Chuyện về cô gái dành 367 ngày để thêu một bức tranh bằng… chân

2018-07-31 16:17:08 0 Bình luận
Không chỉ xúc cơm bằng chân, tắm giặt bằng chân, Đỗ Thị Út còn gây nên sự bất ngờ khi dành 367 ngày để thêu xong một bức tranh công bằng đôi chân của mình. Cô tâm niệm, dù không có được đôi tay lành lặn nhưng những gì mọi người làm được, cô cũng làm được.

Dù không có được đôi tay lành lặn nhưng cô gái 28 tuổi luôn cố gắng làm được mọi việc như bao người bình thường.Bức tranh đầu tiên được Đỗ Thị Út thêu bằng chân sau 367 ngày (ảnh nhỏ). Ảnh: Vi Bình


Mọi sinh hoạt đều bằng chân

Ngôi nhà đơn sơ của gia đình Đỗ Thị Út nằm ở khu 1, xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Chị Út năm nay 28 tuổi, có một cơ thể không được lành lặn như người khác, do bị nhiễm chất độc da cam từ bố sau những năm tháng ông tham gia chiến tranh. Đôi tay của chị không vận động được nên mọi sinh hoạt hàng ngày của chị đều phải phụ thuộc vào đôi chân.

Nhìn thấy cháu nhỏ thêu tranh, chị Út đã nảy ra ý định sẽ tự mình thêu một số bức tranh. Ngay sau đó, chị Út đã nhờ cháu mình chỉ dạy các bước thêu tranh và cách sử dụng chỉ mầu như thế nào cho phù hợp. Sau khi ngồi trên xe lăn ra chợ mua vật liệu, mỗi ngày Út dành 11 tiếng để thêu tranh. “Tôi thêu tranh bằng chân, một phần vì muốn sử dụng thời gian mình có một cách hữu ích. Mặt khác, muốn nhắn nhủ với những người bạn khuyết tật, bị ảnh hưởng chất độc da cam khác đừng bao giờ bỏ cuộc. Những gì mọi người bình thường làm được, chúng ta cũng sẽ làm được”, chị Út bộc bạch.

Có cháu trong nhà hướng dẫn và cộng với việc tự tìm hiểu trên Internet nên chị Út tự mày mò vừa học, vừa làm. Chị say sưa với công việc quên đi mệt mỏi. Chỉ tiêu mỗi ngày của chị là bao giờ làm xong “một sởi” chỉ thì mới nghỉ ngơi. Chị Út dậy từ 5 giờ sáng để thêu những đường chỉ đầu tiên.

Để bức thêu đôi chim công hoàn chỉnh chị Út đã phải sử dụng hết 50 cuộn chỉ mầu. Ngày qua ngày, bằng sự cố gắng, sự tỉ mỉ với đôi chân của mình, chị Út thêu từng sởi chỉ, từng mầu sắc được phủ kín lên bức tranh. Đối với những người lành lặn mỗi ngày thêu 10 sởi chỉ dài 80cm là rất bình thường. Nhưng với chị Út, mỗi ngày chỉ cần hoàn thành được một sởi chỉ đó cũng là điều vui sướng nhất.

“Thời gian đầu tưởng chừng tôi sẽ không thể vượt qua được, mới ngồi thêu vài tiếng tôi đã thấy mỏi nhức toàn người. Nhưng với suy nghĩ phải quyết tâm từ những việc nhỏ nhất, nên từng ngày tôi đều cố gắng”, chị Út kể lại.

Sau 367 ngày, cô gái tật nguyền đã hoàn thành bức tranh thêu bằng chân khiến mọi người kinh ngạc. Ông Đỗ Văn Hồi (75 tuổi, bố chị Út) cũng không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nghị lực của con gái. “Không biết bao lần thấy con ngồi cả ngày thêu tranh đến tê cứng chân, tôi đã khuyên không nên cố. Bởi Út là con thứ 7 trong gia đình cũng là con gái duy nhất nên mọi người luôn dành tình yêu thương nhiều hơn. Không vì thế mà Út để gia đình phải buồn phiền, lo lắng”, ông Hồi xúc động.

Sẽ trở thành một người có ích

Kể cho chúng tôi nghe về gia đình, ông Hồi cho biết: “Út bị tàn tật từ lúc mới sinh, trong khi 6 người anh thì bình thường. Út không thể đi lại, mọi sinh hoạt gần như là do bố, mẹ và anh chị em trong nhà giúp đỡ. Khi hơn 10 tuổi Út bắt đầu tập dùng chân để ăn cơm, uống nước.

Gia đình cũng đã từng đưa xuống lớp tập trung dành cho trẻ khuyết tật thuộc Sở LĐTB&XH đóng ở Sơn Tây, Hà Nội một thời gian. Nhưng thương con, sợ con không quen với môi trường nên gia đình lại xuống đón về. Tuy điều kiện gia đình khó khăn nhưng tôi nghĩ mọi trong gia đình tự chăm sóc vẫn tốt hơn”.

Bức tranh thêu đôi chim công mà chị Út hoàn thành được đóng khung và treo trên tường nhà trông rất nổi bật. Nhìn lên bức tranh, chị Út trải lòng: “Tôi cũng vừa mới hoàn thành bức thứ hai cỡ nhỏ, đó là bức tranh phu thê. Bức tranh đó đang được đưa đi đóng khung và chỉ ngày mai nữa thôi là bức tranh sẽ được mang về nhà. Bức tranh đó tôi đã phải mất 90 ngày, sử dụng hơn 52 loại chỉ màu thêu mới hoàn chỉnh. Đây là món quà đặc biệt tặng cho anh chị họ nhân ngày cưới coi như món quà mừng cưới”.

Chị Út từ nhỏ đã không được đến trường. Nhìn các anh chị trong nhà học bài, sau đó chị tự học bảng chữ cái, viết chữ, số rồi cũng đọc và viết thành thạo. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy chị Út sử dụng điện thoại cảm ứng bằng chân, xúc cơm ăn bằng chân; Và dưới những ngón chân của chị Út, những họa tiết trong bức tranh thêu dần hiện ra rực rỡ.

Bà Lê Thị Vang (73 tuổi, mẹ chị Út) với mái tóc bạc phơ nhìn cô con gái ngồi trên chiếc trên xe lăn mà không cầm được nước mắt. Từ ngày được tặng chiếc điện thoại thông minh, có đông đảo bạn bè ở khắp mọi miền Tổ quốc, nhận được nhiều lời động viên, chị Út càng cảm thấy lạc quan, tự tin hơn. “Lần nào có ai nhắn tin hỏi han, chia sẻ Út cũng đều khoe với tôi như một đứa trẻ. Út bảo dù khó khăn thế nào con cũng sẽ trở thành một người có ích”, bà Vang tâm sự.

Quyết tâm sau 1 năm rưỡi sẽ thêu xong thêm 1 bức tranh

Thời gian tới, Út tiếp tục thêu bức tranh đồng quê với khổ lớn nhiều mầu sắc rực rỡ, bức tranh trên 50 loại mầu chỉ. “Bức đồng quê này lớn hơn nhiều so với bức đôi chim công em đã từng thêu, chắc chắn thời gian hoàn thành nó sẽ là rất lâu. Em đặt quyết tâm sau 1 năm rưỡi sẽ thêu xong bức tranh này”, Út bày tỏ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...