Cô giáo không tay Lê Thị Thắm: “Mỗi người sẽ đẹp theo một nét đẹp riêng, và hoàn hảo theo một cách riêng”

2022-07-15 16:41:57 0 Bình luận
29 tuổi, nặng 15kg là những gì mọi người thấy khi gặp Lê Thị Thắm. Nhưng ẩn sau cô gái mang hình hài trẻ con ấy là đam mê cháy bỏng với nghề giáo, sự dũng cảm chiến đấu với bệnh tật và những ước nguyện được cống hiến cho đời, cho người. Cô gái nhỏ bé ấy không đầu hàng trước hoàn cảnh, mà hoàn cảnh, số phận phải đầu hàng trước cô.

Bệnh tật không thể ngăn cản những ước mơ

Sau cánh cửa gỗ đã hằn sâu dấu ấn của thời gian, là lớp học đơn sơ với chiếc bàn sắt dài và hai hàng ghế băng kê hai bên. Không bảng, không phấn chỉ có những ánh mắt ngây thơ của các em học sinh đang say mê viết bài.

Và ở đầu bàn, nhìn mãi mới nhận ra đó chính là cô giáo Lê Thị Thắm, đang dùng đôi chân di chuyển chuột để giảng bài cho các em. Cô giáo chỉ cao bằng những em học trò nhỏ, đôi mắt sáng, nụ cười tươi và mái tóc đen mượt cắt ngang vai.

Lớp học tiếng Anh đặc biệt dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của cô giáo trẻ vẫn luôn sáng đèn (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Tôi vào lớp và trở thành học trò của cô Thắm. Đó là giờ tập đọc tiếng Anh, cô Thắm lắng nghe và sửa những lỗi đọc sai của học sinh. Bạn nào cũng hào hứng, mong đến lượt mình đứng lên đọc bài và chúng tôi cũng vậy.

Đến giờ giải lao, tôi có cơ hội được trò chuyện với cô giáo Thắm, dù đã tìm hiểu và được nghe kể nhiều về Thắm, nhưng qua những lời tâm sự, chúng tôi vẫn không kìm được xúc động và cảm phục cô gái nghị lực này.

Thắm sinh ra đã không may được lành lặn như bạn bè đồng trang lứa khi không có 2 tay, 2 chân cũng bị dị tật. Chưa kể, 9x còn mang rất nhiều căn bệnh như cột sống của em bị cong vẹo, ruột bị tắc, gai khớp háng, suy nhược cơ thể nặng. Đổi lại, Thắm lại có sức mạnh tinh thần cháy bỏng, giúp em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Từ nhỏ, Thắm đã học cách tự lo liệu cho bản thân, thậm chí còn giúp được cho gia đình việc nhà. 

Đến tuổi đi học, Thắm cũng khát khao được đến trường như các bạn khác. Cô gái nhỏ nói: "Con sẽ tập viết bằng chân. Mẹ ơi, con muốn đi học như các bạn". Viết bằng tay đã khó, viết bằng chân còn khó hơn. Chưa kể, chân phải của em lại ngắn hơn chân trái, vì thế em phải tập viết bằng chân trái.

Khát khao được đến trường như các bạn, Lê Thị Thắm học cách viết bằng chân (ảnh NVCC)

Mới đầu, nhìn đôi chân của con phồng rộp vì đau đớn, thậm chí rỉ máu ở kẽ chân vì tập viết, mẹ Thắm xót xa vô cùng. Chị Tình kể: " Đôi lúc vì không muốn con đau đớn mà khuyên con đừng cố nữa, nhưng Thắm vẫn cần cù, ngày đêm tỉ mẩn với cây bút trên chân tập viết". Nhưng nhờ sự giúp đỡ của mẹ và tinh thần kiên cường, chỉ sau một thời gian ngắn, Thắm đã biết đọc và biết viết thành thạo.

Không cho phép mình gục ngã, Thắm càng cố gắng học hỏi hơn bao giờ hết. Em tốt nghiệp phổ thông với thành tích 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Chưa kể, năm lớp 5, em còn đạt giải xuất sắc cuộc thi viết chữ đẹp, năm 2007 đạt giải nhì cuộc thi vẽ toàn tỉnh Thanh Hoá. Nhìn những dòng chữ nắn nót và những tấm bằng khen treo trên tường, không phải ai cũng biết được em đã phải trải qua những ngày tháng gian khổ ra sao để đạt được những điều kì diệu ấy.

Năm 2016, Thắm quyết tâm thi vào khoa sư phạm tiếng Anh ở trường Đại học Hồng Đức. Cô gái nhỏ khuyết tật tiếp tục làm thầy cô và bạn bè ấn tượng, khi luôn là sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng.

Sau khi học xong, với hi vọng trẻ em quê nhà có thể nói lưu loát tiếng Anh, Thắm quyết định mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ trong xóm. Phụ huynh thấy tiến bộ trong học tập của con em mình, nên tin tưởng gửi con đến nhờ chị Thắm kèm cặp. Từ một hai em, đến một lớp, rồi nhiều lớp. Các em từ chưa đi học tiểu học đến học sinh lớp 9, đều đến học. Lớp học "tiếng anh miễn phí" ra đời từ đó.

Lớp học đặc biệt với ba "Không": Không phấn, không bảng, không học phí. Nhưng những gì thắm truyền đạt không chỉ là kiến thức mà còn là cảm hứng đến những người học trò gọi mình là chị xưng em.

Ngoài kiến thức ở trường, Thắm tự trau dồi, mày mò tìm hiểu, mở rộng thêm vốn kiến thức. Chiếc máy tính giúp Thắm tìm hiểu thêm các thông tin, cập nhật các kiến thức mới để kèm cặp, củng cố lại kiến thức môn học cho các em và mở rộng thêm các dạng bài khác cho hiệu quả hơn.

Không thể nhớ mình đã kèm cặp bao nhiêu lứa học trò. Nhưng trông thấy sự trưởng thành của các em, cô giáo bé nhỏ như được tiếp thêm sức mạnh, để tiếp tục dạy học và vượt lên bệnh tật. Có những lần Thắm ốm, nhưng chỉ cần các em đến bảo "Cô ơi, mai con thi rồi mà có bài khó con chưa làm được" là Thắm lại ngồi dậy, soạn bài, dạy cho các em đến hiểu thì thôi. Có những đêm, ngồi soạn bài, chuẩn bị đề thi cho buổi học hôm sau. Với mọi người có thể nghĩ là vất vả, nhưng với Thắm đó lại là hạnh phúc, hạnh phúc được tiếp tục theo đuổi giấc mơ.

Hạnh phúc là khi làm được những điều ý nghĩa cho đời

Tôi nhớ ánh mắt buồn nhưng trìu mến và ánh lên trong đó sự tự hào của cô Tình hướng về cô con gái bé nhỏ: “Khi hai mẹ con tâm sự với nhau: “Một là uống thuốc, hai là đi xa, thì con chọn cái nào?” “Con phải uống thuốc chứ! Ai lại đi xa.” Đấy là cái nghị lực từ điều nhỏ nhất như vậy.”

Định nghĩa hạnh phúc với Tâm đơn giản lắm. Niềm hạnh phúc là khi thấy được sự tiến bộ của học trò, là khi các em chạy đến khoe những điểm tốt, những giấy khen phần thưởng. Đó là động lực để Thắm tiếp tục dạy học. Giây phút đó, cô nghĩ, những việc mình làm là những việc có ích, cuộc sống ý nghĩa hơn, vì giúp được cho mọi người nhiều hơn

Có lẽ bởi hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm trên hành trình chúng ta đi và những điều ta đã trải qua. Mỗi niềm vui nho nhỏ, mỗi việc làm nho nhỏ góp phần làm cho cuộc sống thêm nhiều màu màu sắc, nhiều ý nghĩa... đó cũng là hạnh phúc.

Kể từ năm nhất, mỗi dịp nghỉ hè về nhà, em đều xin gia đình mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong xóm (ảnh NVCC)

 “Mẹ đã hy sinh cho con cả cuộc đời”

Gia đình là nơi an toàn và là động lực mạnh mẽ nhất để Thắm sống với cuộc đời này. Bố là người dành cả cuộc đời, hy sinh thầm lặng chăm sóc cho Thắm, lo cho gia đình. Còn mẹ, với Thắm, mẹ là một người đặt biệt, người tuyệt vời hơn cả những bà tiên.

24 tuổi, là 24 năm mẹ Tình âm thầm hy sinh, chăm sóc, trở thành người bạn đồng hành của Thắm. "Tay mẹ thay con làm mỗi ngày", tám từ thôi là đủ hiểu tuổi xuân và cả cuộc đời này mẹ luôn ở bên con. Đôi chân bé nhỏ chẳng thể một lần chạy nhảy, chẳng thể một lần biết cảm giác đứng trên mặt đất, nhưng Thắm đã đi được nhiều nơi, tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện. Mỗi hành trình đó, luôn in dấu bàn chân của mẹ.

Đôi bàn tay mẹ nhỏ bé, gầy guộc, chai sạn minh chứng cho những khó nhọc, vất vả của cuộc đời nhưng luôn là vòng tay ấm áp nhất, vững trãi nhất bế con gái nhỏ, sắp xếp sách vở, kê bàn ghế mỗi giờ con lên lớp. Mọi sinh hoạt hằng ngày dù là nhỏ nhất, vẫn cần sự giúp đỡ của mẹ. Với cô Tình: "Còn mình, con còn chỗ dựa. Mình chết con sẽ đi về đâu?". Có lẽ vì thế mà thời gian có vô tình làm bàn tay mẹ mỏi, thì mẹ vẫn sẽ kiên cường ở bên con.

Người mẹ quê trải qua bao sóng gió, cơ cực đến nghẹn lòng. Mái tóc của cô đã bạc, những vết nhăn - sự lo toan của cả một đời, khắc sâu hon lên trán và hai bên khóe mắt trên khuôn mặt phúc hậu. Người phụ nữ chẳng một lần điểm phấn tô son, nhưng vẫn là người phụ nữ đẹp nhất. Đó là nguời me dạy con biết sống yêu thương, kiên cường không gục ngã, làm tất cả để con có thể sống trong cuộc đời bình yên, hạnh phúc. Tôi chợt nhớ về câu thành ngữ "Cá chuối đắm đuối vì con.", phải chăng vì thế, dù có vất vả bao nhiêu, thì bố mẹ vẫn coi đó là sự chở che bao bọc và tình yêu con chứ không phải là sự hy sinh, cực nhọc.

Lạc quan sống từng ngày ý nghĩa

"Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động tạo nên thói quen, mình cứ lạc quan lên mà sống, thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Buồn cũng phải sống, vui cũng phải sống, mình làm được gì thì mình sẽ cố gắng hết sức!". Câu nói được Thắm ví như châm ngôn sống của mình. Từ nhỏ đến lớn, với Thắm chỉ có nụ cười trong suốt tuổi thơ. Cô gái nhí nhảnh không hề bi lụy, oán trách mà luôn lạc quan yêu đời. Cô gái nhỏ bé, nghị lực truyền cảm hứng sống và tinh thần cống hiến cho mọi người.

"Em chỉ cần là chính em thôi

sống lạc quan nhiệt thành lên cô bé

Quên hết muộn phiền cười tươi lên nhé

Cuộc đời này luôn đẹp đó em"

Mỗi cây nến khác nhau có thể có các hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau. Nhưng điều quan trọng là cây nến ấy dù có hình dạng hay màu sắc như thế nào thì nó vẫn phát huy được khả năng của mình là tỏa sáng rực rỡ, được cháy hết mình khi thắp lên. Cũng giống như mỗi con người chúng ta, dù bạn là ai! Bạn có hình hài ra sao không phải là vấn đề quan trọng nhất. Không gì có thể ngăn được nghị lực sống và những khát khao cháy bỏng đầy nhân văn. Tôi tin rằng, chúng ta đều có thể cháy hết mình bằng tất cả nhiệt huyết với cuộc sống tươi đẹp này và chúng ta sẽ đẹp theo một nét đẹp riêng, và hoàn hảo theo một cách riêng của mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...