Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

2020-04-07 21:21:49 0 Bình luận
Cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số bắt đầu manh nha xuất hiện từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong thời gian này, thanh khoản trong hệ thống tài chính thấp, sự mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng tăng lên. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty dịch vụ công nghệ tài chính được thành lập và “lấn sân” vào hoạt động thanh toán ngân hàng.

Mới đây, Ngân hàng Trung Ương Đức (Deutsche Bank) đã công bố Báo cáo nghiên cứu về tương lai hoạt động thanh toán. Những số liệu khảo sát bên cầu của Deutsche Bank tại báo cáo này có thể là thông tin tham khảo hữu ích để Việt Nam có định hướng và chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp trong thời gian tới.

Sự dịch chuyển từ thẻ nhựa sang Ví kỹ thuật số

Năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu Deutsche Bank đã tiến hành khảo sát 3.600 khách hàng đến từ các nước Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức, Pháp, Ý và đưa ra dự báo xu hướng về tiền mặt, thanh toán trực tuyến (online payment) và thanh toán qua di động (mobile payment). Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ người thanh toán bằng tiền mặt tại Đức và Ý là cao nhất, tương ứng 59% và 33%, trong khi Trung Quốc và Pháp có số người sử dụng tiền mặt ít nhất, chỉ 22% và 18%. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng ví kỹ thuật số (digital wallets) lớn nhất thế giới với 50% người dân trả lời đây là phương tiện thanh toán ưu tiên của họ. Một phát hiện thú vị của nghiên cứu này là nhìn chung khách hàng có tâm lý thích sử dụng tiền mặt hơn các phương thức thanh toán khác do tiền mặt giúp khách hàng dễ dàng theo dõi danh mục chi tiêu của họ. Tuy nhiên, khi cảm thấy thoải mái với công nghệ, họ ít nghĩ về số tiền chi tiêu hơn và có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán điện tử thay vì tiền mặt hay các phương tiện truyền thống như séc.

                              Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế Nguồn: internet

Một xu hướng khác là phần lớn thẻ ngân hàng phát hành mới hiện nay đều dùng công nghệ phi tiếp xúc, có nghĩa là dùng thẻ mà không cần phải đưa qua máy đọc thẻ. Trong tương lai có vẻ như những tấm thẻ nhựa ngân hàng sẽ trở nên “vô hình” khi nhiều người sử dụng điện thoại di động để thực hiện thanh toán. Đồng thời, ở các nền kinh tế mới nổi, các ví kỹ thuật số đang dần thay thế tiền mặt với tốc độ nhanh, lý do là một số lượng lớn người dân chưa có tài khoản ngân hàng (unbanked) chuyển sang sử dụng điện thoại di động (smartphone) thay vì sử dụng tiền mặt, bỏ qua thẻ nhựa (plastic cards). Tại Ấn Độ, thanh toán bằng tiền mặt đã giảm từ 59% vào năm 2000 chỉ còn 30% vào năm 2016. Ở Trung Quốc, thanh toán bằng tiền mặt đã giảm xuống chỉ còn 11% vào năm 2016 trong khi con số này năm 2000 là 63%. Ngược lại, tiền mặt và thẻ nhựa dường như vẫn được ưa thích tại các nước có nền kinh tế phát triển. 40% người tham gia khảo sát ở các nước này trả lời họ thích sử dụng các phương thức truyền thống hơn là ví kỹ thuật số. Tuy nhiên, phần lớn người tham gia phỏng vấn đều tin rằng sau 5 năm nữa, ví kỹ thuật số sẽ thay thế các phương thức thanh toán truyền thống. Bảng dưới đây thể hiện sự tương đồng của các nước tham gia khảo sát khi thanh toán séc và tiền mặt đều sụt giảm trong khi ví số và thẻ phi tiếp xúc có tốc độc tăng trưởng vượt bậc.

Tại khu vực Tây Âu, công nghệ phi tiếp xúc đã tồn tại qua một thập kỷ và hiện đang được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tại Anh, Pháp và Ý, thanh toán phi tiếp xúc là phương thức thanh toán được người dân ưa chuộng: Hơn 1/2 dân số các quốc gia này tin tưởng rằng thanh toán phi tiếp xúc thuận tiện cho họ và tiền mặt không thực sự cần thiết khi thanh toán thẻ đã được chấp nhận ở mọi nơi. Mặc dù đến nay chỉ 7% người dân Châu Âu sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán và 70% trong số đó mới chỉ bắt đầu sử dụng từ 2 năm trước nhưng tỷ lệ thấp này được dự báo sẽ “cất cánh” trong 5 năm tới bởi phần lớn người tham gia khảo sát đều trả lời ví kỹ thuật số không phải là mốt thanh toán nhất thời mà có khả năng thay thế cho các phương tiện truyền thống (tiền mặt, thẻ ngân hàng) trong vòng 5 năm tới. Có tới 1/3 người tham gia phỏng vấn trả lời rằng họ dự kiến sử dụng phương thức thanh toán qua di động trong 6 tháng nữa.

Tại Mỹ, chỉ 13% người dân sử dụng ví kỹ thuật số để chi tiêu và 3/5 trong số đó mới sử dụng từ năm trước. Nhìn chung, người Mỹ nắm giữ số lượng thẻ nhựa kỷ lục và trung bình một người có 47 USD tiền mặt trong ví. Họ ưa thích tiền mặt và thẻ nhựa bởi sự tiện lợi và nhanh chóng, và cũng bởi vì các ví kỹ thuật số ít có khuyến mại. Bởi vậy, mặc dù Mỹ là quốc gia hàng đầu về công nghệ đổi mới sáng tạo, nhưng dường như đang tụt lại phía sau khi đổi mới sáng tạo về thanh toán dường như mới bắt đầu. Hiện nay, chỉ có 16% công dân Mỹ sử dụng thẻ phi tiếp xúc trong khi con số này ở Anh là 38%. Điều này cho thấy thanh toán bằng tiền mặt và thẻ nhựa dường như đã thâm nhập sâu vào văn hóa của người dân Mỹ.

Trung Quốc chứng kiến sự phát triển phi mã của giá trị thanh toán trực tuyến, con số này vào năm 2000 mới đạt 8,6% GDP thì năm 2012 đã đạt hơn 40% và vào năm 2016 là 76%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng tại Trung Quốc thấp hơn các nước phát triển khác song chính quyền Trung Quốc đã phát triển các giải pháp thanh toán điện tử thông qua các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội, qua đó giúp doanh nghiệp – cá nhân đến gần với nhau hơn. Khảo sát của Deutsche Bank cho thấy, người Trung Quốc thực hiện tới 47% giao dịch hàng ngày của họ qua thanh toán di động và 2/5 số người trả lời phỏng vấn cho rằng ví kỹ thuật số sẽ thay thế hoàn toàn ví truyền thống trong vòng 5 năm tới. Năm 2018, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc thậm chí phải ban hành quy định các tổ chức và cá nhân không được từ chối, đối xử phân biệt thanh toán bằng tiền mặt, ngoại trừ các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt được yêu cầu về mặt pháp lý như các cửa hàng thanh toán điện tử.

Với những ưu điểm của thanh toán qua điện thoại di động như tính tiện lợi, tốc độ nhanh chóng và tiết kiệm hơn các hình thức thanh toán khác, khách hàng sẵn sàng cài đặt các ứng dụng thanh toán di động để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Việc không phải nhập mã PIN hoặc không phải giữ tiền mặt giúp xóa bỏ rào cản tâm lý của khách hàng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng khu vực bán lẻ. Liệu Mỹ và Châu Âu có vượt Trung Quốc trong cuộc chiến thanh toán? Câu trả lời là phụ thuộc vào sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Người dân các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Nam Á sẵn sàng chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế thanh toán điện tử bởi tỷ lệ dân số trẻ cao và họ thích sử dụng công nghệ mới. Mỹ và châu Âu có lịch sử lâu dài trong việc sử dụng thẻ ngân hàng nên khó hơn trong việc dịch chuyển thói quen thanh toán. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy sẽ có sự thỏa hiệp giữa thanh toán thẻ và thanh toán điện tử trong thời gian tới, ví kỹ thuật số sẽ là phương tiện thanh toán ưa thích thứ hai của người dân sau thẻ ngân hàng song sẽ là cách thức thanh toán yêu thích nhất của giới trẻ.

Deutsche Bank cũng nêu băn khoăn đối với dữ liệu thanh toán trong một thế giới thanh toán điện tử phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thích bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng và đều phát triển ứng dụng (apps) hay website riêng. Những ứng dụng này có thể theo dõi thói quen người tiêu dùng hay lưu trữ dữ liệu khách hàng, vì thế cần những quy định chặt chẽ trong việc quản lý và sử dụng hay đảm bảo an toàn bảo mật. Bên cạnh đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp và mục đích hoạt động, các doanh nghiệp sẽ cần có sự chuyển đổi và cơ cấu lại hoạt động tương ứng để xử lý các giao dịch, theo dõi các khoản thanh toán đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Rõ ràng, sự phát triển của lĩnh vực thanh toán đã và đang khiến thế giới thay đổi, không chỉ tại các nước hoặc vùng lãnh thổ có dân số trẻ thích nghi nhanh với công nghệ như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á mà thậm chí tại Âu Mỹ nơi thói quen thanh toán cũ khó thay đổi. Tương lai của thanh toán phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và chính sách phát triển phù hợp. Việc kiến tạo một hệ sinh thái thanh toán đồng bộ không chỉ là vai trò chỉ đạo của Chính phủ mà còn cần sự tham gia chủ động và tích cực của doanh nghiệp, người dân và cả xã hội.

Việt Nam thanh toán được mở rộng cả về quy mô và chất lượng

Hoạt động thanh toán tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đối với dịch vụ công đã đạt được những kết quả tích cực.

Theo NHNN, thời gian qua, cơ quan này đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai các giải pháp thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công; phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin, tuyền truyền về chủ trương, chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công... Phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kết nối giữa các phần mềm của ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán và hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) trong TTKDTM ngành y tế; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đẩy mạnh TTKDTM trong lĩnh vực giáo dục...

NHNN cũng đã báo cáo Chính phủ khó khăn trong triển khai do nhiều bệnh viện, trường học chưa có chuẩn kỹ thuật, phần mềm và dữ liệu tập trung nên khó kết nối với ngân hàng để thanh toán điện tử, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy TTKDTM trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Cụ thể như: (1) Mở tài khoản cho đơn vị cung ứng dịch vụ công và thông báo số tài khoản để người dân chuyển tiền thanh toán; (2) Lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ POS, thiết lập ứng dụng, trang bị chấp nhận mã QR cho phép người dân dùng điện thoại thông minh chi trả dịch vụ công bằng quét mã QR nhanh chóng, thuận tiện như phương thức quẹt thẻ tại máy POS quen thuộc; (3) Xây dựng phần mềm, giải pháp kết nối với các đơn vị dịch vụ công như bệnh viện, trường học để cho phép ghi nhận thông tin hóa đơn tự động, giúp người dân có thể sử dụng thẻ thanh toán, ví điện tử... để thanh toán tiền học phí, viện phí một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Cùng với đó, NHNN cũng yêu cầu các TCTD nghiên cứu, áp dụng chính sách giá, phí dịch vụ thanh toán hợp lý và triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mại phù hợp để tạo dựng thói quen, khuyến khích TTKDTM đối với những dịch vụ công chưa chấp nhận rộng rãi phương thức thanh toán điện tử. Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế,.. UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai các công việc liên quan; Ngày 20/9/2019, NHNN đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thanh toán điện tử trong lĩnh vực y tế và xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kết nối TTKDMT trong y tế. Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BYT ngày 02/10/2019 chỉ đạo về đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt.

                                               Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

NHNN khẳng định: Với những nỗ lực nêu trên, hoạt động thanh toán tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; việc thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công đã đạt được những kết quả tích cực:

Thứ nhất, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được vận hành hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt.

Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, thanh toán thẻ phát triển, mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả các địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước với 18.958 máy ATM, hơn 282.920 máy POS. Hạ tầng thanh toán của các ngân hàng thời gian qua đã kết nối, tích hợp và hỗ trợ phần lớn các giao dịch thanh toán cho dịch vụ của ngành Hải quan, Thuế, Điện lực,...và đang được tiếp tục triển khai, mở rộng tới các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ (bao gồm các đơn vị cung ứng dịch vụ công) khác trong nền kinh tế.

Thứ ba, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được kết nối với toàn bộ 63 KBNN cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời; có khoảng 50 ngân hàng hoàn thành kết nối thanh toán thuế điện tử với thuế, hải quan trên 63 tỉnh/thành phố, 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của EVN thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%; 30 bệnh viện đã kết nối triển khai thanh toán viện phí điện tử, một số bệnh viện đã đạt 35% số lượng giao dịch thanh toán viện phí không dùng tiền mặt...

Thứ tư, hoạt động thanh toán được mở rộng cả về quy mô và chất lượng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, mang lại nhiều trải nghiệm và lợi ích cho khách hàng. Đến nay, đã có 78 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán qua kênh Internet Banking và 47 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua kênh Mobile Banking; 17 ngân hàng, 9 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua QR Code, toàn thị trường có hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR Code. Hầu hết các ngân hàng đã và đang xây dựng, triển khai công nghệ 4.0, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); trí tuệ nhân tạo (AI),…

Ngoài ra, ngành Ngân hàng đã xây dựng kho dữ liệu, hạ tầng số tập trung, chuẩn hóa, cho phép chia sẻ, tích hợp tạo hệ sinh thái số trải rộng nhiều ngành, lĩnh vực như: hệ sinh thái mobile banking kết nối với dịch vụ công, tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế… nhờ đó trên điện thoại di động khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích hơn so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các giải pháp đồng bộ, linh hoạt đối với từng lĩnh vực, tạo sự khả thi, phù hợp cho tất cả các đối tượng để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong lĩnh vực công theo chủ trương của Chính phủ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...