Công ước về quyền của người khuyết tật
2017-10-15 09:17:01
0 Bình luận
Ngày 13-12- 2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, các đại biểu đã nhất trí thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD). Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên khẳng định mọi tiếp cận của người khuyết tật đều dựa trên quyền của người khuyết tật được quy định trong Công ước.
Công ước còn nhằm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời, thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá của người khuyết tật. Ngày 30-3-2007, CRPD và Nghị định thư không bắt buộc chính thức được mở cho các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thể ký kết bất cứ lúc nào tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Sau khi được 20 nước phê chuẩn, CRPD và Nghị định thư không bắt buộc đã chính thức có hiệu lực vào ngày 3-5-2008. Tính đến tháng 9-2014, CRPD đã được 158 quốc gia ký tham gia, trong đó 150 quốc gia đã phê chuẩn. Việc các nước tích cực tham gia ký kết CRPD chứng tỏ các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với việc bảo vệ quyền của người khuyết tật là rất mạnh mẽ.
Việt Nam là một trong những quốc gia rất tích cực trong việc tham gia các công ước quốc tế liên quan đến nhân quyền. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - trải qua hai cuộc chiến tranh và đặc điểm địa lý có nhiều thiên tai… nên tỷ lệ người khuyết tật trong dân số ở Việt Nam luôn cao. Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm ban hành các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật.
Từ năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Người tàn tật, điều chỉnh một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết thân của người khuyết tật. Đối với CRPD, chỉ bốn tháng sau khi Công ước này được mở, ngày 22-10-2007, Nhà nước Việt Nam đã ký cam kết tham gia CRPD. Sau khi ký kết CRPD, cùng với việc chuẩn bị cho việc phê chuẩn CRPD này, năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật thay thế cho Pháp lệnh về Người tàn tật; các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người khuyết tật theo tinh thần khuyến nghị của CRPD.
Có thể thấy, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc đảm bảo các quyền cơ bản của người khuyết tật trên các lĩnh vực đã có sự tương thích nhất định với những quy định của CRPD.
Đánh giá chung có thể thấy những quyền trên một số lĩnh vực cơ bản của người khuyết tật được nêu trong CRPD như: quyền được sống độc lập; quyền được tiếp cận về hạ tầng giao thông, thông tin; quyền được học tập; quyền được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; quyền được làm việc… đều được quy định đầy đủ trong Luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng trong nội dung khuyến nghị của CRPD về việc đảm bảo từng quyền cho người khuyết tật vẫn chưa được thể hiện đầy đủ trong các quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, những quy định pháp luật có ý nghĩa đảm bảo khả năng thực hiện các quyền trên thực tế vẫn chưa thực sự phù hợp và đầy đủ.
![]() |
Việt Nam là một trong những quốc gia rất tích cực trong việc tham gia các công ước quốc tế liên quan đến nhân quyền. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - trải qua hai cuộc chiến tranh và đặc điểm địa lý có nhiều thiên tai… nên tỷ lệ người khuyết tật trong dân số ở Việt Nam luôn cao. Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm ban hành các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật.
Từ năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Người tàn tật, điều chỉnh một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết thân của người khuyết tật. Đối với CRPD, chỉ bốn tháng sau khi Công ước này được mở, ngày 22-10-2007, Nhà nước Việt Nam đã ký cam kết tham gia CRPD. Sau khi ký kết CRPD, cùng với việc chuẩn bị cho việc phê chuẩn CRPD này, năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật thay thế cho Pháp lệnh về Người tàn tật; các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người khuyết tật theo tinh thần khuyến nghị của CRPD.
Có thể thấy, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc đảm bảo các quyền cơ bản của người khuyết tật trên các lĩnh vực đã có sự tương thích nhất định với những quy định của CRPD.
Đánh giá chung có thể thấy những quyền trên một số lĩnh vực cơ bản của người khuyết tật được nêu trong CRPD như: quyền được sống độc lập; quyền được tiếp cận về hạ tầng giao thông, thông tin; quyền được học tập; quyền được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; quyền được làm việc… đều được quy định đầy đủ trong Luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng trong nội dung khuyến nghị của CRPD về việc đảm bảo từng quyền cho người khuyết tật vẫn chưa được thể hiện đầy đủ trong các quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, những quy định pháp luật có ý nghĩa đảm bảo khả năng thực hiện các quyền trên thực tế vẫn chưa thực sự phù hợp và đầy đủ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo PLXH
Nhà xuất bản Canada phát hành sách tôn vinh Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Trung tuần tháng 4 năm 2025, nhà xuất bản Ukiyoto Publishing (Canada) đã chính thức phát hành toàn cầu cuốn sách song ngữ Việt – Anh Vị Tướng – Chủ tịch danh dự dòng họ Nguyễn Bặc (tựa tiếng Anh: The General – Honorary President of the Nguyen Bac Lineage).
2025-04-25 06:34:12
Người CCB trên đất mỏ làm nông nghiệp sạch
Quảng Ninh nhắc đến tên Trần Hòa, phó Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB thành phố Cẩm Phả thì nhiều người biết về tấm lòng thiện nguyện của ông bởi đài báo nêu nhiều. Còn về công việc người CCB này trên đất mỏ, thì nhiều người còn chưa biết, vì Trần Hòa là người trầm tính, lặng lẽ với công việc nhà nông lại ham nghiên cứu khoa học-công nghệ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch.
2025-04-24 22:18:00
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống
Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00
ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu
Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57
Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc
Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00
Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00