Đào tạo nghề ở Nghệ An: Vượt khó thời Covid-19

2021-06-18 11:02:35
Trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã và đang có nhiều giải pháp để khuyến khích việc học nghề cho học sinh phổ thông và học sinh thuộc diện phân luồng. Mặc dù vậy, việc thu hút học sinh đến các trường nghề vẫn rất khó khăn, đặc biệt số lượng học sinh đăng ký học nghề, chất lượng đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho các cụm, khu công nghiệp lớn trên địa bàn còn rất hạn chế.

Chú trọng thu hút “đầu vào”

Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh Nghệ An đang còn gặp nhiều khó khăn, kết quả tuyển sinh 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 29,5% so với kế hoạch.

Lý giải về khó khăn, hạn chế trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề ở Nghệ An, ông Hoàng Sỹ Tuyến - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động TBXH tỉnh Nghệ An cho biết: “Do ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid -19 kéo dài, diễn biến phức tạp đã tác động đến đời sống xã hội; công tác tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp giải quyết viêc làm sau đào tạo và tổ chức một số nội dung hoạt động cũng trở nên hạn chế hơn. Đặc biệt, ngân sách Trung ương thuộc chương mục tiêu, chương trình MTQG đoạn 2021 - 2025 chưa được phân bổ, nên ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.”

Sinh viên trường Cao đẳng Việt-Đức Nghệ An trong tiết học thực hành.

Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cơ quan, đơn vị đối với công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các địa phương và các cơ sở dạy nghề phải thực sự lưu ý việc biên chế cho giáo viên dạy nghề để giáo viên ở lĩnh vực này chuyên tâm trau dồi tay nghề, cống hiến lâu dài ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong số này có 3 trường được Chính phủ lựa chọn đầu tư xây dựng trường chất lượng cao, 16 trường được Bộ Lao động - TB và XH lựa chọn đầu tư ngành nghề trọng điểm theo các cấp độ, với 13 nghề cấp độ Quốc tế, 9 nghề cấp độ Khu vực Asean, 36 nghề cấp độ Quốc gia.

Để khuyến khích đào tạo nghề, mỗi năm Nghệ An trích hàng chục tỷ đồng để cấp kinh phí cho các chỉ tiêu đào tạo. Riêng năm 2020, đã cấp kinh phí để đào tạo nghề cho hơn 11.000 chỉ tiêu với hơn 1.700 chỉ tiêu trình độ cao đẳng, gần 5000 chỉ tiêu trình độ trung cấp và hơn 4.600 chỉ tiêu trình độ sơ cấp. Ngoài ra, tỉnh cũng đặt hơn 3.100 chỉ tiêu cho các nhà trường đào tạo tự túc kinh phí.

Cung ứng nguồn nhân lực “đầu ra” đủ và đạt yêu cầu

Năm 2021, tỉnh Nghệ An thu hút khoảng 20-25 dự án, trong đó có các dự án điện tử và dệt may lớn dự kiến nửa cuối năm đi vào hoạt động nên rất cần và thiếu nhiều lao động. Điển hình là dự án Luxshare - ICT KCN VSIP Hưng Nguyên đã tuyển được 5 nghìn lao động nhưng trong năm cần tới 20.000 lao động; dự án sản xuất linh kiện điện tử tại Everwin USA cần gần 1.000 lao động; dự án may xuất khẩu Sang woo Việt Nam cần tuyển 1.000 lao động, dự án may Mareep tại KCN Nam Cấm cần tuyển 1.500 lao động, dự án sản xuất linh kiện điện tử Goertek Vina cần gần 1.000 lao động.

Thông tin từ Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An cho biết “Mỗi năm UBND tỉnh Nghệ An giao chỉ tiêu đào tạo nghề từ 10-11 nghìn lao động từ hệ sơ cấp đến cao đẳng trên nhiều lĩnh vực ngành nghề. Phần lớn lao động sau khi đào tạo đi làm rất nhiều nghề, trong đó nhiều nhất là xuất khẩu lao động hoặc vào làm việc phía Nam. Vì vậy, nếu muốn chủ động nhân lực, các doanh nghiệp cần chủ động đặt vấn đề với tỉnh sau đó tiếp cận, phối hợp với các nhà trường trong quá trình đào tạo. Phải kết nối để sau khi lao động được đào tạo cơ bản xong thì bắt tay vào thực hành, làm quen với trang thiết bị máy móc, dây chuyền; nếu doanh nghiệp có thể hỗ trợ cơ sở đào tạo nghề thì việc đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động sẽ hiệu quả hơn. Hiện chất lượng lao động sau đào tạo của một số ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường sử dụng lao động. Bên cạnh đó, năng lực đào tạo của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, nhất là cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu….”

Ngoài ra, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp còn thiếu, cơ cấu chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường nghề. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề giữa các trường còn chồng chéo, bố trí chưa hợp lý, chỉ tập trung vào một số nghề trọng điểm. Do đó, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong quá trình tuyển sinh “cạnh tranh không lành mạnh” giữa các trường nghề.

Nghệ An phấn đấu đào tạo cung ứng nguồn nhân lực đạt chất lượng đầu ra cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đồng thời, sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, quyền lợi giữa lao động có tay nghề và chưa có tay nghề đang được “đánh đồng” trong việc chi trả lương ở nhiều đơn vị khiến nhiều lao động không mặn mà với việc học nghề. Vì vậy, để cung ứng nguồn nhân lực “đầu ra” đảm bảo yêu cầu, đúng và đủ cần sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề, doanh nghiệp và địa phương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc.

Điều kiện triển khai xây dựng thị trường bán lẻ điện tại Việt Nam

Các nguyên tắc chính về các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam đã được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7/8/2020 của Bộ Công Thương.
2023-06-09 14:00:04

VPBank thành lập khối Quản trị, Phân tích Dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng AI vào vận hành

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng cường ứng dụng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong việc thúc đẩy giá trị kinh doanh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức thành lập Khối Quản trị và Phân tích dữ liệu (EDA).
2023-06-09 11:06:22

Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
2023-06-09 09:37:56

Đến năm 2050 không còn nhiệt điện than

Theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023, cơ cấu nguồn điện Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than.
2023-06-08 21:32:36

Ưu đãi cho doanh nghiệp thuê người lao động khuyết tật

Doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật làm việc ổn định sẽ được hưởng 5 chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2023-06-08 16:30:00

Nét vẽ diệu kỳ trên áo dài của người không tay một chân

Biến cố kinh hoàng ập đến, cướp đi 2 cánh tay và 1 chân. Từng đối mặt với mặc cảm và bị từ chối vì khuyết tật, ông Trần Hùng Bảo không buông xuôi số phận, luôn cố gắng vượt lên nghịch cảnh và đã trở thành thợ vẽ tranh trên áo dài và nổi tiếng.
2023-06-08 15:00:00
Đang tải...