Đà Nẵng: Tạo điều kiện để người khuyết tật hoà nhập cộng đồng

2018-05-15 15:23:14 0 Bình luận
Hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, học nghề, cho vay vốn sinh kế và giới thiệu việc làm…, nhiều người khuyết tật tại TP. Đà Nẵng đã vượt qua mặc cảm, tự ti của bản thân và vươn lên hoà nhập cộng đồng từ những chính sách trợ giúp.

 


Lối đi dành cho người khuyết tật ở bãi biển Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 


Mất đi đôi chân từ một tai nạn bom mìn khi chỉ mới 12 tuổi, chị Trần Thị Tâm Hiền, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng vẫn còn nhớ như in cái ngày định mệnh của cuộc đời mình. Vấp phải quả bom còn sót lại sau chiến tranh khi đang trên đường đi học, tai nạn đã cướp đi đôi chân của chị và sau đó là cả những chuỗi ngày dài đằng đẵng với biết bao những khó khăn, bất tiện mà chị phải trải qua.

Sau khi lấy chồng cũng là người khuyết tật, cuộc sống của chị lại càng trở nên khó khăn hơn khi cả hai vợ chồng đều không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập chủ yếu là từ công việc làm đồ hàng mã. “Cuộc sống thực sự rất khó khăn khi thiếu đi đôi chân. Việc sinh hoạt của bản thân cũng gặp những bất tiện, chưa kể mình phải chăm sóc chồng cũng là người khuyết tật, mẹ chồng lại thường xuyên đau ốm”, chị Hiền kể.

Đến cuối năm 2017, được Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng huy động nguồn để hỗ trợ thay chân giả, cuộc sống của chị dường như đã thay đổi, “Được hỗ trợ lắp chân giả, công việc giao hàng của tôi đã thuận lợi hơn rất nhiều. Thu nhập hàng tháng cũng được khoảng 5 triệu đồng, đủ để gia đình tôi trang trải những chi tiêu sinh hoạt cần thiết”, chị Hiền cho biết.

Không chỉ chị Hiền, anh Nguyễn Đăng Thời, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng bày tỏ, bản thân từng gặp rất nhiều khó khăn khi bị khuyết tật ở chân. Thế nhưng, kể từ khi được Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng hỗ trợ nẹp chân, cuộc sống của anh đã trở nên ý nghĩa hơn nhiều. “Trước đây, tôi rất khó khăn trong việc phải di chuyển, nên chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết và phải nhờ vợ chở đi. Từ khi được nẹp chân, tôi đã đi bộ được nhiều hơn, có thể qua lại thăm bạn bè nên cảm thấy rất vui”, anh Thời chia sẻ.


Nhiều người khuyết tật đã có nghề, có việc làm ổn định từ các phiên chợ việc làm và tuyển sinh học nghề dành cho người khuyết tật do Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng tổ chức


Khó khăn trong sinh hoạt, không có nghề nghiệp, cuộc sống bấp bênh… là thực tế mà người khuyết tật ở nhiều địa phương đang gặp phải. Ông Trương Công Nghiêm - Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng cho biết, TP. Đà Nẵng hiện có gần 12.000 người khuyết tật, trong đó tỷ lệ người khuyết tật có việc làm ổn định trên địa bàn thành phố không nhiều, chỉ khoảng 4.000 người. Còn lại, đa phần là chưa có việc làm hoặc bệnh tật, sức khỏe yếu, không có khả năng lao động.

Nhằm trợ giúp người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ xã hội, hòa nhập cộng đồng, năm 2017 được sự tài trợ của Uỷ Ban chữ thập đỏ quốc tế, Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng đã kết nối hỗ trợ lắp dụng cụ trợ giúp như nẹp, chân tay giả, giày tất chỉnh hình… cho người khuyết tật các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Tính đến nay, đã có 233 người được hỗ trợ dụng cụ từ chương trình này, trong đó Đà Nẵng có 108 người. “Vẫn còn rất nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ để lắp chân tay, có thêm dụng cụ để thuận tiện hơn trong sinh hoạt và hoà nhập với cộng đồng.”, ông Trương Công Nghiêm - Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng cho biết.

Bên cạnh việc hỗ trợ dụng cụ, phương tiện sinh hoạt, thời gian qua, TP. Đà Nẵng còn có nhiều chương trình, chính sách nhằm hỗ trợ người khuyết tật học nghề, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống. Trong đó, phải kể đến các phiên chợ việc làm và tuyển sinh học nghề dành cho người khuyết tật do Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng tổ chức định kỳ. Nhiều người khuyết tật đã có nghề, có công ăn việc làm ổn định từ những phiên chợ việc làm này. Hay như việc thiết kế có lối đi riêng hoặc các điều kiện cần thiết tại các công trình công cộng, các dịch vụ xã hội, để người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng đang được TP. Đà Nẵng triển khai. Theo đó, trong năm 2018, TP. Đà Nẵng đầu tư gần 1.300 tỷ đồng xây dựng hơn 300 điểm tại 23 tuyến đường tại các khu vực quận Hải Châu, Thanh Khê dành cho người khuyết tật. Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đã triển khai hệ thống xe buýt có tiếp cận và cấp phát thẻ miễn giảm giá vé cho người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng.

 

Mới đây, TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành kế hoạch triển khai công tác trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn thành phố. Trong năm 2018, TP. Đà Nẵng sẽ đảm bảo 100% hộ gia đình có người khuyết tật là hộ nghèo, chính sách đang ở nhà cấp 4 xuống cấp, hư hỏng nặng được ưu tiên hỗ trợ xây, sửa chữa nhà; trường hợp chưa có nhà ở, đang ở nhà thuê, thật sự bức xúc về chỗ ở sẽ được thành phố ưu tiên xem xét cho thuê nhà chung cư.

Bên cạnh việc đảm bảo đời sống cho người khuyết tật, năm 2018, thành phố cũng sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ người khuyết tật học nghề, đối với những hộ có người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn sẽ được thành phố hỗ trợ phương tiện sinh kế phù hợp để tự tạo việc làm. Đặc biệt, 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện sẽ được vay vốn ưu đãi tạo việc làm từ nguồn vốn ủy thác của thành phố. Đảm bảo 100% các công trình công cộng xây dựng mới, cải tạo sửa chữa là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh...đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Các công trình công cộng tư nhân khi xây dựng mới, cải tạo sửa chữa xin cấp giấy phép xây dựng cũng phải bắt buộc đảm bảo lối tiếp cận cho người khuyết tật...

“Được trợ giúp, tạo điều kiện vượt qua mặc cảm, tự ty, người khuyết tật có thể làm được nhiều việc nuôi sống bản thân và trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội.”, ông Trương Công Nghiêm - Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Đà Nẵng khẳng định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00
Đang tải...