Để trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng

2022-02-21 10:00:00 0 Bình luận
Thời gian qua, trái phiếu đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế với giá trị phát hành kỷ lục. Mặt khác, trái phiếu còn là kênh mang lại hiệu suất sinh lời cao cho nhà đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh, hầu hết sản xuất kinh doanh đình trệ, lãi suất ngân hàng rơi về mức thấp, giảm 1-2% trong hai năm qua.

Phát triển nhanh, rủi ro tiềm ẩn

Năm 2021, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng trưởng “thần tốc” lên tới 42% so với cùng kỳ, nâng khối lượng phát hành đạt kỷ lục 658.009 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành trên thị trường (tính đến ngày 17/1/2022). Trong đó, tỷ trọng phát hành ra công chúng chỉ chiếm 4,58%, đa phần là phát hành riêng lẻ chiếm hơn 95%. Những chỉ dấu về “sức khỏe” thị trường đang tụt dốc trong khi thời điểm đáo hạn cận kề.

Phân tích cơ cấu giá trị phát hành trái phiếu cho thấy, nhóm ngành ngân hàng và bất động sản tiếp tục duy trì khối lượng phát hành trái phiếu lớn như những năm trước, chiếm áp đảo 70% tổng lượng trái phiếu phát hành thành công.

Hai nhóm ngành này “bất phân thắng bại” với tỷ trọng mỗi ngành chiếm 35% tổng khối lượng phát hành. Cụ thể, trái phiếu bất động sản phát hành khoảng 232.000 tỷ đồng, tập trung phần lớn ở phân khúc bất động sản nhà ở, tăng mạnh 37% so với năm 2020. Trái phiếu các tổ chức tín dụng phát hành đạt 231.000 tỷ đồng, trong đó, 60,7 nghìn tỷ đồng tăng vốn cấp 2, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.

Biểu đồ tương quan nguồn vốn huy động qua các kênh của thị trường vốn Việt Nam năm 2021.  

Nhóm trái phiếu công ty chứng khoán tăng mạnh so với năm trước, trong khi nhóm ngành sản xuất công nghiệp sụt giảm do diễn biến dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiêu thụ.

Về cơ cấu nhà đầu tư TPDN sơ cấp, có đến 56% TPDN được đầu tư bởi tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp chỉ chiếm 8,6%. Đặc điểm DN phát hành năm 2021, doanh nghiệp niêm yết chiếm 54,4%; còn lại 46% là những DN chưa niêm yết, thiếu tính minh bạch trong công tác quản trị và vận hành. Đáng lưu ý, trên 60% DN phát hành lần đầu năm 2021 là DN bất động sản và xây dựng, tăng mạnh so với năm 2020.

Quy mô của kênh dẫn vốn trung và dài hạn thông qua TPDN ngày càng lớn. Nếu so sánh với chứng khoán, cho thấy, dù chứng khoán có quy mô vốn hóa rất lớn, hơn 100% GDP, huy động vốn hơn 100.000 tỷ đồng và đạt kỷ lục trong suốt 25 năm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò dẫn vốn hiện chỉ bằng 1/6 kênh trái phiếu.

Thực tế cho thấy, quy mô thị trường TPDN đạt đến khoảng 16% GDP nhưng tốc độ phát triển thị trường TPDN Việt Nam nhanh nhất châu Á trong 15 năm trở lại đây. Mặt khác, khi tăng trưởng tín dụng được điều hành một cách thận trọng hơn, nhất là với những lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, phần thiếu hụt vốn được kênh phát hành TPDN bù đắp, yểm trợ.

Tuy nhiên, thị trường TPDN phát triển nhanh lại hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Thứ nhất, trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư cá nhân mua TPDN ở tỷ lệ rất thấp, khoảng 5,5% tổng quy mô thị trường phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, trên thị trường thứ cấp, tỷ lệ mua TPDN của nhà đầu tư cá nhân lại tăng rất mạnh, chiếm đến gần 30%, với lĩnh vực bất động sản thậm chí còn cao hơn.

Thứ hai, nhiều trường hợp DN có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu hạn chế nhưng lại phát hành một khối lượng lớn TPDN. Có những DN có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn phát hành và huy động được khối lượng lớn trái phiếu. Lại có những DN phát hành trái phiếu nhưng không gắn việc sử dụng vốn với mục đích phát hành trái phiếu ban đầu, có hiện tượng lưu chuyển vốn lòng vòng giữa các tổ chức phát hành và các tổ chức thực chất sử dụng vốn.

Thứ ba, liên quan đến chất lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ, trong đó, các công ty chứng khoán trực tiếp cung ứng dịch vụ tư vấn về hồ sơ phát hành TPDN có thiên hướng xây dựng hồ sơ có lợi hơn cho DN.

Vì vậy, trong nghị định sửa đổi Nghị định 153, Bộ Tài chính sẽ đưa vào thêm các quy định về tăng cường công bố thông tin, quy định áp dụng định mức tín nhiệm như một kênh để nhà đầu tư có thể tham chiếu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Mặt khác, Bộ Tài chính còn đưa vào các quy định để nhanh chóng thiết lập thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ thứ cấp, một mặt, nhà đầu tư có thêm nhiều kênh thông tin để đầu tư và giao dịch. Đồng thời, cơ quản lý nhà nước cũng sẽ thông tin trên thị trường thứ cấp để điều hành thị trường. Bộ Tài chính cũng sẽ đưa ra những giải pháp phát triển song song các kênh huy động vốn khác, bù lại kênh TPDN trong trường hợp có thay đổi về khung pháp lý. 

Giải pháp để trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng

Huy động vốn từ kênh nào ngoài trái phiếu là bài toán cần giải quyết với nhiều DN. Trong đó, một kênh phổ biến hứa hẹn bù đắp khoản thiếu hụt từ kênh trái phiếu được DN sử dụng chính là phát hành cổ phiếu khi thị trường đang trên đà tăng. Có rất nhiều phương án để DN huy động vốn từ thị trường chứng khoán, như: phát hành cổ phiếu tài trợ dự án, tăng vốn điều lệ, góp vốn mua cổ phiếu, dự án của DN khác…

Tuy nhiên, với nhiều DN, chẳng hạn với DN bất động sản mới ra đời còn non trẻ, huy động vốn vô cùng khó khăn thì công ty mẹ đứng ra huy động thông qua phát hành trái phiếu rồi góp vốn vào công ty con vẫn là nhu cầu chính đáng của DN.

Tóm lại, trái phiếu gần như là nguồn sống, là “hơi thở”, là “lá phổi”, là “dòng máu” của DN trong bối cảnh Covid-19 “tàn phá” nặng nề và DN rất cần vốn để vươn lên hồi phục, bứt tốc, cũng là để đưa kinh tế Việt Nam tăng trưởng sánh vai với các thị trường kinh tế phát triển.

Do đó, việc xây dựng, thông qua các nghị định, văn bản pháp lý, phải làm sao đưa thị trường về vùng an toàn mà vẫn đảm bảo thị trường đang được vận hành tốt.

Điểm rơi đáo hạn cho 1,2 triệu tỷ trái phiếu hiện nay sẽ rơi vào trong vòng hai năm tới. Hơn 50% sẽ đáo hạn trong vòng 2023 – 2024, riêng về bất động sản 65%. Vậy, làm sao để đảm bảo thị trường vẫn đang vận hành an toàn hài hòa để không ảnh hưởng đến thị trường tài chính.

Điều quan trọng nhất là minh bạch từng bước để mọi người cùng hiểu, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tránh khỏi rủi ro vỡ nợ, lựa chọn tài sản phù hợp với khẩu vị rủi ro và tiếp tục hút tiền từ thị trường doanh nghiệp sau khi lượng trái phiếu này đáo hạn. Triển vọng năm nay sẽ phụ thuộc rất lớn vào chính sách và việc sửa đổi Nghị định 153./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...