ trên tay, đứng trước mấy ngàn ngôi mộ chưa biết tên, tôi khóc rất nhiều, biết đứa nào nằm đâu để đón chúng nó về với quê hương, gia đình…

Dựa vào kết quả tìm kiếm thực địa và hồ sơ, nhưng về tâm linh có gì đó không nói ra được, linh tính nói với tôi quyết định xin khai quật mượn 17 mẫu xương khu mộ lô 14 để giám định ADN. Được sự hỗ trợ của Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, làm thủ tục lấy mẫu, giám định gần một năm sau mới có kết quả, tìm xác định thông tin cho 5 liệt sĩ của đơn vị trong đó có Lê Nguyên Soái quê Phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) người đồng đội đã từng chiến đấu bên nhau và bây giờ một sống một chết bên nhau sau 50 năm xa cách./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00

Nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử của Tướng Nguyễn Huy Hiệu

Năm 1973, Tướng Nguyễn Huy Hiệu vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, ông được Trung ương trao tặng ba hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, trong đó có một chiếc bút kim tinh, một chiếc đồng hồ Poljot của Nga, và một chiếc ca dùng uống nước mang lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược".
2024-10-12 12:27:56

Giải chạy "Run for Love" - Nơi tình yêu, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng lan tỏa

Sáng ngày 12/10, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra giải chạy "Run for Love" - một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa do Vietnam Airlines phối hợp cùng Hội Người mù thành phố Hà Nội và trung tâm Việt Nam and Friends tổ chức.
2024-10-12 12:00:30

Thà như là vô danh

Trên những nấm mồ liệt sỹ ghi danh những người còn sống không còn là cá biệt hay mới lạ nữa. Nhưng câu chuyện biết rồi, nói rồi tưởng như cũ kỹ ấy vẫn chưa thể sửa thì đó lại là nỗi trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn đau đáu của nhiều thế hệ…để rồi có cùng ước muốn, thà như là vô danh…
2024-10-12 08:59:00
Đang tải...