Chuyện đời thường của 2 cựu chiến binh nổi tiếng

2018-08-15 09:45:33 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Hai cựu chiến binh (CCB) nổi tiếng mà tôi muốn nói trong bài này, đó là Đại tá Anh hùng LLVTND, phi công Nguyễn Văn Bảy (sinh 1936), còn gọi Bảy A và Doanh nhân, thương binh Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (Thai Binh Seed). Phi công Nguyễn Văn Bảy là một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp "Ace" (Ách) trong kháng chiến chống Mỹ. Còn Doanh nhân, thương binh Trần Mạnh Báo, người đã đưa Thai Binh Seed trở thành nhà sản xuất lúa giống chất lượng cao hàng đầu Việt Nam.

Nguyễn Văn Bảy và Trần Mạnh Báo


Để giúp bạn đọc hiểu hơn về cuộc sống đời thường của những người lính sau chiến tranh, và càng thấu hiểu hơn câu nói của Bác “thương binh tàn nhưng không phế”, tôi xin gửi tới mọi người cuộc trò chuyện của 2 CCB nổi tiếng trên.

Dưới đây là câu chuyện ghi theo lời kể của Doanh nhân, thương binh 2/4 Trần Mạnh Báo:

“Tôi đã được gặp ông hai lần tại đại hội thi đua toàn quốc. Nhưng đây là lần đến thăm ông tại quê hương ông. Chả là, tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc tôi và ông là những người được vinh danh. Khi chia tay ông ở cửa Cung Văn hoá Hữu nghị ông nói “khi nào vào Đồng Tháp ghé tao chơi nhé”. Và tôi đã hứa sẽ đến thăm ông khi vào Đồng Tháp.

Tôi biết tên ông từ khi tôi còn nhỏ. Và Ông là một thần tượng của chúng tôi lúc bấy giờ vì hình ảnh một người phi công liên tục bắn rơi máy bay Mỹ. Hôm nay gặp một ông già 83 tuổi mà vẫn khoẻ mạnh, đi xe Honda, lội ruộng, trồng cây nuôi cá như một lão nông thực thụ. Ông là Phi Công Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy - Một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp "Ace" (Ách) trong kháng chiến chống Mỹ. Thế mà sự giản dị như một huyền thoại trong cuộc đời ông. Tôi thật sự ngưỡng mộ ông, một người Anh Hùng, một nhân chứng lịch sử, một huyền thoại của lịch sử dân tộc.

Câu chuyện ông kể thật cảm động. Ông là học sinh miền Nam được đưa ra miền Bắc từ nhỏ. Ông đã đến Thái Bình năm 1958 và ở xã Phương Công, huyện Tiền Hải để chống di cư. Nhưng ông chỉ ở Thái Bình 3 tháng rồi trở về Hà Nội. Năm 1960, ông được cử đi Trung Quốc học lái máy bay. Khi về nước tham gia lực lượng không quân. Chiếc máy bay Ông bắn rơi đầu tiên vào năm 1966. Và khi ông bắn rơi 7 máy bay Mỹ thì không được tham gia chiến đấu nữa. Bằng giọng hài hước ông kể. “Tao bắn rơi bảy chiếc thì Bác Hồ không cho bắn nữa mà cử sang Liên Xô học để về hướng dẫn phi công mới. Nếu Bác Hồ để cho tao chiến đấu tiếp thì tao phải bắn hạ 10 chiếc, nhưng cũng có khi tao tiêu rồi. Tao được đi học cũng do Bác Hồ, tao còn sống đến bây giờ cũng nhờ Bác Hồ. Bác Hồ yêu học sinh miền Nam lắm. Bác Hồ dặn “các cháu học lái máy bay cho giỏi để sau này lái máy bay đưa Bác vào thăm đồng bào miền Nam nhé”. Ông kể: khi vào trận chiến mình vào buồng lái và chờ lệnh từ đài chỉ huy theo trình tự: Nổ máy, cất cánh, bay theo hướng, phát hiện mục tiêu và khi đã bắt được mục tiêu thì tự mình quyết định cuộc chiến.

Tôi hỏi về chuyện viên phi công Mỹ bị ông bắn rơi sang Việt Nam gặp ông xin lỗi và mời ông sang Mỹ chơi. Ông kể: Năm ngoái tao sang Mỹ theo lời mời của họ. Tao bắn rơi bảy máy bay, có ba phi công nhảy dù nhưng có một người đưa vợ con đến chơi với tao. Tao nói: chúng ta không có hận thù gì. Các phi công Mỹ không muốn sang Việt Nam bắn giết mà là phải theo lệnh của Tổng thống thôi. Chúng tôi là những chiến sĩ bảo vệ tổ quốc thì chúng tôi phải chiến đấu. Tôi không bắn các ông thì các ông cũng bắn chúng tôi. Chúng tôi chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ chứ không chống lại nhân dân Mỹ. Bây giờ chiến tranh đã đi xa chúng ta cùng nói “từ không chiến đến hoà giải”. Có nghĩa từ thù địch trở thành bạn bè. Theo ông các nước trên thế giới bắn rơi 3 máy bay đã là vĩ đại rồi. Ông kể tao có hai thằng con trai ở thành phố (TP), đứa con gái và thằng rể ở quê, tao và bà ấy ở với nhau, làm VAC. Tao có 6.000 m2 đất, đào ao, nuôi cá, có lúc tao đã nuôi tới 60 con lợn và đã từng đi học nghề làm lợn quay. Tôi hỏi ông bao nhiêu tuổi và còn uống rượu không? Ông nói, tao mới 83 tuổi thôi và từ sáng đến giờ (12:00 trưa) cũng được nửa lít rồi. Ông quay sang hỏi anh Tín người cùng quê và quen biết ông ngồi ghế trước. “Tín mày bây giờ thế nào”? Anh Tín trả lời “Con ở TP về làm ăn ở quê ông ạ”. Ông lão trách “sao mày ở TP mà không đến tao chơi, ngày mùng 3 tây hàng tháng tao ở TP đấy, có gì gọi tao nhé”. Tôi thấy lạ liền hỏi: “Sao cứ mồng 3 tây, ông lại ở TP”?. Ông nói: Theo quy định mồng 3 hàng tháng là lịch họp Chi bộ. Trời ơi một ông già 83 tuổi mà hàng tháng cứ đúng lịch lại đi hàng trăm km về họp Chi bộ. Tôi thực sự bất ngờ về điều này. Bài học quý cho những ai đã hứa trước cờ Đảng về ý thức Đảng của mình.

Chúng tôi mời ông ăn trưa. Vào bàn ngồi cạnh ông, tôi hỏi ông uống gì? Ông hỏi có những rượu gì. Ông khuyên khi uống rượu phải chú ý kẻo rượu giả không tốt. Tôi rót rượu ra ly nhỏ mời ông, nhưng ông nói. Cho tao cái ly to. Rồi tự tay ông rót 1/2 ly rượu lớn. Ông giải thích: cái ly to có nhiều ngấn tao rót đến từng này đánh dấu, chứ ly nhỏ thì không biết uống bao nhiêu. Bà ấy không đồng ý.



Khi ăn cơm mọi người rất vui nghe ông kể nhiều chuyện và nhiều lời khuyên vô giá về cuộc sống. Tôi mời Ông ra Thái Bình chơi thăm lại nơi ngày xưa ông đã đến. Ông nói đi thì đơn giản nhưng phải có người dẫn chứ ông không biết đường. Và cuối cùng ông đọc cho chúng tôi nghe bài thơ toàn vần C. Và hai câu thơ tiếng Nga đại ý: đàn ông thì thích cái nóng nóng, còn phụ nữ thì thích cái cứng cứng.

Vừa nghe mọi người vừa cười rơi nước mắt. Tôi không nghĩ một ông già 83 tuổi mà còn khoẻ mạnh, vui vẻ và hài hước đến như vậy.
  
Bài thơ toàn vần C, mà ông đọc, đó là: Con cháu các cụ cả/ Của cải các cụ cho/ Con cái chiều các cụ/ Các cụ còn cứng cáp/ Cứ cho các cụ chơi/ Có chi các cụ chịu/ Cụ chết con cháu chôn.

Tôi thầm cầu chúc cho ông một con người huyền thoại luôn mạnh khoẻ, một cuộc sống tràn đầy niềm vui, nụ cười và hạnh phúc. Hẹn sớm gặp lại ông”.

Những bức ảnh kỷ niệm trước lúc chia tay:



Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...