Đinh Quốc Tự - Người thương binh tiêu biểu trên đất Hòa Bình

2022-08-23 09:40:35 0 Bình luận
Dũng cảm trong chiến đấu, năng động trong phát triển kinh tế, thương binh ¾ Đinh Quốc Tự ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người phấn đấu noi theo.

Từ dũng cảm trong chiến đấu…

Tháng 5/1971, khi đang học lớp 10, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Đinh Quốc Tự (xóm Bắn, xã Mông Hóa) tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Đại đội 1, Sư đoàn 320 huấn luyện ở xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Tháng 7/1971, ông được chuyển sang Sư đoàn 308 và đến tháng 8/1971, có lệnh đi chiến trường.

Tháng 11/1971, đơn vị ông hành quân vào Quảng Trị, và đêm ngày 31/3/1972, vượt sông Bến Hải vào đánh Cồn Tiên Dốc Miếu. Tháng 5/1972, ông và đơn vị tiếp tục hành quân vượt sông Ba Lòng, sông Nhùng áp sát bờ sông Mỹ Chánh. Tháng 6/1972, địch tái chiếm Quảng Trị, khi đó đơn vị ông đang ở sông Ô Lâu tiếp giáp phía bắc Thừa Thiên Huế và phía Nam Quảng Trị để hành quân ra đánh chặn quân tái chiếm. Trong các tháng 6,7,8, ông cùng đơn vị cơ động chiến đấu trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Như Lệ, Nhà thờ La Vang và cao điểm 105 Nam khu Đồi thông.

Thương binh Đinh Quốc Tự bên chiếc võng dù - kỉ vật thời chiến tranh được ông lưu giữ cẩn thận

Cuối năm 1972, trong một trận chiến đấu thuộc chiến dịch giải phóng Quảng Trị, ông Tự bị thương nặng và được đưa đi điều trị và về an dưỡng tại Đoàn an dưỡng 541 Tỉnh đội Hòa Bình. Sau lần đó, do điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục phục vụ trong quân đội, tháng 4/1974, ông Tự ra quân với với tỷ lệ thương tật 45%, xếp loại thương binh hạng 3/4.

…Đến năng động trong phát triển kinh tế

Đầu năm 1974, ông Tự được Ty Thương binh Hòa Bình cho học tiếp lớp 10 tại Hà Nội, rồi học Trường Văn hóa Bộ Nội vụ. Với trí thông minh cộng với sự cần cù, chịu khó, ông đã thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Năm 1978, Thương binh Đinh Quốc Tự tốt nghiệp đại học ra dạy trường 10 +3 của tỉnh Hòa Bình. Đến khi trường giải thể, ông xin về dạy ở Trường THPT Hoàng Văn Thụ, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông tiếp tục xin chuyển về dạy học ở Trường PTTH Kỳ Sơn.

Trong những năm theo nghiệp sư phạm ông liên tục là giáo viên dạy giỏi các cấp, đặc biệt trong 2 năm 2009 và 2010, ông đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2011, ông Tự nghỉ hưu theo chế độ. Được sự tín nhiệm của Đảng ủy xã, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Mông Hóa và là Ủy viên Thường vụ Hội Nạn nhân chất độc da cam//dioxin huyện Kỳ Sơn.

Khi nghỉ hưu, trở về với đời thường, thương binh Đinh Quốc Tự, đồng thời cũng là người nhiễm chất độc hóa học, lúc đó, cả gia đình ông chỉ có nguồn lương là thu nhập chính nên điều kiện kinh tế khá eo hẹp. Chính vì vậy ông đã nghĩ đến việc làm kinh tế để có thêm thu nhập. Sẵn có sở thích trồng cây ăn quả, bên cạnh việc đào sâu tìm hiểu về các giống cây, cách trồng và chăm sóc, ông còn cố gắng dành dụm tiền để có vốn mua đất trồng cây làm kinh tế. Khi có đủ tiền vốn, ông hỏi mua thêm đất của các bà con xung quanh rồi bắt đầu trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật. Ban đầu, ông chỉ nuôi 2 đàn ong thử nghiệm. Về sau, khi đã tích lũy được kinh nghiệm qua nhiều lần tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong tổ chức tại xã, ông dần nhân rộng số đàn ong lên 15 -20 đàn, đến mùa đông nhân tiếp ra 70 - 80 đàn

.

 Theo ông Tự, nghề nuôi ong không khó nhưng cần sự tỉ mỉ, cận thận

Thương binh Đinh Quốc Tự chia sẻ: “Nuôi ong cũng đơn giản, không cầu kỳ như một số loài vật nuôi khác. Tuy nhiên, con ong mật có đặc tính hoang dã nên phải hiểu nó thì mới thành công. Khả năng kháng bệnh của ong rất cao, lại sống dựa vào nguồn mật hoa ngoài tự nhiên, con người không tốn nhiều công chăm sóc, nhưng đã bắt tay vào nuôi ong thì phải xác định cẩn thận, tỉ mỉ nắm được kỹ thuật nuôi vì lơ đãng là ong sẽ bay đi nơi khác làm tổ”.

Sau hàng chục năm vất vả, giờ đây, trên diện tích 2 ha đất vườn mà ông mua thêm ngày trước là đủ các loại cây ăn quả như hồng bì, hồng xiêm, bơ nếp và có cả khoảng 200 cây gỗ sưa lấy gỗ. Còn ở mảnh đất ban đầu, ông trồng riêng 200 cây táo. Tất cả những loại cây, con dùng để đưa vào trồng, chăn nuôi đều được ông lựa chọn kỹ, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như có đầu ra ổn định, lâu dài. Khi vườn cây đã phát triển ổn định, tận dụng điều kiện đất vườn và vốn kiến thức kinh doanh của mình, ông tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi 2.200 con gà thương phẩm theo mô hình nuôi gà thả vườn.  Ông Tự còn dự định phát triển lên 4 trại với quy mô hàng nghìn con gà để cung cấp cho thị trường trong tương lai.

Thương Binh Đinh Quốc Tự đang chăm sóc đàn gà.

Với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, nhạy bén, không cam chịu đói nghèo, thương binh Đinh Quốc Tự luôn chủ động tìm tòi, tìm hướng phát triển kinh tế để gia đình có cuộc sống ổn định. Từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giờ đây gia đình ông đã có cuộc sống ổn định với nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm chỉ nhờ kinh tế vườn. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ông Tự còn là một người nhiệt tình, tích cực tham gia công tác ở xã. Hiện ông đang là Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam xã Mông Hóa. Trước đó, vào năm 2017, ông còn vinh dự là thành viên đoàn đại biểu của tỉnh tham dự Đại hội thương binh tiêu biểu 14 tỉnh khu vực phía Bắc tổ chức tại tỉnh Sơn La.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Tri ân đồng đội qua từng trang sách

Với tâm niệm "không có tài sản gì nhiều, chỉ có những cuốn sách," Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã biến hành động viết và tặng sách trở thành một nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tri thức và lòng biết ơn tới đồng đội và thế hệ mai sau. Hơn 50.000 cuốn sách đã được ông gửi tặng, như một cách tri ân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2025-02-06 15:30:35

Thủ tướng yêu cầu vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai.
2025-02-05 23:30:03

Hải Phòng thống nhất kế hoạch kỳ họp thứ 23 HĐND thành phố

Chiều 5/2, Hải Phòng đã họp, thống nhất kế hoạch chuẩn bị kỳ họp thứ 23 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp chuyên đề nhằm thực hiện các công việc cấp thiết, phát sinh từ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
2025-02-05 21:40:46

Du xuân đầu năm mới tại Phủ Dầy, Nam Định

Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định), nơi gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một biểu tượng “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian, luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến cầu may vào dịp đầu năm mới.
2025-02-05 20:20:31

Lễ hội Khai hạ Dân tộc Mường 2025: Bản sắc văn hóa truyền thống trong Mùa Xuân đất Việt

Mỗi độ xuân về, bản làng Tây Bắc rộn ràng lễ hội, nơi các cộng đồng dân tộc cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, Lễ hội Khai hạ Dân tộc Mường là một sự kiện văn hóa quan trọng thu hút du khách yêu văn hóa dân gian. Năm 2025, lễ hội được tổ chức tại huyện Tân Lạc - Hòa Bình trong với quy mô hoành tráng, thể hiện tinh thần đoàn kết và nỗ lực bảo tồn nét đẹp truyền thống.
2025-02-05 19:55:40

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” lần thứ 10 liên tiếp

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vinh dự được trao giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” bởi Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam (VAFF) lần thứ 10 liên tiếp.
2025-02-05 16:08:41
Đang tải...