Cụ ông thọ đến 256 tuổi nhờ 3 bí quyết này, người đời nên học tập
Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về ngày sinh của ông, vào thời Càn Long. Cụ sinh sống tại Kỳ Giang, Tứ Xuyên, Đại Thanh (Trung Quốc). Theo truyền thuyết kể, Lý Thanh Vân (Lý Khánh Viễn) biết đọc - viết từ khi mới… lên ba. Năm 15 tuổi, ông đã quyết định ngao du sơn thủy, đi đến Cam Túc, Sơn Tây, Tây Tạng, tới cả Việt Nam, Thái Lan và Mãn Châu để thu thập thảo mộc. Ông được cho là làm công việc này trong một thế kỷ.
Có giả thiết cho rằng, Lý Thanh Vân đã 72 tuổi vào lúc đó (tức năm 1749), ông gia nhập quân đội của Tư lệnh cấp tỉnh đảm nhiệm vai trò võ sư và cố vấn chiến thuật. Khá nhiều ghi chép đến giờ vẫn được lưu trữ cho thấy, Thủ lĩnh quân phiệt Trung Quốc Ngô Bội Thu từng mời Lý Thanh Vân về tư dinh để xin bí quyết sống thọ hơn 200 năm tuổi của ông.
Chân dung cụ ông cao tuổi nhất thế giới- Lý Thanh Vân
Lý Thanh Vân qua đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1933 tại Khai huyện, Tứ Xuyên, Trung Hoa Dân Quốc và chết trước người vợ thứ… 24 lúc ấy 60 tuổi. Lý Thanh Vân được cho là có hơn 200 người con - cháu và sống lâu hơn 23 bà vợ trước của ông.
Trong khi Lý Thanh Vân tuyên bố ông sinh năm 1736 (tức “chỉ” 197 tuổi vào thời điểm ông qua đời), thì giáo sư đại học Thành Đô, Ngô Chung Kiệt, trong một nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng Thanh Vân sinh năm 1677, tức thọ tới 256 tuổi.
Năm 1928, cuốn “Trường sinh bất lão quyết” (Bí quyết trường sinh không già” của cụ đã được xuất bản. Trong sách cụ không đề cập đến tuổi của mình, nhưng tự thuật then chốt của trường sinh là ở khí công kiện thân; đề xuất dùng phương pháp “cương nhu tương tế, âm dương điều hòa” để rèn luyện thân thể. Ông cụ cho rằng có ba nguyên nhân khiến cụ mạnh khỏe và trường thọ: một là ăn chay lâu dài; hai là, luôn giữ bình tĩnh và vui vẻ nội tâm; thứ ba là thường xuyên uống nước đậu đen, rau răm, cần tây, kim ngân hoa, sơn tra, trà xanh, rong biển, hoa cúc mà cụ gọi là “Trường sinh phương” để duy trì “tam thông” của cơ thể (tức huyết thông, niệu thông, tiện thông – máu, nước tiểu và phân). Đó chính là chỉ dẫn bí quyết trường thọ mà Lý Khánh Viễn để lại cho hậu thế.
Câu nói nổi tiếng của Lý Thanh Vân để lại cho đời sau, những người vẫn luôn mơ ước về một cuộc sống trường sinh bất lão chính là: “Hãy giữ tâm luôn tĩnh lặng như nước, ngồi ngay ngắn mà vững chãi như rùa, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như chim và ngủ như một chú chó”.
Năm Dân Quốc thứ 22 (1933), Tưởng Giới Thạch biết chuyện liền ra lệnh cho Dương Sâm tìm cách hộ tống Lý Khánh Viễn về Nam Kinh “để nhân sỹ trong, ngoài nước cùng chiêm ngưỡng Thọ Tinh của nước ta và làm rõ đạo dưỡng sinh mà ông đã tu luyện”. Nhưng đến ngày 15/9/1933, tờ “Vạn Châu Nhật báo” đưa tin: “Cụ ông 256 tuổi ở Khai Huyện Lý Khánh Viễn đã qua đời vì bệnh, an táng tại Lý Gia Loan, thôn Nghĩa Học, thị trấn Trường Sa, Khai Huyện”. Tưởng Giới Thạch rất thương tiếc. Dương Sâm để bù đắp nỗi thương tiếc của “Tưởng Tổng thống” đã tổ chức xuất bản cuốn “Ghi chép chân thực về cụ già trường thọ 250 tuổi”. Thật giả của câu chuyện về Lý Khánh Viễn thật khó phân biệt.
Hiện nay, phần lớn giới nghiên cứu đều cho rằng, Lý Thanh Vân trường thọ là thật, nhưng do yêu cầu của thời cuộc nên quân phiệt địa phương (Dương Sâm) đã nhúng tay vào nhào nặn nên số tuổi 256 của cụ để lấy lòng Tưởng Giới Thạch.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.