Điều kiện triển khai xây dựng thị trường bán lẻ điện tại Việt Nam

2023-06-09 14:00:04
Các nguyên tắc chính về các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam đã được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7/8/2020 của Bộ Công Thương.

Việc xây dựng thành công và hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là nhiệm vụ lớn cần có sự phối hợp, quyết tâm của nhiều cơ quan liên quan, đặc biệt là vấn đề thực hiện công tác tái cơ cấu các khâu trong ngành điện do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì và nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận hành thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ ở Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV ngày 6/1/2022 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật, trong đó có Luật Điện lực.

Về xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý: (i) Hoàn thiện và vận hành hiệu quả các tính năng thiết kế của thị trường bán buôn điện cạnh tranh do thị trường này là đầu vào của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; (ii) Cải cách về giá bán lẻ điện, trong đó phải xóa bỏ bù chéo và tách độc lập các khoản trợ giá điện, giá bán lẻ điện phải phán ánh đúng chi phí theo từng nhóm đối tượng khách hàng cũng như khu vực địa lý (iii) Ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý cho việc vận hành thị trường và việc thực hiện xác định minh bạch các thành phần chi phí cấu thành nên giá bán lẻ điện bao gồm chi phí ở các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, dịch vụ phụ trợ …

Về công tác tái cơ cấu ngành điện: Thực hiện công tác tái cơ cấu triệt để ngành điện theo hướng tách bạch rõ ràng các hoạt động mang tính độc quyền tự nhiên bao gồm: hoạt động truyền tải, phân phối, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện với các hoạt động mang tính cạnh tranh (mua buôn, bán lẻ điện). Theo đó, trong thị trường bán lẻ điện thì Đơn vị phân phối chỉ cung cấp dịch vụ phân phối cho các đơn vị bán lẻ và khách hàng sử dụng điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện bắt buộc phải độc lập với bên mua và bên bán trên thị trường, nhằm đảm bảo thị trường bán buôn điện vận hành hiệu quả, minh bạch, không phân biệt đối xử, tạo hậu thuẫn vững chắc cho thị trường bán lẻ điện.

Về hạ tầng công nghệ thông tin: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh, bao gồm: Hệ thống SCADA/EMS, công cụ tính toán giá thị trường điện theo nút, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thu thập quản lý dữ liệu đo đếm điện năng, hệ thống đo đếm từ xa cho lưới điện phân phối …

Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường điện: Các đơn vị tham gia thị trường điện phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được các yêu cầu về vận hành thị trường điện.

Tại Việt Nam, thị trường phát điện cạnh tranh vận hành chính thức từ ngày 1/7/2012 đến ngày 31/12/2018 và đã chuyển sang cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành từ ngày 1/1/2019 đến nay. Để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7/8/2020 phê duyệt thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đối chiếu với các điều kiện tiên quyết được quy định tại văn bản trên và Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, để có thể triển khai được thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ngành điện Việt Nam còn rất nhiều các thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, năm 2021, Bộ Công Thương đã đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực nhằm giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành thực tiễn mà các quy định tại Luật Điện lực qua 2 lần sửa đổi chưa đáp ứng được và cần thiết phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở đề nghị và dự thảo do Bộ Công Thương xây dựng, ngày 11/1/2022, Quốc hội đã ban hành Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2022.

Trong đó, Luật Điện lực được sửa đổi, bổ sung với những điểm đáng lưu ý như sau:

Điều chỉnh chính sách phát triển điện lực. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực.

Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.

Điều chỉnh hoạt động Nhà nước độc quyền. Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.

Bổ sung quyền của đơn vị truyền tải điện. Đấu nối vào lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tư theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.

Bổ sung nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện. Bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng; trường hợp từ chối đấu nối thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo Quyết định số 2093/QĐ-BCT. Hiện Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy nhanh các công tác có liên quan để sớm đưa vào vận hành thí điểm và nhân rộng mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được phê duyệt tại Quyết định số 2093/QĐ-BCT.

Tuy nhiên, việc xây dựng thành công và hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là nhiệm vụ lớn cần có sự phối hợp, quyết tâm của nhiều cơ quan liên quan, đặc biệt là vấn đề thực hiện công tác tái cơ cấu các khâu trong ngành điện do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì và nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận hành thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg

Trên đây là bài viết thể hiện phân tích và quan điểm của bạn đọc Thúy Hà. Hòa Nhập trân trọng giới thiệu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc.

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2023" chính thức được phát động

Ngày 29/9, tại trường Nguyễn Siêu 9 (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2023 với chủ đề “Tương lai xanh”.
2023-09-29 15:53:30

Hà Nội: Rộn ràng “Ngày hội Gia đình” với hàng trăm người tham gia

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người từ tấm bé và là nơi để trở về mỗi khi buồn vui. Với chủ đề “Khám phá Vũ trụ Văn Phú", ngày hội gia đình Văn Phú - Invest năm 2023 được tổ chức để các gia đình của cán bộ nhân viên Công ty có dịp hội ngộ, sẻ chia và lan tỏa giá trị nhân văn đến với cộng đồng.
2023-09-29 10:31:59

Thủ tướng vui Tết Trung Thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Chiều 28/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
2023-09-29 09:21:17

Tăng quyền lợi, đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Phụ nữ tham gia lực lượng lao động thấp hơn ở khu vực việc làm chính thức - nơi được đảm bảo tốt hơn rất nhiều về các chế độ BHXH. Phụ nữ có thu nhập thấp hơn, chịu trách nhiệm chính về thai sản và công việc chăm sóc không được trả công. Phụ nữ cũng có tuổi thọ cao hơn khi chiếm đa số trong số những người cao tuổi, ước tính khoảng 60% dân số từ 65 tuổi trở lên và 68% dân số từ 80 tuổi trở lên - độ tuổi có nhu cầu cao về bảo đảm thu nhập và chăm sóc sức khỏe.
2023-09-29 08:50:11

9 tháng, sản xuất công nghiệp TP.HCM tăng 3,2% so với cùng kỳ

Ngày 28/9, UBND TP Hồ Chí Minh, tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý IV năm 2023.
2023-09-28 14:05:00

TP.HCM ra mắt hệ thống quản lý hành chính, thủ tục văn bản nền tảng số

Sáng 28/9, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức công bố Hệ thống quản trị thực thi Thành phố trên nền tảng số.
2023-09-28 13:30:00
Đang tải...