Chuyện pháp lý xung quanh khu dân cư 9A Sư Vạn Hạnh nối dài (quận 10) Thành phố Hồ Chí Minh

2020-01-07 10:46:12 0 Bình luận
Ba anh em chúng tôi sinh ra ở 3 địa phương khác nhau, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng. Đó là: đồng niên, đồng đội (cùng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam bộ và cùng mang trên mình những thương tích chiến tranh), đồng môn (khi giải phóng hoàn toàn miền Nam đều về học tại Trường Kinh tế - Kế hoạch). Mặc dù học khác khoa, ra trường mỗi đứa một ngành nghề, nhưng lại có chung một điểm: “thích bàn chuyện xã hội”.

Trong lúc “trà dư tửu hậu”, doanh nhân N.T.P lên tiếng. Khi còn đi làm, anh em mình một năm đôi, ba lần gặp nhau, ngồi luận bàn về “nhân tình thế thái”, nhưng từ khi nghỉ hưu, bây giờ mới có dịp hội ngộ. Mà lại hội ngộ ở thành phố mang tên Bác, đúng vào ngày cuối cùng của năm 2019. Lúc này tôi lên tiếng, 2 ông khôn ghê: “ngoài vòng cương tỏa” là chạy ngay vào chốn phồn hoa để hưởng thụ, vừa trốn được rét, vừa trốn được cái bệnh thấp khớp hoành hành… Không chịu kém miếng, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý cao cấp P.V.P liền đáp trả. Như trường hợp ông T.P thì đúng, vì môi trường kinh doanh trong này thông thoáng, tính thị trường lại cao…, còn đối với tôi thì không. Tôi vào đây, là vạn bất dắc dĩ, chủ yếu đi làm ô-sin cho con là chính. Đâu được như nhà báo, gần “mặt trời” nên không bị “còi cọc” và lại gần quê hương còn giữ được lửa cho dòng tộc.

Chỉ còn hơn chục tiếng đồng hồ nữa là bước sang năm mới (2020), và cũng chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là nhà báo phải ra sân bay về đoàn tụ với gia đình, mà các ông cứ giông dài kiểu này chắc phí thời gian và kinh phí tôi bỏ ra để kết nối đấy – doanh nhân T.P nói. Đúng là đầu óc của đại gia, cái gì cũng có mục đích cả. Vậy chủ đề chính của hôm nay là gì?, tôi nói.

Được lời như mở tấm lòng, doanh nhân T.P vào đề: Hôm nay, tôi và V.P mời ông ra đây là mạn đàm xung quanh vấn đề thực thi pháp luật liên quan tới Dự án nhà ở khu dân cư 9A Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 – TPHCM. Tôi cũng nói trước, trong Dự án này, 2 chúng tôi ko có quyền lợi dính dáng gì hết, chỉ thích đây là vụ điển hình cho việc thực thi Luật đất đai nói riêng và môi trường kinh doanh của thành phố được mệnh danh là năng động nhất cả nước nói chúng.

Chờ đợi có thế, lúc này chuyên gia kinh tế V.P mới rút trong chiếc cặp tài liệu ra một bộ hồ sơ (chừng khoảng 2kg) khổ A4 giấy photo. Vừa lấy tài liệu đưa cho tôi, ông V.P, vừa lắc đầu, vừa nói: Khi nghiên cứu bộ hồ sơ này, tôi lại nhớ tới câu mà ông viết đăng trên Báo Đầu tư nước ngoài thời GS-TSKH Nguyễn Mại, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, kiêm Tổng biên tập: “Đất nước ta có cả một rừng luật, song khi xử lại xử bằng luật rừng”. Tôi cắt ngang lời nhà kinh tế V.P. Câu đó không phải tôi nghĩ ra, mà tôi chỉ có công ghi lại và đăng báo. Câu đó là của Tổng giám đốc Tổng công ty XNK Tạp phẩm, Bộ Thương mại (Tocontap) Trịnh Khắc, nói tại Hội thảo khoa học các Tạp chí kinh tế lần II do Hội Nhà báo tổ chức, Tạp chí Thương mại đăng cai tổ chức vào những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ trước.

Ông V.P nói tiếp, không buồn sao được, trong khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì “đốt lò” để thiêu những “con sâu”, “con bọ” đã và đang làm nghèo đất nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì gặp mặt doanh nghiệp, công nhân, công đoàn, Đoàn thanh niên từ các vùng miền đến cả nước để động viên mọi người khởi nghiệp, với mong muốn đưa nước Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp, sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới. Thế mà ở cái thành phố được mệnh danh là đầu tàu kinh tế cả nước chỉ có một việc cỏn con này mà để dân đi khiếu kiện dòng giã hàng chục năm trời.

 

Khu dân cư 9A Sư Vạn Hạnh nối dài   

Quả thật, chỉ cần đọc văn bản số 9501/STNMT-QLD ngày 05/11/2019 do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Toàn Thắng ký, đóng dấu gửi UBND Thành phố cũng đọng lại trong tôi nhiều điều đáng bàn:

Thứ nhất, trong khi Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ, Chủ tịch UBND các địa phương thường xuyên họp bàn, lấy ý kiến, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như: Bộ Luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, thông tư, quyết định…, song đến khi xử lý, giải quyết vấn đề lại toàn bằng các văn bản dưới dạng công văn.

Ví dụ tại văn bản 9501 do Giám đốc Sở TNMT ký, gửi UBND Thành phố có viện dẫn tới gần 80 cái văn bản dưới dạng công văn, trong đó chỉ có 4 văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng Quyết định.

Điều này, có thể thấy tính tự chịu trách nhiệm của các công chức và của người đứng đầu các cơ quan công quyền cấp địa phương chưa cao (nếu không muốn nói là chưa có).

Thứ hai, vấn đề thực thi pháp luật thiếu tính công bằng

Ví dụ trong vụ này, khi các hộ dân xây dựng vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, cụ thể là xây dựng sai thiết kế được phê duyệt thì bị UBND quận ra Quyết định Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, như “Buộc tháo dỡ không điều kiện phần diện tích xây dựng vi phạm…; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm xây dựng sai thiết kế được phê duyệt…”.

Trong khi đó, ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 3552/QĐ-BQP “phê duyệt Hợp đồng chuyển nhượng cơ sở nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 07/HĐKT ngày 20/10/2001 được ký giữa Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng với Công ty kinh doanh vật tư và Xuất khẩu Vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 – Bộ Xây dựng”.

Mặc dù chưa có Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… chủ đầu tư đã tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ dưới dạng Hợp đồng góp vốn. Và ngay trong các hợp đồng góp vốn này đều ghi rõ nghĩa vụ của chủ đầu tư là: “Nộp tiền sử dụng đất và thuế chuyển quyền sử dụng”. Thế mà từ đó đến nay, chủ đầu tư vẫn không hoàn thành nghĩa vụ của mình với Nhà nước và với đối tượng khách hàng, song vẫn chưa bị các cơ quan quản lý có thẩm quyền nào ra quyết định xử phạt hành chính (cả hình phạt chính lẫn hình phạt bổ xung).

Thứ ba, các cơ quan công quyền cũng như chủ đầu tư có thấy hết những hệ lụy xảy ra xung quanh Dự án nhà ở khu dân cư 9A Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 – TPHCM?

Đầu tiên phải kể tới hệ lụy trực tiếp của các hộ dân “chót” ký Hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư. Để minh chứng cho điều này, tôi xin trích đăng đơn thư của các hộ dân ký gửi các cơ quan chức năng Thành phố HCM vào năm 2011: “Chúng tôi xây dựng nhà xong từ năm 2003, nhưng phía công ty vẫn chưa hoàn tất thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận. Việc này làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt và cuộc sống của gia đình chúng tôi như không thể nhập hộ khẩu, phải sử dụng điện nước giá cao, việc học hành của con em gặp khó khăn”.

Ngoài ra, trong số các hộ này không ít hộ đã dùng tiền vay ngân hàng để góp vốn. Song do chậm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên họ không có quyền thế chấp vay vốn ngân hàng để đáo nợ hoặc trả nợ ngân hàng, dẫn đến phải vay tiền của tín dụng đen với lãi suất cao…

Tiếp đến, là ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội ở tổ dân phố 46D (quản lý khu dân cư 9A), rồi đến phường 12, và quận 10.

Mặc dù, các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội kể trên, hàng năm phấn đấu hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhưng để người dân liên tục gửi đơn thư khiếu kiện, dẫn đến mọi công sức đóng góp của họ cho xã hội đều bị đổ xuống sông, xuống biển, trong khi họ không phải là người tạo ra lỗi.

Nhân đây tôi cũng xin trích đăng Công văn số 3186/UBND-TNMT ngày 19/4/2017 do Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Nga, KT. Chủ tịch UBND quận 10 gửi UBND Thành phố và Sở TNMT để bạn đọc suy ngẫm. Công văn 3186 có đoạn viết: “Dự án khu nhà ở tại số 9A Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10 là dự án nhà ở thương mại, không thuộc trường hợp bố trí tái định cư như quy định trên. Tuy nhiên, do dự án đã kéo dài quá lâu (từ năm 2001 đến nay), các hộ dân nhận chuyển nhượng nhà, đất tại dự án đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, đã nghiêm chỉnh thực hiện các thủ tục xử lý vi phạm xây dựng theo quy định và hiện đang rất bức xúc về vấn đề xin cấp Giấy chứng nhận. Theo trình tự thủ tục, sau khi dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất quốc phòng sang đất ở), chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất) sau đó mới được xem xét cấp Giấy chứng nhận chủ quyền cho toàn khu, rồi mới đến tách thửa cho từng hộ dân. Thủ tục này chắc chắn phải có thời gian để thực hiện. Do đó, Ủy ban nhân dân Quận 10 kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét cho chủ trương giải quyết để cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân mà không phụ thuộc vào việc chủ đầu tư đã thực hiện hoàn tất nghĩa vụ tiền sử dụng đất hay chưa.”.

Hệ lụy lớn nhất là làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở thành phố được coi là năng động bậc nhất cả nước.

Ngoài ra, nếu giải quyết dứt điểm và có bài bản sự vụ này, sẽ giúp một số  doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản sớm loại bỏ tư tưởng kinh doanh theo kiểu: “mượn đầu heo nấu cháo” hay “mượn râu hùm” để làm giàu bất chính. Và giúp các nhà làm luật, các nhà quản lý tìm ra những lỗ hổng để bịt lại nhằm giảm thiểu lợi ích nhóm đang tồn tại trong xã hội.

Thứ ba, những đại biểu được cử tri quận 10 bầu vào Hội đồng nhân dân, đại biểu quốc hội các khóa vừa qua, đã làm hết trách nhiệm của mình trong việc thực thi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật số: 87/2015/QH13) chưa..?  

Cuộc mạn đàm của 3 chúng tôi đang đến hồi gây cấn, thì tiếng chuông điện thoại reo, thông báo xe đến đón tôi ra sân bay.

Trước khi chia tay đồng đội, tôi không quên cảm ơn họ đã giúp đỡ tôi cả về vất chất lẫn thông tin để tôi hoàn thành sứ mệnh của người cầm bút trong suốt gần 40 năm qua. Nhờ có họ mà tôi không bị rơi vào cảnh: “ăn theo nói leo”, vẫn giữ vững được phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.

Doanh nhân N.T.P còn cố nói với: “Chúng tôi ở trong này sẽ thu thập thêm thông tin liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận xung quanh dự án này và các dự án khác đang tồn tại ở thành phố HCM để Nhà báo có cái mà viết, mà kiến nghị…”.                 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...