Đà Lạt: Xây nhà trên đất rừng, quyết định cưỡng chế ban hành cho “hạ hoả” dư luận?

2019-12-07 10:16:06 0 Bình luận
Ông Nguyễn Văn Huy xây trái phép 10 căn nhà có dấu hiệu phân lô bán nền đất rừng tại phường 10, TP. Đà Lạt, ngày 5/11/2019 ông Tôn Thiện San Chủ tịch UBND Tp Đà Lạt đã ký quyết định cưỡng chế nhưng đến nay mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Có chăng quyết định cưỡng chế chỉ ban hành để xoa dịu dư luận?

Quyết định cưỡng chế đã có từ tháng trước nhưng còn chờ quy trình!

Theo kết luận của cơ quan chức năng, ông Huy đã tự ý cho xây dựng 10 căn nhà trên đất rừng, diện tích mỗi căn rộng từ 95m2 đến 128m2. Các công trình không phép ở đây có kết cấu móng đá, tường gạch, mái lợp tôn; số còn lại làm bằng khung sắt, tường tôn, mái tôn, trong đó một căn làm bằng khung sắt, mái lợp nilon.

Ngày 24/9/2019, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn Huy (sinh năm 1984, trú tại phường 10, thành phố Đà Lạt) về hành vi xây dựng các công trình nhà ở không phép trên đất rừng tại Tiểu khu 156B (phường 10).

Ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan chức năng còn buộc ông Huy dừng thi công, tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại khu vực trên. Nhưng ông Huy đã không chấp hành.

Thông "nằm xuống", nhà "mọc" lên?Thông "nằm xuống", nhà "mọc" lên?

Ngày 5/11/2019 ông Tôn Thiên San Chủ tịch UBND TP Đà Lạt đã ký quyết định số 4994/QĐ - CCXD cưỡng chế  buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 10 căn nhà trên đất rừng tại Phường 10. 

Trong quyết định nêu rất rõ trong vòng 10 ngày các cơ quan : Công an thành phố, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Tài Chính kế hoạch, Phòng Tư pháp, Thanh Tra Thành phố, Hạt Kiểm lâm và UBND phường 10  tổ chức phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế.

Đến hôm nay đã gần 30 ngày trôi qua song mọi chuyện vẫn còn nguyên hiện trạng. Liên lạc với ông Tôn Thất Thanh Vũ Chủ tịch UBND phường 10 được ông cho biết “tuy đã có quyết định nhưng việc cưỡng chế cần thời gian vì phải xây dựng kế hoạch, bố trí an ninh… và đang trình  kế hoạch cưỡng chế mà chưa có ý kiến của Thành phố” Khi được hỏi bao giờ thực hiện thì ông chủ tịch không biết và đề nghị phóng viên lên UBND thành phố tìm câu trả lời.

Buông lỏng quản lý hay dung túng cho sai trái?

Thời gian qua,  nhiều trường hợp xây trái phép chỉ phạt rồi để tồn tại, ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện làm cho người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ. Nhiều vụ đã có kết luận của cơ quan chức năng và cấp thẩm quyền nhưng chính quyền địa phương để kéo dài qua nhiều ngày tháng rồi ... lơ luôn coi như hợp pháp.

Trường hợp phá rừng thông phân lô bán nền tại tp Đà Lạt hồi đầu tháng 9 là một ví dụ. Đối tượng Nguyễn Văn Huy đã cố tình xẻ rừng để xây dựng nhà phân lô bán nền, có quyết định xử phạt và quyết định cưỡng chế nhưng hiện tại vẫn tồn tại ngang nhiên, bất chấp luật pháp.

Theo tìm hiểu từ những người dân xung quanh, trước đây ông Huy là một trong những người đầu tiên khai phá đất rừng tại đây để sinh sống, nhưng Huy đã chia nhỏ và bán lại cho nhiều người đến sau, và chỉ giữ lại cho mình 1 lô, xây nhà sinh sống cùng gia đình.

Vào cuối năm 2017 sau khi có quyết định thu hồi đất của 27 hộ dân đã sinh sống lâu năm tại đây để triển khai dự án Dinh I. Trong lúc chưa tìm được tiếng nói chung giữa chủ đầu tư và 27 hộ dân thì Nguyễn Văn Huy bán nốt căn nhà đang sống và tự ý làm một con đường đi sâu vào rừng thông bằng 1 thoả thuận viết tay vào tháng 4 năm 2018 với gia đình đang sở hữu phần đất nêu trên (đất này vốn dĩ là vườn rau gia đình chứ không phải là con đường vốn có như Ông Vũ Chủ tịch phường trả lời) để tiện bề “cắn” sâu vào rừng thông và bắt đầu bằng việc lập trại nuôi gà, sau đó xây nhà xây 1 căn nhà rôì hiện tại lên đến 10 căn nhà mà không hề thấy bất cứ một sự ngăn cản nào của chính quyền địa phương.

Đầu năm 2018, một con đường "chém" vào rừng thông, một ngôi nhà kiên cố "được mọc" theo đà 10 căn mọc tiếpĐầu năm 2018, một con đường "chém" vào rừng thông, một ngôi nhà kiên cố "được mọc" theo đà 10 căn mọc tiếp

Nếu cho rằng chính quyền địa phương chậm phát hiện, không biết nên không kịp xử lý là chưa thuyết phục. Phải chăng vì cả nể, sợ đụng chạm hay có dung túng mới để việc xây dựng kéo dài đến khi hoàn thành?

“Tôi làm nhà, đổ xe cát buổi sáng, đầu giờ chiều có người ở phường xuống kiểm tra giấy phép, sau đó còn có lực lượng thanh tra xây dựng quản lý địa bàn đến kiểm tra.

Suốt thời gian qua, Phường đã cưỡng chế phá dỡ rất nhiều những công trình vi phạm ngay tại khu vực này nhưng riêng trường hợp Nguyễn Văn Huy thì lại không hề bị hỏi han gì, một con đường bê tông kiên cố đến một cái nhà và đến hàng chục căn nhà đều ngang nhiên xây trên đất rừng mà chả hề hấn” người dân bức xúc chia sẻ.  

 

Ngay cả chủ tịch Phường cũng trả lời hết sức “ngây thơ”rằng một vài công trình đã bị cưỡng chế là xử lý nóng “ở phía ngoài phối hợp với rừng để xử lý, cái đó là xử lý nóng, còn bên trong (tức 10 căn nhà vi phạm của Nguyễn Văn Huy) thì xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy trình phải trình lên thành phố ban hành quyết định xử phạt rồi mới xử lý được. Có người đứng ra nhận là chủ công trình đó thì phải lập hồ sơ xử lý theo nghị định 139”. Nhưng khi được hỏi sâu hơn về nguồn gốc đất chỗ ông Huy đang vi phạm thì ông lại không biết vì “mới về phường”!

“Thiết nghĩ, công trình xây sai phép, trái phép vẫn cho tồn tại và chỉ xử phạt hành chính  thì chẳng khác gì dùng tiền hợp thức hóa cho sai phạm. Ban hành quyết định cưỡng chế rồi dùng dằng không thực hiện, hết ban nọ đẩy sang phòng kia, không hiểu đâu có phải là cách “hoãn binh” để tìm cách hợp pháp hoá các công trình sai phạm này hay không?” Bác C một người dân trong diện quy hoạch tại đây trầm ngâm.

Vi phạm xây dựng, cần ngăn chặn và xử lý từ gốc rễ, ngay từ đầu, tránh để kéo dài. Hơn nữa, đừng xử phạt rồi cho tồn tại hay hợp thức hóa. Hơn nữa đây là đất rừng, mà thông như lá phổi xanh của Đà Lạt, và đang dần dần bị thu hẹp diện tích để nhường chỗ cho những ngôi nhà bê tông thô cứng. Chúng tôi đã liên lạc đến các cấp chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...