Cô giáo - mẹ hiền của hàng trăm người khuyết tật

2015-11-04 23:55:12 0 Bình luận
Gần 20 năm qua, bà Hồ Hương Nam (nay đã 83 tuổi) vẫn dạy học miễn phí cho những đứa trẻ kém may mắn tại lớp học tình thương ở Trường trung học cơ sở (THCS) An Dương (Q.Tây Hồ, Hà Nội).
Dù mưa hay nắng, bà chưa bao giờ bỏ lớp, trừ những ngày ốm. Nhờ sự nhiệt tình của bà, các em được tiếp nhận tri thức, hòa nhập cuộc sống.
Mái tóc bạc phơ, lưng còng, chỉ đôi mắt vẫn tinh anh, là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với bà. Những tưởng sau khi về hưu, bà sẽ an hưởng tuổi già, nhưng lại nặng lòng với những đứa trẻ kém may mắn. Hiện lớp học có 18 người, lớn nhất 30 tuổi, nhỏ lên 6, tất cả đều không nhận biết được mặt chữ và số. Lớp học của bà không có bảng vì 18 học sinh ở nhiều trình độ khác nhau nên đồ dùng chính cho học tập là tập vở.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế mộng mơ, lấy người chồng người Hà Nội, năm 1954 bà ra Bắc làm việc và sinh sống. Sau mấy chục năm gắn bó với nghề giáo, năm 1979 bà nghỉ hưu. Năm 1997, khi đi tuyên truyền công tác dân số, thấy có 3 cháu khuyết tật bẩm sinh không có điều kiện đến lớp, bà mở lớp dạy và gõ cửa từng nhà để vận động phụ huynh, mượn một phòng ở trụ sở tuần tra khu dân cư phường Yên Phụ làm lớp học, nhưng chỉ một thời gian ngắn phải trả lại theo yêu cầu.


Mất ăn mất ngủ với sự nghiệp “trồng người”, sau nhiều đêm suy nghĩ, bà mang đơn lên Phòng Giáo dục quận Tây Hồ xin phòng dạy học. Cuối cùng, năm 2002 lớp học của bà được bố trí tại Trường THCS An Dương.
Dạy trẻ bình thường đã khó, với trẻ khuyết tật càng vất vả bội phần. Tại lớp học này, một bài giảng nhiều tháng mới xong. Bốn năm bà cho các em lên một lớp, mỗi trẻ có phương pháp riêng. Không chỉ dạy chữ, bà Nam còn bảo ban các em cách cư xử. Nhiều em ban đầu rất hư, phụ huynh bất lực đành gửi đến nhờ bà. Những trường hợp như vậy bà phải mất một thời gian dài mới cảm hóa được.
Khi tiếp xúc với những đứa trẻ đặc biệt ấy, bà bảo “phương pháp sư phạm thông thường không áp dụng được”. Có những em được bà dạy 3 tháng liền vẫn chưa nhớ và viết nổi một chữ, có đứa đang học lại cười khóc thất thường. Những bà tuyệt đối không quát mắng, mà luôn nhẹ nhàng. Lương hưu được 1,8 triệu đồng/tháng, các con cho 1 triệu nữa, bà chỉ ăn tiêu trong khoản lương, còn lại dành mua sách cho bọn trẻ.
Chị Hoàng Thị Kiều, phụ huynh cháu Đỗ Hương Giang, vui mừng cho biết: “Lúc chưa đi học cháu Giang chưa biết gì. Nhờ có bà giáo Nam mà giờ cháu viết được các chữ bố, bà, mẹ... Gia đình tôi mừng lắm”. Trải qua bao thăng trầm, đến nay lớp học đã có gần 30 lượt học sinh tốt nghiệp, tìm được việc làm, lập gia đình.
Sau mỗi buổi lên lớp bà lại cặm cụi soạn giáo án, phụ thêm công việc với Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi của phường. Năm 2014, bà là một trong 10 gương mặt ưu tú của thủ đô được vinh danh có đóng góp tích cực cho xã hội. Bà mong sẽ có nhiều lớp học tình thương mở ra và luôn tâm niệm “còn sống ngày nào sẽ đứng lớp ngày đó để ươm mầm tương lai, dù nó có thể không được khỏe mạnh như những hạt mầm khác”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương sẽ hợp nhất hai địa phương

Chiều ngày 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức họp, nhằm phối hợp xây dựng và triển khai nội dung Đề án “hợp nhất hai địa phương thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”.
2025-04-18 21:26:39

Hải Phòng khởi công Dự án khu công nghiệp Tiên Thanh

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng). Dự án do Tập đoàn Việt Phát làm chủ đầu tư.
2025-04-18 20:45:24
Đang tải...