Đề xuất không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ

2017-01-11 14:34:51 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam lần 1 về chợ kinh doanh thực phẩm. Trong đó có đề xuất không bày bán gia súc, gia cầm sống chưa giết mổ tại chợ; không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ.
Theo đó, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chí đánh giá về chợ kinh doanh thực phẩm để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm tại chợ. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các chợ kinh doanh thực phẩm nằm trong quy hoạch (trừ chợ nổi trên sông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Yêu cầu về kết cấu của chợ, dự thảo quy định: Chợ kinh doanh thực phẩm phải được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm. Ngoài ra, chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác…

Ngoài ra, dự thảo cũng có các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường.

Đề xuất không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ
Lấy ý kiến việc không được bán gà vịt sống ở chợ thực phẩm. Ảnh: (Nguồn Internet)

Dự thảo nêu rõ: Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo giữa các khu vực kinh doanh thực phẩm, mặt hàng khác nhau, được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 2,4m.

Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo: Khu vực kinh doanh thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt gà…); khu vực kinh doanh thuỷ hải sản tươi sống; khu vực kinh doanh rau, củ, quả; khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống (thức ăn đường phố); khu vực kinh doanh thực phẩm chín; khu vực kinh doanh thực phẩm khác; khu vực kinh doanh quần áo, khu vực kinh doanh hàng gia dụng...

Nước sử dụng trong chợ: Có đủ nước đá, nước chế biến, bảo quản thực phẩm và bảo đảm giới hạn các chỉ tiêu chất lượng; có đủ nước phục vụ nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt tại chợ và bảo đảm giới hạn các chỉ tiêu chất lượng; chợ có hệ thống cống, rãnh thoát nước, có đầy đủ hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy ngăn mùi và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.

Đặc biệt, dự thảo yêu cầu sản phẩm kinh doanh tại chợ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc; có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm để sản xuất và thực phẩm kinh doanh tại cơ sở.

Dự thảo của Bộ Công Thương cũng nêu rõ không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm; làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán bằng nước sạch.

Còn cơ sở kinh doanh rau, củ, quả tại chợ phải cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chợ không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả; Có trang thiết bị bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; không bày bán rau, củ, quả trên mặt sàn chợ.

Đáng lưu ý, dự thảo cũng yêu cầu không bày bán gia súc, gia cầm sống chưa giết mổ tại chợ; không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ. Các quầy hàng phải có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của cơ sở kinh doanh thực phẩm...

Yêu cầu tổ chức quản lý chợ định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại khu vực kinh doanh thực phẩm bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...